Vấn đề gì là quan trọng nhất trong xây dựng đời sống mới?

“Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm. Cái gì mới mà hay thì phải làm”.

Bác Hồ với đồng bào dân tộc[Ảnh: Tư liệu]

Năm 1923, trong bài “Thăm một chiến sĩ quốc tế cộng sản - Nguyễn Ái Quốc” được đăng trên Tạp chí Ngọn lửa nhỏ - Liên Xô, nhà báo Liên Xô Ôxip Mandenxtan đã nhận xét rằng: “Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một nền văn hóa, không phải văn hóa Châu Âu, mà có lẽ là một nền văn hóa của tương lai... Dân tộc Việt Nam là một dân tộc giản dị và lịch sự. Qua cử chỉ cao thượng, tiếng nói trầm lắng của Nguyễn Ái Quốc, tôi như thấy được ngày mai, như thấy được viễn cảnh trời yên bể lặng của tình hữu ái toàn thế giới bao la như đại dương”[1].

Trong tác phẩm Hồ Chí Minh - quá khứ, hiện tại và tương lai, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “Hồ Chí Minh là một nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam và của loài người với ý nghĩa đầy đủ nhất của danh hiệu Nhà văn hóa. Ở Hồ Chí Minh, nhà văn hóa lớn, gắn liền với nhân văn lớn, phát huy truyền thống của một dân tộc “văn hiến”. Hồ Chí Minh là một nhà văn hóa lớn vì cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm gương về nhân sinh quan và thế giới quan cao đẹp, làm sáng lên một chủ nghĩa nhân văn trùng với những ước mơ cổ truyền của dân tộc Việt Nam và các dân tộc, kết tinh những tư tưởng và tình cảm lớn của loài người” [2].

Tư tưởng về văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự tổng hợp các giá trị văn hóa Đông - Tây, trên nền tảng chủ nghĩa nhân văn Việt Nam được hình thành trong các phong trào lớn của thế kỷ XX, phong trào độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. 

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta mặc dù bận trăm công nghìn việc chuẩn bị cho cách mạng giải phóng dân tộc nhưng Người vẫn thường xuyên lo nghĩ, vẫn giành tâm trí xây dựng một nền văn hóa mới, Đời sống mới. Điều này càng thấy rõ trong phong trào xây dựng Đời sống mới do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động vào tháng 1 năm 1946 và đặc biệt tháng 4 năm 1946, Người đã ký Sắc lệnh thành lập Ủy ban Trung ương vận động Đời sống mới. Tháng 3 năm 1947, Người đã viết cuốn sách Đời sống mới để hướng dẫn việc xây dựng Đời sống mới trong các tầng lớp nhân dân, trong toàn xã hội. Đặc biệt, cuộc vận động ngay sau đó trở thành một phong trào quần chúng sôi nổi, rộng khắp ngay cả lúc cách mạng mới thành công và nhân dân ta phải đi ngay vào cuộc kháng chiến chống ngoại xâm hết sức khốc liệt, cuộc sống còn trăm bề thiếu thốn. 

Khái niệm Đời sống mới được Hồ Chí Minh nêu ra bao gồm cả “đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới”. Ba nội dung ấy, có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đạo đức đóng vai trò chủ yếu. Đạo đức gắn liền với lối sống và nếp sống. Chính vì vậy, việc xây dựng đạo đức mới phải được tiến hành đồng thời với việc xây dựng lối sống mới và nếp sống mới. Có dựa trên cái nền đạo đức mới thì mới xây dựng được lối sống mới, nếp sống mới lành mạnh, vui tươi, hướng con người tới tầm cao của văn hóa, của một đất nước độc lập và xã hội chủ nghĩa. Ba nội dung đó được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ sau: 

Muốn xây dựng Đời sống mới trước hết là phải xây dựng được đạo đức mới, vấn đề này, Người đã chỉ ra rằng: “... thực hiện Đời sống mới là Cần, Kiệm, Liêm, Chính”; “Nếu không giữ được Cần, Kiệm, Liêm, Chính dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân” còn “Nêu cao và thực hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính tức là nhen lửa cho Đời sống mới” [3].

Bác Hồ với đại biểu phụ nữ vùng cao[Ảnh: Tư liệu]

Thứ hai, phải xây dựng lối sống mới có lý tưởng, có đạo đức theo hướng văn minh, tiên tiến, kết hợp hài hòa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa của nhân loại. Cùng với việc bồi dưỡng, nâng cao đạo đức, việc xây dựng Đời sống mới đòi hỏi phải “sửa đổi những việc rất cần thiết, rất phổ thông, trong Đời sống của mọi người, tức là sửa đổi cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc”. Theo Hồ Chí Minh, đó là năm cách phải sửa đổi đối với mỗi người cũng như đối với một tập thể, một cộng đồng. Cách ăn, mặc, ở không phụ thuộc vào những thứ dùng để ăn, mặc, ở nhiều hay ít, sang trọng hay đơn giản, mà lại phụ thuộc vào lối sống có hay không có văn hóa của mỗi con người[4].

Theo Hồ Chí Minh, phải xây dựng một phong cách khiêm tốn, giản dị, chừng mực, điều độ, ngăn nắp, vệ sinh, yêu lao động, biết quý trọng thời gian, ít lòng ham muốn về vật chất, về chức - quyền - danh - lợi. Trong quan hệ với nhân dân, bạn bè, đồng chí, anh em thì cởi mở, chân tình, ân cần, tế nhị; giàu lòng yêu thương quý mến con người, trân trọng con người; đối với mình thì chặt chẽ, đối với người khác thì khoan dung, độ lượng. Người cho rằng: “Cách ăn mặc phải sạch sẽ, giản đơn, chất phác, chớ lượt thượt, xa xỉ, lòe lẹt”. Không phải Người phủ nhận nhu cầu chính đáng của mỗi người trong việc cải thiện và nâng cao điều kiện sinh hoạt của mình ngày càng tốt hơn, ai mà chẳng muốn ăn ngon mặc đẹp, nhưng muốn phải đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon mặc đẹp, như vậy không có đạo đức[5].

Thứ ba, là xây dựng nếp sống mới. Theo Người, quá trình xây dựng lối sống mới cũng là quá trình làm cho lối sống mới dần dần trở thành thói quen ở mỗi người, thành phong tục tập quán của cả một cộng đồng, trong phạm vi một địa phương hay mở rộng ra cả nước và gọi là nếp sống mới hay nếp sống văn minh. Nếp sống mới mà chúng ta xây dựng phải kế thừa những truyền thống tinh thần tốt đẹp, những thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc ta. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy chúng ta chẳng những phải biết kế thừa mà còn phải phát triển cải tạo những phong tục tập quán cũ lạc hậu, bổ sung những cái mới tiến bộ mà trước đó chưa có. “Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì mới cũng làm hết. Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ, ví dụ: Ta phải bỏ hết những tính lười biếng, tham lam. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý, thí dụ: Đơm cúng, cưới hỏi quá xa xỉ ta phải giảm bớt đi. Cái gì mới mà hay thì ta phải làm, thí dụ: Ăn ở hợp vệ sinh, làm việc ngăn nắp”. 

Bác Hồ với các cháu thiếu niên, nhi đồng [Ảnh: Tư liệu]

Việc xây dựng Đời sống mới phải bắt đầu từ từng người, từng gia đình, vì mỗi người là một cá thể để tạo nên gia đình, mỗi gia đình là một tế bào để tạo nên xã hội. Mỗi người, mỗi gia đình đều thực hiện Đời sống mới thì mới có thể xây dựng được Đời sống mới ở các tập thể, các đơn vị, ở làng xã, phố phường cho đến cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt nhấn mạnh và đòi hỏi mỗi người, mỗi gia đình phải thực hiện Đời sống mới. “Do nhiều người nhóm lại thành làng. Do nhiều làng nhóm lại mà thành nước. Nếu người này cũng xấu, người kia cũng xấu, thì thành làng xấu, nước hèn. Nếu mỗi người đều tốt, thì thành làng tốt, nước mạnh... Nếu mọi người đều cố gắng làm đúng Đời sống mới, thì dân tộc nhất định sẽ phú cường”, “Ai cũng làm như thế, thì tự nhiên nước Việt Nam ta trở nên một nước mới, một nước văn minh”. Ý nghĩa đó được thể hiện trong những câu nói của Người đã trở thành rất quen thuộc với chúng ta: “Văn minh thắng bạo tàn”, “Đảng là đạo đức, là văn minh”... Ngày nay, việc mở rộng Cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa cũng là theo tinh thần đó. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh, là tấm gương rèn luyện đạo đức cách mạng, trung với Đảng, với nước, hiếu với dân; Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư; lòng nhân ái bao la, trong sáng, thủy chung. Tấm gương rèn luyện hàng ngày như một nếp tự nhiên, không gượng ép để có lối sống của một nhà văn hóa kiệt xuất, một hình ảnh nhà văn hóa lớn Việt Nam vừa làm thơ, vừa đánh giặc “giữa dòng bàn bạc việc quân”, “chống gậy lên non xem trận địa”, và ung dung tự tại lái con thuyền Việt Nam vượt qua mọi thác ghềnh. Đồng thời, đó là lối sống giản dị, thiết thực, hòa đồng, chân thành, trung thực trong ứng xử với mọi người và làm chủ bản thân trong mọi hoàn cảnh. 

Vận dụng tốt tư tưởng Hồ Chí Minh về Đời sống văn hóa mới là điều cần thiết, cấp bách trong thời đại hiện nay - thời đại kinh tế thị trường kéo theo nguy cơ biến đổi các giá trị văn hóa truyền thống. Sự thực đó đòi hỏi chúng ta càng phải nghiêm túc học tập và làm tốt Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” về xây dựng Đời sống văn hóa mới, sẽ đáp ứng được yêu cầu chung của công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đáp ứng được sự mong đợi của đông đảo cán bộ, Đảng viên và toàn thể nhân dân. 

Theo Viên Đình Phong

Nguồn Tạp chí Văn hóa Du lịch Đà Nẵng
Phương Thúy [st].

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1,2]. Nguyễn Nguyên Trứ, Cách viết của Bác Hồ, NXB Giáo dục, 1999.

[3,4,5]. Nhiều tác giả, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003.

[LLCT] - Với tầm nhìn chiến lược, sau Cách mạng Tháng Tám [1945], Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động cả nước xây dựng đời sống mới- một cuộc cách mạng trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, nhằm tạo nên những “con người mới” cho “chế độ xã hội mới”. Quan điểm về “Đời sống mới” được Hồ Chí Minh chỉ ra cách đây 70 năm, đến nay vẫn có tính thời sự nóng hổi, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị.

1. Ngày 3-4-1946, Ủy ban vận động đời sống mới Trung ương được thành lập. Ngày 20-3-1947, tác phẩm Đời sống mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời với bút danh Tân Sinh, trình bày dưới dạng 19 câu hỏi - đáp ngắn gọn, cô đọng, dễ hiểu. Trong Hồ Chí Minh toàn tập, có 88 lần Người nhắc đến vấn đề xây dựng đời sống mới, tập trung nhiều ở các bức thư và lời chúc Tết, dịp năm mới. Trong đó, Người đề cập sớm nhất là bài “Gương sáng suốt của đời sống mới” viết đầu năm 1946, khen các vị phụ lão là tấm gương sáng trong thực hành đời sống mới cho đồng bào cả nước noi theo và trong “Thư gửi thanh niên và nhi đồng  toàn quốc nhân dịp Tết sắp đến” [tháng 1-1946], kêu gọi tuổi trẻ phải xung phong thực hành đời sống mới: “Hỡi thanh niên và nhi đồng yêu quý! Một năm khởi đầu từ mùa Xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Vậy qua năm mới, các cháu phải xung phong thực hành đời sống mới... Năm mới, chúng ta thực hành đời sống mới để trở nên những công dân mới, xứng đáng với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa…”[1]. Lần cuối cùng Hồ Chí Minh nói đến xây dựng đời sống mới là trong “Thư chúc mừng năm mới” [1965], gửi lời chúc mừng thân ái tới toàn thể đồng bào miền Bắc và miền Nam, chiến sĩ và cán bộ, các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng, kiều bào ta ở nước ngoài. Nhưng Hồ Chí Minh phân tích đầy đủ nhất là ở tác phẩm Đời sống mới viết cách đây tròn 70 năm.

2. “Đời sống mới” được Hồ Chí Minh chỉ ra, bao gồm nhữngvấn đề sau: [1] Mục đích xây dựng đời sống mới là “làm thế nào cho đời sống của dân ta vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn”. [2] Bản chất xây dựng đời sống mới là “bỏ cái cũ mà xấu”, sửa “cái cũ không xấu nhưng phiền phức”, “phát triển thêm cái gì cũ mà tốt”, “phải làm cái gì mới mà hay”; “sửa đổi cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc”[2]. [3] Đối tượng tham gia xây dựng đời sống mới là “mỗi đồng bào, bất kỳ già trẻ, gái trai, giàu nghèo”, là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình, làng bản, các công sở, trường học, lực lượng vũ trang, nhà máy xí nghiệp, các ngành, các giới. [4] Phạm vi thực hành đời sống mới rộng khắp cả nước, bao gồm người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài. [5] Nội dung xây dựng đời sống mới bao gồm nhiều mặt như kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục,… [6] Nguyên tắc thực hành đời sống mới phải bảo đảm dân chủ, tự nguyện, bình đẳng, toàn diện, rộng khắp, kiên trì, thiết thực, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, làm từ việc dễ đến việc khó. [7] Cách thức, phương châm thực thi đời sống mới, phải tuyên truyền, giải thích và làm gương, bắt đầu từ cá nhân mỗi người, đến trong các gia đình, trong một làng rồi lan tỏa ra phạm vi cả nước.

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước không thể không tiến hành công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, đưa người nông dân hội nhập với sản xuất hàng hóa kinh tế thị trường; xây dựng văn hóa, con người phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, tạo nên văn hóa gia đình, làng xã, ngõ phố văn minh, sạch đẹp. Trong quá trình ấy, “Đời sống mới” của Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều gợi ý vô cùng quý báu để trên cơ sở đó phát triển, bổ sung, hoàn thiện thêm.

3. Việc nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về “Đời sống mới” vào thực tiễn xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh giai đoạn hiện nay, có một số điểm cần nhấn mạnh sau đây:

Một là, mục tiêu xây dựng nông thôn mới làhướng đến đời sống mới ở nông thôn, chăm lo xây dựng, phát triển đồng bộ ba yếu tố: nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Khi nói tới xây dựng nông mới, cần nhấn mạnh yếu tố “xây” và “mới”, trong đó phải xem “mới” là then chốt còn “xây” là trọng điểm. Mới thể hiện ở chỗ: 1] Bối cảnh lịch sử mới, đất nước đã bước vào giai đoạn công nghiệp, dịch vụ có khả năng lôi kéo nông nghiệp, thành thị sẵn sàng hỗ trợ nông thôn và yêu cầu bức thiết rút ngắn khoảng cách chệnh lệch giữa thành thị - nông thôn để tạo công bằng xã hội; 2] Mới về quan điểm chỉ đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, nhận thức của nhân dân về nông thôn; 3] Xây dựng nông thôn mới để hình thành người nông dân mới, có phương thức sản xuất và cách thức tổ chức quản lý mới, cơ sở hạ tầng mới, diện mạo thôn xóm mới.

Xây thực chất phải làm cho nông thôn có sản xuất phát triển, đời sống sung túc, xóm làng văn minh, thôn xã gọn gàng, quản lý dân chủ. Muốn vậy, phải có chính sách đầu tư phát triển kinh tế nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân; xây dựng kết cấu thôn làng hợp lý, sạch đẹp, cải thiện môi trường sinh thái; mở rộng và tạo sự hài hòa về lợi ích công cộng ở nông thôn, thực hiện dân chủ, bình đẳng; giáo dục nâng cao tố chất người nông dân, tăng cường văn minh vật chất; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, làm phong phú đời sống tinh thần cho nông dân; tạo điều kiện cho nông dân chủ động tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước.

Trong quá trình thực thi, cần nhấn mạnh các trọng điểm như: 1] Tạo dựng cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm: về giao thông, nước sạch, chất đốt sạch, điện sinh hoạt, cơ sở thông tin, phát thanh, truyền hình, mạng internet, trường học, trạm y tế xã, vệ sinh công cộng, không gian sinh hoạt cộng đồng; 2] Có các chính sách ưu đãicho nông dân như: về y tế, xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội, bảo hiểm, vay vốn sản xuất...; 3] Có cơ chế hỗ trợ nông dân như: bồi dưỡng kiến thức khoa học, kỹ thuật, phát triển các ngành phi nông nghiệp, giúp nông dân phát triển sản xuất, nuôi dưỡng làng nghề, mở rộng kinh doanh, du lịch nông thôn...; 4] Cải cách thể chế, quản lý nông thôn theo hướng “thân dân, yêu dân, làm cho dân giàu”, “chi bộ Đảng tốt, hội nông dân chuẩn, nông dân tự lựa chọn cán bộ tốt”, phát triển rộng rãi các hiệp hội nghề và tổ chức hợp tác kinh tế ở nông thôn; 5] Giáo dục người nông dân mới về các phương diện nhận thức, trình độ, năng lực, không để xảy ra tình trạng “nông dân giàu túi tiền, nghèo trí óc, mất thế hệ sau”.

Hai là, xây dựng đời sống mới ở nông thôn phảicoi trọng các yếu tố cội nguồn, tâm lý truyền thống mà trung tâm là con người và các giá trị văn hóa làng xãtrước những thay đổi lớn của yêu cầu mới. Bởi vậy, các cấp ủy, chính quyền, nhất là cấp xã và người đứng đầu các tổ chức đoàn thể ở nông thôn, nhất là Mặt trận Tổ quốc và Hội nông dân cần tăng cường công tác tuyên truyền, giải thích để nông dân hiểu; tự nêu gương và có kế hoạch, phương thức quán triệt sâu rộng, giáo dục người dân tích cực thực hiện một số nội dung mà Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:

[1] Đối với cá nhân: “Sốt sắng yêu Tổ quốc. Việc gì lợi cho nước, phải ra sức làm. Việc gì hại đến nước, phải hết sức tránh. Hai là sẵn lòng công ích. Bất kỳ việc to việc nhỏ, có ích chung thì phải hăng hái làm”. “Mình hơn người thì chớ kiêu căng. Người hơn mình, thì chớ nịnh hót. Thấy của người thì chớ tham lam. Đối với mình thì chớ bủn xỉn. Cách ăn mặc phải sạch sẽ, giản đơn, chất phác, chớ lượt thượt, xa xỉ, loè loẹt. Cách làm việc, phải siêng năng, có ngăn nắp, có tinh thần phụ trách, đã làm việc gì, thì làm cho kỳ được, làm đến nơi đến chốn. Chớ làm dối. Cách cư xử, đối với đồng bào thì nên thành thực, thân ái, sẵn lòng giúp đỡ. Biết ham học… Ai cũng làm như thế, thì tự nhiên nước Việt Nam ta trở nên một nước mới, một nước văn minh”[3].

[2] Trong một nhà: “Trên thuận, dưới hoà, không thiên tư, thiên ái. Bỏ thói mẹ chồng hành hạ nàng dâu, dì ghẻ ghét bỏ con chồng. Về vật chất, từ ăn mặc đến việc làm, phải ăn đều, tiêu sòng. Có kế hoạch, có ngăn nắp. Cưới hỏi, giỗ Tết nên giản đơn, tiết kiệm. Trong nhà ngoài vườn, luôn luôn sạch sẽ gọn gàng. Đối với xóm giềng, phải thân mật và sẵn lòng giúp đỡ. Đối với việc làng việc nước, phải hăng hái làm gương…Có chí làm là làm được. Mà một nhà như thế, nhất định phải phát đạt”[4].

[3] Trong một làng: “Về văn hoá, phải làm cho cả làng đều biết chữ, biết đạo đức và trách nhiệm của công dân. Về phong tục, phải cấm hẳn say sưa, cờ bạc, hút xách, bợm bãi, trộm cắp. Phải tìm cách làm cho không có đánh chửi nhau, kiện cáo nhau. Làm cho làng mình thành một làng phong thuần tục mỹ... Về vệ sinh, đường sá phải sạch sẽ. Ao tắm giặt, giếng nước uống phải phân biệt và săn sóc cẩn thận..., việc gì làng mình cũng có thể làm kiểu mẫu cho các làng xung quanh. Muốn như thế, ... người này thi đua với người khác. Nhà này thi đua với nhà khác. Làng này thi đua với làng khác... Cán bộ của làng phải là người trong sạch, công bình, thạo việc, có thể làm gương cho dân làng; có thể hy sinh lợi ích riêng cho lợi ích chung…”[5].

[4] Bên cạnh xây dựng đời sống đạo đức mới, cần phát huy truyền thống tâm lý tốt đẹp như đức tính cần cù, chịu khó lao động; rèn luyện tính trung thực, sống có nghĩa tình,xóa bỏ tâm lý tiểu nông hẹp hòi, đố kỵ cào bằng. Trong nhân cách mỗi người, văn hóa gia đình, văn hóa làng xã cần khắc sâu các giá trị cần, kiệm, liêm, chính; phát huy lòng yêu nước, thương nòi, tinh thần lự lực, tự cường, tựtôn dân tộc.

Ba là, xây dựng văn hóa gia đình, thôn xóm, làng xã và văn minh đô thị.

Đại bộ phận nhân dân đã, đang và sẽ được ấm no, tự do, hạnh phúc, con người được phát triển năng lực toàn diện, nề nếp gia phong, kỷ cương phép nước được quan tâm giáo dục, thực hiện. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tốt, xã hội ngày nay còn tồn tại không ít mặt trái,cản trở bước tiến của đất nước, làm “rò rỉ” dòng chảy văn hóa Việt Nam, ảnh hưởng đến truyền thống của người Việt. Ở nhiều làng xóm và đô thị lớn, xảy ra bạo lực gia đình, bạo lực học đường, các nhóm xã hội ngày càng phức tạp.Một số nơi, tình cảm láng giềng có phần lạnh nhạt dẫn đến “gần nhà nhưng xa lòng”, chủ nghĩa thực dụng nhiều lúc vượt qua giới hạn. Hiện tượng “thương mại hóa” ma chay, cưới hỏi đang tồn tại và có xu hướng mở rộng. Một số phong tục, tập quán không phù hợp với xã hội hiện đại như tục bắt vợ, tục “ngủ thăm” ở miền núi, tục đốt vàng mã thái quá,... ảnh hưởng nghiêm trọng đến kỷ cương phép nước, đạo đức xã hội, truyền thống gia phong.

Để khắc phục những mặt hạn chế này, cần lựa chọn một số nội dung trong tác phẩm “Đời sống mới” để làm tiêu chí phấn đấu, đánh giá, nhất là vấn đề “ăn, mặc, ở, đi lại, làm việc”, “cần, kiệm, liêm, chính”, “tình làng, nghĩa xóm”, “gia đình êm ấm, đoàn kết”, “cưới hỏi, giỗ, tết, tang ma” tiết kiệm, ý nghĩa. Thực hành nghiêm túc đời sống mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh là phương pháp hữu hiệu để xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị.

Bốn là, phải coi trọng công tác tuyên truyền, vận động, giải thích, đề cao việc nêu gương như Người từng dạy: “Tuyên truyền đời sống mới cũng như tuyên truyền việc khác, phải hăng hái, bền gan, chịu khó, đồng thời phải cẩn thận, khôn khéo, mềm mỏng”[6]. Do vậy, trong xây dựng nông thôn mới hiện nay, cần kiên trìvận động, giải thích cho dân hiểu chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, khuyến khích tính tự giác, nhất là trong việc vận động nhân dân hiến đất làm đường, đóng góp công lao động... “Phải chịu khó nói rõ cho mọi người hiểu đời sống mới có ích thế nào, cách thi hành đời sống mới thế nào. Nói một lần họ chưa hiểu thì nói nhiều lần. Nói đi, nói lại, bao giờ người ta hiểu, người ta làm mới thôi. Nói thì phải nói một cách giản đơn, thiết thực với hoàn cảnh mỗi người; nói sao cho người ta nghe rồi làm được ngay. Việc dễ, việc nhỏ làm được rồi, sẽ nói đến việc to, việc khó”[7].

Năm là, cán bộ, đảng viên, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, các trưởng thôn, tổ trưởng dân phố, người đứng đầu tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tích cực nêu cao tinh thần trách nhiệm, nói đi đôi với làm, thông qua việc làm thiết thực của bản thân để cổ động nhân dân làm theo. Nhưchỉ dẫn của Hồ Chí Minh: “Đời sống mới cũng cần có những người làm gương, những nhà làm gương, những làng làm gương. Khi trông thấy hiệu quả tốt tươi, thì chắc những nơi khác sẽ hăng hái làm theo. Nếu miệng thì tuyên truyền bảo người ta siêng làm, mà tự mình thì ăn trưa, ngủ trễ; bảo người ta tiết kiệm, mà tự mình thì xa xỉ, lung tung, thì tuyên truyền một trăm năm cũng vô ích”[8].

Sáu là, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh cần kết hợp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về “Đời sống mới” cùng với những chỉ dẫn của Người về nông nghiệp, nông thôn, nông dân, về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam. Cần kết hợp chặt chẽ với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 27/CT-TTg, ngày 8-9-2017 của Thủ tướng Chính phủ. Có cách thức phù hợp làm cho cho mỗi người dân ở các thôn xóm, ngõ phố hiểu được nội dung, giá trị cốt lõi, tác dụng, ý nghĩa của “Đời sống mới” mà Hồ Chí Minh đã dạy nhằm phát huy tác dụng trong thực tiễn, trở thành tinh thần chủ đạo trong đời sống văn hóa - xã hội và là một bộ phận không tách rời việc rèn luyện nhân cách con người Việt Nam hiện đại.

_________________

[1] Hồ Chí Minh:Toàn tập, T.4, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011,  tr.194

[2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] Hồ Chí Minh:Toàn tập, t.5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011,  tr.112-113, 517, 518, 519, 127, 125-126, 126.

TS Lê Đức Hoàng

Ban Tuyên giáo Trung ương

Video liên quan

Chủ Đề