Về mật vật lý mạng máy tính được phân loại thành

Mạng máy tính là một hệ thống gồm nhiều máy tính và các thiết bị được kết nối với nhau bởi đường truyền vật lý theo một kiến trúc [Network Architecture] nào đó nhằm thu thập, trao đổi dữ liệu và chia sẽ tài nguyên cho nhiều người sử dụng.

Các máy tính được kết nối với nhau có thể trong cùng một phòng, một tòa nhà, một thành phố hoặc trên phạm vi toàn cầu.
Mạng máy tính bao gồm ba thành phần chính:

-Các máy tính; -Các thiết bị mạng đảm bảo kết nối các máy tính với nhau;

-Phần mềm cho phép thực hiện việc trao đổi thông tin giữa các máy tính.

Mô hình mạng máy tính

Xét theo chức năng của các máy tính trong mạng, có thể phân mạng thành 3 mô hình chủ yếu sau:

Mô hình mạng ngang hàng [Peer – to – Peer]

Trong mô hình này, tất cả các máy tính tham gia đều có vai trò giống nhau. Mỗi máy vừa có thể cung cấp trực tiếp tài nguyên của mình cho các máy khác, vừa có thể sử dụng trực tiếp tài nguyên của các máy khác trong mạng. Mô hình này chỉ thích hợp với mạng có quy mô nhỏ, tài nguyên được quản lý phân tán, chế độ bảo mật kém.


Mô hình mạng ngang hàng

Trong mô hình này, một hoặc vài máy sẽ được chọn để đảm nhận việc quản lý và cung cấp tài nguyên [chương trình, dữ liệu, thiết bị,…] được gọi là máy chủ [Server], các máy khác sử dụng tài nguyên này được gọi là máy khách [Client]. Máy chủ là máy tính đảm bảo việc phục vụ các máy khách bằng cách điều khiển việc phân phối tài nguyên nằm trong mạng với mục đích sử dụng chung. Máy khách là máy sử dụng tài nguyên do máy chủ cung cấp.

Mô hình khách – chủ có ưu điểm là dữ liệu được quản lý tập trung, bảo mật tốt, thích hợp với các mạng trung bình và lớn.


Mô hình mạng  khách chủ [Client-Server]

Ngày nay, do sự phát triển của Internet nên có rất nhiều công ty và cá nhân sử dụng Internet như một mạng “xương sống” và kết nối với mọi người trên toàn cầu. Mạng trên phạm vi Internet được gọi là mạng liên kết nối và ngày càng trở nên phổ biến. Người dùng chỉ cần trình duyệt Web và một kết nối Internet để chia sẻ các tập tin, tải các ứng dụng, xem video hoặc tham gia học tập trực tuyến.

Dưới góc độ địa lý, mạng máy tính có thể phân thành: mạng cục bộ và mạng diện rộng.

Mạng cục bộ [LAN: Local Area Network]

LAN là mạng kết nối các máy tính bên trong một vùng diện tích địa lý tương đối nhỏ, chẳng hạn như trong một phòng, một tòa nhà, một xí nghiệp, một trường học,…

Kết nối với LAN: Cho dù mạng LAN được thiết kế là mạng dựa trên máy chủ hay mạng ngang hàng, người dùng cần phải kết nối với mạng LAN thì mới tham gia được vào mạng. Kết nối với mạng LAN yêu cầu:

– Một card giao tiếp mạng [NIC: Network Interface Card]
– Thiết bị truyền thông [có dây hoặc không dây]


Mạng cục bộ

WAN là mạng kết nối các máy tính ở cách nhau những khoảng cách lớn. Mạng diện rộng thường bao gồm hai hay nhiều LAN bao phủ một vùng diện tích rộng [ví dụ như trong cùng một thành phố hoặc một quốc gia], các LAN được kết nối sử dụng các đường dây của nhà cung cấp dịch vụ truyền tải công cộng.

Xét một doanh nghiệp lớn với các văn phòng nằm ở các vị trí khác nhau trên toàn cầu. Mỗi văn phòng có một LAN riêng được sử dụng để chia sẻ tài nguyên cục bộ. Tuy nhiên, nếu công ty cần chia sẻ tài nguyên với các văn phòng khác, các LAN có thể được kết nối với nhau sử dụng các đường dây truyền thông được cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ truyền tải công cộng. Khi hai hay nhiều LAN được kết nối sử dụng mạng công cộng, WAN được tạo ra. WAN lớn nhất trên thế giới chính là Internet.

Các tính năng chính để phân biệt LAN với WAN là:

-LAN bị bó hẹp trong phạm vi kết nối cục bộ tại gia đình hoặc được thiết lập trong phạm vi một văn phòng. Trong LAN, tổ chức sở hữu mọi thành phần. Đối với WAN, tổ chức phải thuê một vài thành phần cần thiết để truyền tải dữ liệu, chẳng hạn như đường truyền tốc độ cao.

-LAN cũng thường có tốc độ cao hơn WAN. Ví dụ, hầu hết các card Ethernet truyền tải dữ liệu ở tốc độ 100 hoặc 10000 Mbps, nếu sử dụng Gigabit Ethernet thì dữ liệu di chuyển với tốc độ 40 Gbps. Tuy nhiên, một kết nối WAN chuẩn chỉ có thể chạy với tốc độ 1.5 Mbps đến 100 Mbps hoặc hơn tùy theo công nghệ sử dụng.



Mạng diện rộng [WAN]

Xem thêm: Học ngành mạng máy tính ? Tương lai ra sao ?

Khái niệm mạng máy tính [network system], hay còn gọi là hệ thống mạng [computer network] là sự kết hợp của nhiều máy tính, thông qua thiết bị kết nối mạng cùng với các phương tiện truyền thông theo một cấu trúc. Đồng thời, các máy tính có sự trao đổi thông tin với nhau. Trong đó, phương tiện truyền thông chính là giao thức mạng và môi trường truyền dẫn.

Lợi ích mạng máy tính 

Hệ thống mạng máy tính mang đến nhiều lợi ích cho người sử dụng như:

  • Chia sẻ dữ liệu giữa các người dùng.
  • Dễ dàng xem, chỉnh sửa, sao chép tập tin từ một máy tính khác như đang thực hiện trên chính máy tính của mình.
  • Trong cùng hệ thống mạng, các máy tính và thiết bị có thể sử dụng chung tài nguyên thiết bị lưu trữ [HDD, SSD, ổ đĩa CD], máy in, máy fax, modem, máy quét, webcam cùng nhiều thiết bị khác.
  • Được phép chia sẻ dữ liệu, chương trình cho các máy tính trong cùng hệ thống mạng nội bộ.

Có mấy loại mạng máy tính? 

Dựa vào phạm vi kết nối mà người ta phân chia thành các loại mạng như sau:

- Mạng LAN [viết tắt của Local Area Network]: Đây là một mạng cục bộ, được sử dụng để kết nối nhiều máy tính trong phạm vi bán kính hẹp, thông thường chỉ vài trăm mét. Đối với mạng này, môi trường truyền thông là cáp quang, cáp đồng trục và cáp xoắn nên nó cho tốc độ kết nối cao. Mạng LAN được dùng nhiều trong nội bộ của các tổ chức, doanh nghiệp. Các LAN kết nối với nhau sẽ tạo thành mạng WAN. 

- Mạng WAN [viết tắt của Wide Area Network]: Đây là một mạng diện rộng, được sử dụng để kết nối các máy tính trong nội bộ một quốc gia, hoặc giữa nhiều nước trong cùng châu lục. Những kết nối này được mạng viễn thông thực hiện. Nhiều mạng WAN kết nối sẽ tạo thành mạng GAN.

- Mạng GAN [viết tắt của Global Area Network]: Đây là mạng kết nối nhiều máy tính khác nhau của các châu lục. Tương tự như mạng WAN, kết nối của mạng GAN cũng được mạng viễn thông thực hiện. Ngoài ra, kết nối của GAN còn do vệ tinh đảm trách.

- Mạng MAN [viết tắt của Metropolitan Area Network]: Kết nối này thuộc về phạm vi của một thành phố. Nó được thực hiện bằng môi trường truyền thông có tốc độ cao khoảng 50 - 100 Mb/s.

- Mạng PAN [viết tắt của Personal Area Networks]:mạng máy tính kết nối trên không gian làm việc của cá nhân. Trong đó, thiết bị của người dùng chính là trung tâm mạng, còn những thiết bị khác sẽ được kết nối với nó. Mạng PAN có 2 loại là mạng có dây và không dây.

- Mạng HAN [viết tắt của Home Area Networks]: Đây là kết nối mạng giữa các thiết bị của một gia đình. Bao gồm máy tính bảng, máy tính cá nhân, điện thoại di động, ti vi, máy in và các thiết bị sử dụng mạng khác.

- Mạng CAN [viết tắt của Campus Area Network]: Nó có thể là một mạng LAN duy nhất, hoặc tập hợp kết nối của nhiều mạng LAN. Mạng CAN thường được cơ quan nhà nước, trường học, doanh nghiệp sử dụng. Bên cạnh đó, nó cũng là tập hợp mạng của những tòa nhà liền kề nhau.

- Mạng riêng của doanh nghiệp [Enterprise Private Network]: Loại mạng này được các doanh nghiệp dùng để thực hiện kết nối nhiều địa điểm khác nhau, nhằm mục đích chia sẻ tài nguyên, dữ liệu chung.

- Liên mạng [Internetwork]: Là một liên kết các mạng để tạo thành một mạng lớn hơn. Hay nói cách khác, Internetwork thường được mô tả cho loại mạng có quy mô toàn cầu.

  • - Mạng BBN [viết tắt của Backbone Network]: Đây là một phần của mạng liên kết từ nhiều hệ thống mạng khác nhau. Nó cung cấp đường dẫn để phục vụ cho việc trao đổi thông tin.

>>Xem thêm: Tìm Hiểu Về IP WAN: Định Nghĩa, Cách Xem, Sự Khác Nhau Lan Và Wan

Phân loại theo chức năng của mạng máy tính 

Trên đây là phân loại mạng theo phạm vi địa lý kết nối. Còn khi xét về chức năng thì mạng máy tính được phân thành 3 loại sau: 

Với mô hình ngang hàng, toàn bộ máy tính trong mạng sẽ có vai trò như nhau. Theo đó, mỗi máy tính vừa thực hiện việc trực tiếp cung cấp tài nguyên của mình cho máy tính khác, vừa trực tiếp sử dụng tài nguyên của máy khác trong hệ thống. Tuy nhiên, mô hình này chỉ phù hợp cho hệ thống mạng quy mô nhỏ, chế độ bảo mật chưa cao và việc quản lý tài nguyên bị phân tán.

Đối với mô hình máy khách – máy chủ sẽ có một hay một số máy đảm nhận vai trò quản lý, cung cấp tài nguyên [bao gồm dữ liệu, chương trình, thiết bị…] gọi là máy chủ, còn tất cả các máy khác là máy khách. Máy khách sẽ sử dụng tài nguyên do máy chủ cung cấp.

Máy chủ đảm bảo phục vụ yêu cầu của máy khách thông qua việc điều khiển quá trình phân phối tài nguyên trong mạng. Ưu điểm của mô hình Client – Server là quản lý dữ liệu tập trung, khả năng bảo mật cao và rất thích hợp cho các hệ thống mạng cỡ trung bình, lớn.

Đây là mô hình mà người dùng sử dụng trình duyệt web cùng kết nối internet để có thể chia sẽ dữ liệu, tải ứng dụng hay phần mềm, xem video cùng tham gia các hoạt động trực tuyến khác. Mô hình này hiện nay được dùng rất phổ biến.

>>Xem thêm: IP là gì? IP động, IP tĩnh là gì? Các dạng IP thường gặp?

Trên đây là kiến thức tổng quan về mạng máy tính là gì và các loại mạng hiện nay. Hosting Việt mong rằng, bài viết mang đến thông tin hữu ích, góp phần giúp bạn chọn lựa được loại mạng phù hợp để đầu tư cơ sở hạ tầng, nhằm đảm bảo tối ưu nhất cho doanh nghiệp của mình. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại bình luận bên dưới nhé! 

Video liên quan

Chủ Đề