Vận hành máy tiện CNC hệ Fanuc

Máy Tiện CNC là gì?

Máy tiện CNC là máy công cụ phổ biến trong mọi xưởng cơ khí. Máy tiện CNC được dùng để gia công tạo hình các chi tiết tròn xoay. Chẳng hạn như trục, vòng chặn, bánh xe, lỗ, ren,…

Nguyên công tiện thông dụng nhất là cắt bỏ vật liệu từ phôi trục, sử dụng dao tiện để cắt mặt ngoài. Máy tiện CNC còn được dùng để gia công lỗ, cắt rãnh, cắt ren,…với dụng cụ cắt thích hợp.

Lập trình máy tiện CNC Fanuc

Có thể thấy nhìn tổng thể các mã lệnh trong lập trình máy tiện CNC Fanuc đơn giản và dễ sử dụng nên rất được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghệ CNC…

CNC hệ Fanuc cung cấp phạm vi rộng nhất của các hệ thống CNC trong ngành từ các điều khiển giá trị tốt nhất với chức năng mạnh mẽ đến các hệ thống điều khiển hiệu suất cao cho các máy phức tạp với lập trình nhanh và dễ sử dụng đảm bảo chất lượng cao nhất và thời gian xử lý ngắn.

Mỗi thế hệ của hệ thống điều khiển Fanuc có các mức độ khác nhau về khả năng điều khiển thiết bị và chúng thường được gọi bằng một kiểu máy hoặc số sê-ri. Mỗi một bộ điều khiển thường có sẵn với một số khả năng điều khiển thiết bị, tùy thuộc vào chức năng phần mềm nào được cấp phép sử dụng trên thiết bị đó.

Nhiều nhà chế tạo máy công cụ tin tưởng sản phẩm của họ vào các điều khiển Fanuc vì lịch sử lâu dài về hiệu suất và độ tin cậy. Từ máy đa trục, độ chính xác cao đến đường truyền đơn giản – Fanuc CNC cung cấp mức độ tin cậy và chất lượng cao nhất trong ngành.

Danh sách mã lệnh G-code lập trình tiện CNC hệ Fanuc

G codeMiêu tảG00G01G02G03G04G09G10G20G21G22G23G27G28G32G40G41G42G70G71G72G73G74G75G76G92G94G96G97
Định vị dao nhanh
Nội suy theo đường thẳng
Nội suy theo cung tròn, cùng chiều kim đồng hồ.
Nội suy theo cung tròn, ngược chiều kim đồng hồ.
Tạm dừng chương trình theo thời gian.
Dừng chính xác
Thiết lập giá trị OFF-SET.
Đơn vị chương trình “inch”.
Đơn vị chương trình “mm”.
Đóng cực hạn hành trình dao.
Tắt cực hạn hành trình dao.
Kiểm tra điểm gốc.
Quay về điểm gốc
Gia công ren theo đường thẳng.
Bỏ bù bán kính mũi dao.
Bù trái bán kính mũi dao.
Bù phải bán kính mũi dao.
Chu kỳ tiện tinh
Tiện thô dọc trục
Tiện thô hướng kính
Lập trình theo đường Contour
Khoan theo trục Z
Tiện rãnh, cắt đứt
Tiện ren
chu kỳ tiện ren
Chu kỳ cắt hướng kính
Điều khiển tốc độ gia công không đổi
Bỏ điều khiển tốc độ gia công không đổi

Danh sách mã lệnh M-code lập trình tiện CNC hệ Fanuc

M codeMiêu tảM00M01M02M03M04M05M08M09M30M41M42M98M99
Dừng chương trình không điều kiện.
Dừng chương trình có điều kiện.
Dừng chương trình.
Trục xoay theo chiều kim đồng hồ.
Trục xoay trên ngược chiều kim đồng hồ.
Dừng trục chính
Bật dung dịch tưới nguội.
Tắt dung dịch tưới nguội.
Kết thúc chương trình.
Trục chính quay ở vùng tốc độ thấp
Trục chính quay ở vùng tốc độ cao.
Gọi chương trình con.
Kết thúc chương trình con.

Như vậy, có thể thấy nhìn tổng thể các mã lệnh trong lập trình máy tiện CNC Fanuc đơn giản và dễ sử dụng nên rất được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghệ CNC. Qua bài viết này, nhằm truyền đạt đến người đọc khái quát về mã lệnh trong lập trình máy tiện CNC . Chúc các bạn thành công

TƯ VẤN & BÁO GIÁ

Đăng nhập

Máy tiện CNC đang là loại máy công cụ thông dụng hiện nay. Được sử dụng để chế tạo đa dạng các chi tiết sản phẩm có độ chính xác cao. Dưới đây là bài viết hướng dẫn sử dụng máy tiện CNC giúp doanh nghiệp có thể vận hành máy hiệu quả mang lại hiệu suất cao cho nhà máy, cơ sở sản xuất.

1. Quy trình gia công tiện CNC

Hiểu rõ về quy trình gia công tiện CNC giúp doanh nghiệp có thể giúp vận hành máy an toàn và sử dụng bền lâu.

Quy trình tiện CNC gồm có 5 bước cơ bản như sau:

  • Thiết kế mô hình CAD
  • Chuyển tệp CAD thành chương trình tiện CNC
  • Chuẩn bị máy tiện CNC
  • Thực hiện hoạt động gia công
  • Giám sát hoạt động gia công

Quy trình gia công tiện CNC

– Thiết kế mô hình CAD

Bước đầu tiên là sử dụng chương trình CAD để tạo các tệp mô phỏng hình dạng sản phẩm cần sản xuất. Phần mềm này sẽ mô phỏng sản phẩm từ nguyên liệu thô cho đến thành phẩm cuối cùng.

– Chuyển tệp CAD thành chương trình tiện CNC

Người lập trình sẽ chuyển tệp CAD thành các mã lệnh G và M để thiết lập chúng lên máy tính. Máy tiện CNC sẽ tự động gia công nhờ các lệnh này.

– Chuẩn bị máy tiện CNC

Quá trình chuẩn bị máy gồm các hoạt động sau: 

  • Đặt phôi vào đồ gá máy tiện.
  • Lắp dụng cụ cắt vào kho dao.
  • Chỉnh các thông số máy về 0.
  • Tải chương trình tiện CNC đã chuẩn bị lên máy.

Với các doanh nghiệp chưa quen trong chuẩn bị máy nên tham khảo hướng dẫn sử dụng máy tiện CNC từ các chuyên gia. Để quá trình công được diễn ra ổn định và các sản phẩm đạt đúng độ chính xác.

– Thực hiện hoạt động gia công

Máy tiện CNC sẽ hoạt động dưới sự hướng dẫn của chương trình CNC được thiết lập ở các bước trên. 

– Giám sát hoạt động gia công

Khi máy đang hoạt động, người vận hành tránh lại gần máy. Thay vào đó nên đứng quan sát qua máy tính và theo dõi để tránh các rủi ro. Cũng như kịp thời sửa chữa máy khi xảy ra hư hỏng hoặc sự cố.

2. Hướng dẫn sử dụng máy tiện CNC với 7 bước vận hành đơn giản

Bước 1: Bật máy

  • Đóng cầu dao điện.
  • Đóng công tắc nguồn máy tiện CNC.
  • Bấm nút POWER ON [nút màu xanh], chờ khoảng 1 phút.
  • Xoay nút dừng khẩn cấp [nút tròn màu đỏ] theo chiều mũi tên trên mặt nút xoay.

Bật trục xoay theo một trong hai hướng để làm nóng máy từ trạng thái không hoạt động. Giúp không xảy ra hư hỏng trong quá trình gia công.

Bước 2: Cài đặt máy

Cài đặt các lệnh cần cho gia công tiện. Xóa các chương trình không cần thiết một cách cẩn thận, tránh gây lỗi cho mẫu trong khi cài đặt. Điều này giúp đảm bảo tính chính xác của mẫu cần gia công. 

Để xóa cài đặt: Chọn chế độ EDIT, bấm PROGRAM, nhập tên chương trình [ví dụ O0001] bấm mũi tên hướng xuống, bấm DELETE.

Để cài đặt lệnh mới:

Chọn chế độ EDIT, bấm PROGRAM

Nhập tên chương trình: ví dụ O0001, bấm nút trên bàn phím O0001, bấm EOB, bấm INSERT thì tên chương trình O0001 sẽ hiện trên màn hình. Nếu tên chương trình đã tồn tại trong bộ nhớ thì máy sẽ mở ra, nếu chưa có thì tạo file mới.

Bước 3: Gắn các dao cụ cần cho công việc vào kho dao

Gá lắp dao cụ trên máy tiện CNC vào các ổ tích dao là đầu rơvonve hoặc ổ chứa dụng cụ dao tùy theo loại máy. Sau khi gá lắp tiến hành đo kích thước của hai dao theo phương X, Z từ mũi dao đến điểm thay dao và nhập vào bộ nhớ dao. Máy tiện CNC có thể dùng nhiều công cụ cắt trong một lần gia công. Chọn đúng và lắp công cụ vào máy.

Chú ý:

  • Hầu hết mâm dao của máy tiện CNC đều nằm trên đường tâm của trục chính [điểm chuẩn của máy M]. Nên tất cả giá trị đo kích thước của dao đều mang giá trị âm
  • Cần để ý đến sự sắp xếp vị trí và thứ tự dao trên mâm dao trong quá trình gia công hợp lý để tránh sự va chạm với mâm cặp, chi tiết và máy. 

Bước 4: Đặt phôi vào mâm cặp và siết chặt 

Đặt phôi vào mâm cặp hay còn gọi là gá phôi và siết chặt chúng. Hầu hết trong máy tiện CNC, phôi đều được lắp trên mâm cặp 3 chấu thủy lực tự định tâm.

Trong quá trình gia công cần chú ý đến độ đảo của phôi khi quay, nếu quá đảo ta nên chỉnh phôi lại. Đồng thời phải chú ý đến áp lực của mâm cặp có hợp lý đối với vật liệu chi tiết hay không. Nếu xảy ra biến dạng trong quá trình kẹp ta phải hiệu chỉnh lại.

Bước 5: Thao tác trên bảng điều khiển máy CNC

Bảng điều khiển là bộ não của máy tiện CNC, tất cả các chương trình tiện CNC đều được lưu trữ trong đó. Máy được điều khiển thông qua bộ điều khiển này. Đây là một trong những thao quan trọng trong hướng dẫn sử dụng máy tiện CNC mà các chuyên gia hay lưu ý khi chuyển giao công nghệ với các kỹ sư.

Bước 6: Thiết lập điểm gốc của phôi cho máy tiện CNC

Việc xác lập điểm gốc của phôi được tiến hành n0hư sau:

  • Đưa mâm dao về điểm chuẩn máy R [reference] bằng nút điều khiển của máy.
  • Chọn chế độ di chuyển bằng tay, đồng thời cho trục chính mang phôi quay.
  • Nếu chọn điểm gốc phôi X0, Z0 tại mặt đầu của phôi, ta tiến hành xác định điểm 0 của X và Z như sau:
    • Xác định điểm 0 theo trục Z: dùng chế độ handle cho dao tiến chạm mặt đầu của chi tiết. Khi chạm mặt đầu thi ghi lại kết quả của trục Z [ví dụ: Z = -770.34] và nhập trực tiếp vào máy.

Vào OFFSET/ OFFSETTING/ Chọn chế độ GEOMETRY nhập Z0 nhấn MEASURE. Như thế ta đã xác định xong điểm 0 của Z. Nếu nhập trực tiếp kết quả của Z thì nhấn input.

    • Xác định điểm 0 theo trục X: dùng chế độ handle cho dao tiến chạm mặt lưng của chi tiết, đưa dao theo trục Z ra khỏi chi tiết gia công, ghi lại kết quả trên máy hiển thị ví dụ: X = -170/34 . Sau đó đo kích thước phôi ví dụ: D = 40m mm].

Vào OFFSET/OFFSETTING/CHỌN chế độ GEOMETRY nhập X40. Nhân measure. Hoặc X nhập = [ X hiển thị – D phôi]/ 2 nhân INPUT.

Như vậy ta đã thiết lập xong điểm 0 của chi tiết gia công.

Bước 7: Vận hành máy tiện CNC 

Chọn vị trí EDIT, gọi chương trình cần gia công, bấm nút RESET để dấu nháy chuyển về vị trí đầu chương trình .

– Chuyển sang vị trí MEM, bấm nút POS để kiểm tra giá trị các tọa độ.

– Bấm nút START để chạy chế độ tự động.

– Chạy từng câu lệnh ta chọn SBLK thì sau khi máy chạy xong câu lệnh ta bấm nút START để chạy tiếp câu lệnh tiếp theo.

– Sau khi máy đã chạy ổn định ta có thể tăng nút tốc độ chạy dao nhanh lên 25% hoặc 50%.

3. Hướng dẫn sử dụng máy tiện CNC với các mã lệnh cơ bản

3.1. Các mã lệnh G chức năng chính của máy tiện CNC

Mã lệnh G cho các chức năng vận hành chính của máy như: quy định chức năng di chuyển của dụng cụ cắt, tốc độ di chuyển, quỹ đạo di chuyển,…

Tìm hiểu chi tiết các mã lệnh G trong máy tiện CNC.

3.2. Lệnh điều khiển trục chính mã lệnh S

  • Lệnh “S” cho phép xác định vòng quay trục chính theo đơn vị vòng/phút.

Ví dụ: 

    • G97   S1000  M03 : Trục chính quay thuận theo chiều kim đồng hồ với tốc độ 1000 vòng/phút.
    • G97   S750   M04 : Trục chính quay ngược chiều kim đồng hồ với tốc độ 750 vòng/phút.
  • Lệnh “S” cho phép xác định trường hợp tốc độ tính theo [mét/phút]

Ví dụ:

    • G96    S100   M03 : Trục chính quay thuận chiều kim đồng hồ với tốc độ 100 m/phút.
    • G96   S150   M04 : Trục chính quay ngược chiều kim đồng hồ với tốc độ 150 m/phút.

Chú ý:

Giá trị vận tốc dài của trục chính tỷ lệ nghịch với đường kích của phôi khi cắt, cho nên tốc độ cắt tăng dần khi dao đến tâm. Vì vậy khi sử dụng G96, chúng ta phải sử dụng thêm G50 S… để giới hạn tốc độ cắt

Ví dụ:

    • G50   S1500 : Giới hạn số vòng quay trục chính tối đa là 1500 vòng/ phút.

G00   T0101

G96   S100   M03 : V = 100 m/ phút.

3.2. Lệnh thay dao tự động mã lệnh T

  • Được ký hiệu là “T”. Dao là bộ phận quan trọng trong máy tiện CNC.
  • Đa số các máy tiện đều dùng lệnh M06 để thay dao tự động trong quá trình hoạt động của máy. 
  • Ngoài ra việc lựa chọn dao dựa vào chức năng dụng cụ mà hệ điều khiển quy ước:
    • Bao gồm: địa chỉ T và 4 chữ số tạo thành 2 nhóm.
    • Nhóm thứ hai chỉ OFFSET dao. Nếu nhóm thứ hai là 00 tức là bỏ OFFSET dao.
    • Nhóm thứ nhất chỉ số hiệu dao

Ví dụ:

T 03 03 : Mã OFFSET [bù] dao, dao số 3.

3.4. Lệnh tiến dao mã lệnh F

  • Lượng dịch chuyển dao được xác định bằng chức năng F. Lượng dịch chuyển có đơn vị là mm/vòng hoặc mm/phút.

Ví dụ:

    • G98 G01 X50 Z20 F70: Dịch chuyển dao tới điểm có tọa độ X=  50mm, Z = 20mm, lượng dịch chuyển F = 70 mm/phút. 
    • G99 G01 X50 Z20 F0.25 : Dịch chuyển dao tới điểm có tọa độ X = 50mm, Z = 20mm, lượng dịch chuyển F = 0.25 mm/vòng.

3.5. Các mã lệnh M chức năng phụ trên máy tiện CNC

Các mã lệnh M chủ yếu là các chức năng phụ như mở máy, tắt máy, đóng và mở dung dịch làm mát,…

Xem chi tiết các mã lệnh M trong máy tiện CNC.

4. Đơn vị bán máy tiện CNC và hỗ trợ hướng dẫn sử dụng máy tiện CNC

Máy CNC Nhập Khẩu là đơn vị cung cấp máy tiện CNC uy tín chuyên nghiệp. Với nhiều loại máy phù hợp hợp cho nhu cầu gia công đa dạng của các nhà máy, xưởng sản xuất.  

Bên cạnh đó chúng tôi cung cấp và hỗ trợ các dịch vụ như:

  • Đảm bảo máy chính hãng 100%.
  • Hỗ trợ thanh toán trả góp.
  • Hỗ trợ chuyển giao công nghệ.
  • Bảo hành máy từ 14 đến 24 tháng.
  • Giao hàng toàn quốc từ 1 đến 12 ngày tùy khu vực.
  • Có thể xem máy trực tiếp tại xưởng. 

Với đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp sẵn sàng hỗ trợ hướng dẫn sử dụng máy tiện CNC cho doanh nghiệp 24/24.

Quý doanh nghiệp có nhu cầu mua máy tiện CNC hoặc báo giá vui lòng để lại thông hoặc liên hệ ngay với chúng tôi.

Chủ Đề