Vách ngăn buồng tử cung khi mang thai

Chị Hoa có vách ngăn chia đôi buồng tử cung dày 18mm gây muộn con, bác sĩ BVĐK Tâm Anh TP HCM phẫu thuật nội soi gỡ “dải phân cách”. 

Chị Hoa, 30 tuổi, kết hôn đã 7 năm nhưng chưa có con. Sau một lần chuyển phôi thất bại, vợ chồng chị tìm đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh thăm khám. Qua chụp MRI, bác sĩ phát hiện tử cung chị Hoa có vách ngăn tử cung hoàn toàn dài 40 mm, dày 18 mm, đi từ đáy tử cung đến tận cổ tử cung, chia tử cung làm 2 buồng riêng biệt.

BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi – Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP HCM cho biết, tử cung có vách ngăn là dị tật bẩm sinh gây biến dạng tử cung. Trong tử cung xuất hiện vách ngăn khiến lòng tử cung bị hẹp. Vách ngăn là một mô xơ không có nhiều nguồn cung cấp máu, nên nếu trứng được thụ tinh làm tổ ở vách ngăn thì thai nhi sẽ ít có cơ hội phát triển bình thường vì không có đủ nguồn dinh dưỡng để phát triển. Do đó, ngay cả khi thụ thai thành công vẫn có nguy cơ sảy thai. Nếu đậu thai qua được 3 tháng, thai phụ sẽ có nguy cơ sinh non do vách ngăn quá dày, buồng tử cung trở nên chật chội, thai bị đẩy ra ngoài.

Theo một số báo cáo, có khoảng 0,1-3,2% phụ nữ bị bất thường ở tử cung, trong đó tử cung có vách ngăn là loại dị dạng thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ 40%. BVĐK Tâm Anh TP HCM đã thực hiện nhiều ca phẫu thuật cắt vách ngăn lòng tử cung, tuy nhiên phần lớn các trường hợp vách ngăn nhỏ dạng không hoàn toàn, khoảng chừng 2 cm, chiếm ⅓ -1/2 tử cung, không gây khó cho phẫu thuật viên.

“Trường hợp chị Hoa có vách ngăn chạy dài, bờ dày, sâu, hiếm gặp trong 40 năm làm bác sĩ sản phụ khoa”, bác sĩ Mỹ Nhi chia sẻ.

Bác sĩ quyết định phẫu thuật nội soi buồng tử cung can thiệp cho chị Hoa để sửa chữa “sai lầm của tạo hóa”. Chị Hoa được đưa dụng cụ qua ngả âm đạo cắt bỏ toàn bộ vách ngăn để mở rộng buồng tử cung. Cắt vách ngăn hoàn toàn trong buồng tử cung được phân loại là phẫu thuật có độ khó cao, vì thực hiện trong phẫu trường chật hẹp trong khi vách ngăn quá lớn và quá dài, yêu cầu cần có phẫu thuật viên giàu kinh nghiệm và dụng cụ phù hợp.

“Ê kíp phẫu thuật tiên lượng nếu phẫu thuật lần một chưa thể cắt hết vách ngăn thì 4-6 tuần sau người bệnh có thể tiếp tục ca phẫu thuật cắt trọn bộ vách ngăn nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn”, ThS.BS Ngô Thị Bình Lụa – Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP HCM chia sẻ.

Phẫu thuật trong buồng tử cung đi từ ngả âm đạo, bác sĩ thao tác tỉ mỉ, thận trọng để tránh đi lệch đường, làm lủng tử cung, hoặc thời gian phẫu thuật lâu gây chảy máu, các tai biến khác liên quan cần phải dừng phẫu thuật. Nhưng để tiết giảm chi phí cho người bệnh hiếm muộn, bác sĩ Mỹ Nhi đã cố gắng kiên trì cắt vách ngăn tử cung. Khi tiến hành cắt thông ⅓ dưới, vách ngăn phía trên không gây khó cho phẫu thuật viên. Chỉ sau 45 phút phẫu thuật, vách ngăn chia đôi tử cung đã được tháo gỡ hoàn toàn.

Người bệnh được cắt toàn bộ vách ngăn, buồng tử cung thông thoáng, nhân đôi diện tích, trả lại cấu trúc giải phẫu học như bình thường. Với buồng tử cung rộng rãi, chị Hoa vẫn có cơ hội mang thai tự nhiên, nhưng vì kết quả khám hiếm muộn cả 2 vợ chồng đều bất thường nên họ đã được tạo phôi, trữ đông chờ chuyển phôi tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP HCM sau khi buồng tử cung chị Hoa ổn định.

Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi đang thực hiện phẫu thuật nội soi. Ảnh: BVĐK Tâm Anh.

Sau phẫu thuật, chị Hoa điều trị nội tiết tăng cường để phủ đầy niêm mạc ở dải bờ vách ngăn bị cắt bỏ. Khoảng 4 tuần sau phẫu thuật, chị tiếp tục được nội soi qua ngả âm đạo đánh giá buồng tử cung để kiểm tra nguy cơ tử cung có bị dính vết cắt hay không. Nếu mọi thứ suôn sẻ, không dính thì người bệnh có thể chuyển phôi sau 6 tuần phẫu thuật.

Tử cung có vách ngăn có thể được phát hiện qua siêu âm 3D, 4D, MRI, trong một số trường hợp tử cung có vách ngăn có thể bị che dấu không phát hiện được nếu siêu âm trong thời điểm người bệnh có nội mạc tử cung dày, hoặc trong lòng tử cung có máu kinh, có nhiều nhân xơ tử cung, các hình ảnh này có thể sai lệch. Phần lớn trường hợp phát hiện tử cung có vách ngăn do chậm con, sẩy thai nhiều lần, hoặc sinh non. Điều trị tử cung có vách ngăn chỉ được thực hiện trước hoặc sau thai kỳ và phương pháp chủ yếu là phẫu thuật nội soi để cắt vách ngăn, tạo hình tử cung.

Bác sĩ Bình Lụa khuyến cáo, phụ nữ nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân, kiểm tra cơ quan sinh sản. Trường hợp khám phát hiện tử cung có vách ngăn bác sĩ sẽ có những đánh giá xem xét vách ngăn này có thực sự cần can thiệp để có thai hay không.

Thực tế nhiều trường hợp tử cung có vách ngăn, nhưng chỉ 2 cm ở vùng đáy tử cung vẫn mang thai, sinh con bình thường. Tuy nhiên, sản phụ phải thăm khám, theo dõi thai nghiêm ngặt phòng biến chứng nguy hiểm. Do khoảng không gian nhỏ hẹp trong tử cung bị chia cắt, thai nhi có thể bị cản trở khi quay đầu, dẫn đến ngôi thai không thuận. Ngoài ra, tử cung có vách ngăn cũng có thể khiến mẹ bị vỡ ối sớm, sinh non ở giai đoạn cuối thai kỳ.

Trả lời:

Những phụ nữ có vách ngăn tử cung sẽ khó có thai. Bạn đã có thai, bé được 31 tuần tuổi là điều đáng mừng. Trường hợp có vách ngăn tử cung, nhân xơ nhỏ có thể dọa sinh non. Hiện tại, kết quả khám thai bình thường, bạn cũng khỏe mạnh nên nguy cơ chưa thể xảy ra.

Bạn cần theo dõi tình trạng của thai nhi về cử động thai, các dấu hiệu có thể sinh non như đau bụng từng cơn, ra nước âm đạo, ra máu âm đạo. Nếu có những dấu hiệu này, bạn cần đi khám ngay lập tức. Bên cạnh theo dõi tại nhà, bạn nên thăm khám bác sĩ sản khoa để phát hiện sớm nguy cơ sinh non. Thai phát triển càng lớn, nguy cơ càng cao, tần suất khám thai định kỳ sẽ rút ngắn lại, ví dụ như một tuần một lần để theo dõi dấu hiệu dọa sinh non, sự phát triển của thai nhi...

Trường hợp của bạn sinh mổ hay không sẽ tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ theo dõi. Phụ nữ có vách ngăn tử cung có thể sinh thường, chứ không phải đều sinh mổ.

Thạc sĩ, bác sĩ Cao Thúy Hà
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Tử cung có vách ngăn là một trong những dạng dị tật thường gặp nhất ở cơ quan này. Tình trạng bất thường tử cung này ảnh hưởng không nhỏ đến việc thụ thai và mang thai. Cụ thể, vách ngăn tử cung sẽ gây ra những khó khăn gì cho các mẹ bầu?

Tử cung là một phần quan trọng trong cơ quan sinh sản của người phụ nữ. Theo thống kê, có khoảng 3,2% phụ nữ có bất thường ở tử cung. Tử cung có vách ngăn là loại dị dạng chiếm đến 40% các trường hợp này.

Ở phụ nữ bình thường, trong lòng tử cung là một khoang trống. Tuy nhiên, đối với các mẹ có vách ngăn tử cung thì khoang trống này bị chia tách làm đôi. Vách ngăn tử cung có 2 loại:

-Vách ngăn tử cung toàn phần: Vách ngăn chia hoàn toàn tử cung thành 2 phần riêng biệt.

-Vách ngăn tử cung bán phần: Vách ngăn không phân chia hết tử cung nhưng vẫn làm không gian bên trong bị hạn chế.

Trên thực tế, tử cung có vách ngăn bán phần không làm giảm khả năng mang thai mà chỉ gây ra những khó khăn khi thai kỳ đã bắt đầu. Rất nhiều phụ nữ có vách ngăn tử cung ở dạng này vẫn mang thai và thai nhi vẫn phát triển và ra đời bình thường. Đối với tử cung có vách ngăn toàn phần, khả năng thụ thai thành công sẽ ít hơn.

Vách ngăn tử cung ảnh hưởng ra sao đến thai kỳ?

Tăng khả năng sảy thai

Vách ngăn tử cung có thể làm tăng khả năng sảy thai, vì buồng tử cung bị thu hẹp làm giảm khả năng phát triển của thai nhi. Theo một nghiên cứu tại University Medical Center ở Ljubljana [Slovenia] trên 137 phụ nữ có thai sau làm thụ tinh trong ống nghiệm, trong đó có 31 phụ nữ có thai trước khi cắt vách ngăn tử cung và 106 phụ nữ có thai sau khi cắt vách ngăn tử cung. Kết quả cho thấy:

  • Nhóm phụ nữ có vách ngăn tử cung toàn phần có tỉ lệ sẩy thai là 83,3%.
  • Nhóm phụ nữ có vách ngăn tử cung nhỏ bán phần có tỉ lệ sẩy thai là 78,9%.

Tử cung có vách ngăn khiến không gian phát triển của thai nhi bị bó hẹp

Tăng bất thường về ngôi thai

Với khoảng không gian nhỏ hẹp do tử cung bị chia cắt, thai nhi có thể gặp cản trở khi quay đầu, dẫn đến ngôi thai không thuận. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp ngôi thai vẫn bình thường và mẹ có thể hoàn thành ca sinh thuận lợi.

Dễ xảy ra vỡ ối sớm

Tử cung có vách ngăn cũng có thể khiến mẹ bị vỡ ối sớm, sinh non ở giai đoạn cuối thai kỳ.

Mẹ nhiều khả năng phải sinh mổ

Đa số mẹ bầu đều hướng tới việc sinh thường để con khỏe mạnh. Tuy nhiên, ở các mẹ bị vách ngăn tử cung thì khả năng sinh mổ sẽ cao do ngôi thai ngược hoặc các bất thường xảy ra trong thai kỳ.

Đối với trường hợp mẹ bầu có vách ngăn tử cung sẽ cần sự chăm sóc đặc biệt hơn so với các mẹ bầu bình thường.

Khám thai và theo dõi thường xuyên

Bác sĩ sẽ không can thiệp gì vào thai kỳ của mẹ, ngoại trừ việc theo dõi và dặn dò kỹ lưỡng cách dưỡng thai để đảm bảo mẹ tròn con vuông. Do đó, mẹ cần tuân theo lịch khám thai định kỳ để chắc chắn không có biến chứng nguy hiểm nào xảy ra. Ngoài ra, với những trường hợp như ra máu, đau bụng, gò nhiều… mẹ nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và theo dõi kịp thời.

Chú ý dinh dưỡng và nghỉ ngơi

Mẹ sẽ cần nghỉ ngơi nhiều, tránh vận động quá sức. Ngoài ra, trong chế độ dinh dưỡng, mẹ cần chú ý đến các món ăn giúp an thai, bổ sung dinh dưỡng theo lời dặn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé.

Ngoài những điều trên, mẹ cũng nên chuẩn bị tâm lý sinh mổ nếu ngôi thai không thuận hoặc có những bất thường khác xảy ra trong thai kỳ. Việc xử lý tử cung có vách ngăn thường chỉ được tiến hành trước khi mang thai. Hiện nay, giải pháp an toàn và hiệu quả nhất để xử lý vách ngăn tử cung là phẫu thuật nội soi. Vì vách ngăn tử cung là một cấu trúc rất nhỏ nằm trong khoang tử cung nên cần được xử lý hết sức thận trọng bởi các bác sĩ có tay nghề cao. Tỷ lệ thành công của các phẫu thuật này khá cao, lên đến 80%.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề