Ví dụ về mối liên hệ phát triển

Câu hỏi:Ví dụ về mối liên hệ phổ biến

Lời giải:

Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ, khẳng định rằng mối liên hệ là cái vốn có của tất thảy mọi sự vật hiện tượng trong thế giới, không loại trừ sự vật, hiện tượng nào, lĩnh vực nào. Bên cạnh đó thì những mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới.

Ví dụ 1: Trong thế giới động vật thì động vật hấp thụ khí O2 và nhả khí CO2, trong khi đó quá trình quang hợp của thực vật lại hấp thụ khí CO2 và nhả ra khí O2.

Ví dụ 2: Giữa tri thức cũng có mối liên hệ phổ biến. Khi chúng ta làm đề kiểm tra toán, lý, hóa, chúng ta phải vận dụng kiến thức văn học để đánh giá đề thi.

Khi giải đề lý, hóa, chúng ta phải vận dụng công thức toán học để tính toán. Khi học các kiến thức về môn xã hội, chúng ta phải vận dụng phương thức tư duy lô gíc của các môn tự nhiên.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về mối liên hệ nhé!

1. Khái niệm mối liên hệ

Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ: sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.

Ví dụ, giữa cung và cầu [hàng hoá, dịch vụ] trên thị trường luôn luôn diễn ra quá trình: cung và cầu quy định lẫn nhau; cung và cầu tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, chuyển hoá lẫn nhau, từ đó tạo nên quá trình vận động, phát triển không ngừng của cả cung và cầu. Đó chính là những nội dung cơ bản khi phân tích về mối quan hệ biện chứng giữa cung và cầu.

2.Khái niệm mối liên hệ phổ biến được sử dụng với hai hàm nghĩa:

+ Dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ [ví dụ như: khi khẳng định rằng mối liên hệ là cái vốn có của tất thảy mọi sự vật hiện tượng trong thế giới, không loại trừ sự vật, hiện tượng nào, lĩnh vực nào];

+ Đồng thời, khái niệm này cũng dùng để chỉ: những liên hệ tồn tại [được thể hiện] ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới [tức là dùng để phân biệt với khái niệm các mối liên hệ đặc thù chỉ biểu hiện ở một hay một số các sự vật, hiện tượng, hay lĩnh vực nhất định].

Ví dụ, mối liên hệ giữa cung và cầu là mối liên hệ phổ biến, tức cũng là mối liên hệ chung, nhưng mối liên hệ đó được thể hiện cụ thể khác nhau, có tính chất đặc thù tuỳ theo từng loại thị trường hàng hoá, tuỳ theo thời điểm thực hiện... Khi nghiên cứu cụ thể từng loại thị trường hàng hoá, không thể không nghiên cứu những tính chất riêng có [đặc thù] đó. Nhưng dù khác nhau bao nhiêu thì chúng vẫn tuân theo những nguyên tắc chung của mối quan hệ cung cầu.

Có nhiều cấp độ, phạm vi của mối liên hệ phổ biến, trong đó phép biện chứng duy vật với tư cách là khoa học triết học có nhiệm vụ nghiên cứu các mối liên hệ phổ biến nhất, làm tiền đề phương pháp luận chung cho việc nghiên cứu các mối liên hệ cụ thể trong từng lĩnh vực nghiên cứu của các khoa học chuyên ngành; đó là các mối liên hệ như: cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng, nguyên nhân và kết quả...

3. Đặc trưng cơ bản của mối liên hệ phổ biến

a. Mối liên hệ phổ biến phải có tính phổ biến

Nó chủ yếu biểu hiện ở: Thứ nhất, các bộ phận, yếu tố và các khâu khác nhau bên trong tất cả các sự vật có mối liên hệ lẫn nhau. Thứ hai, mọi thứ đều có mối liên hệ với mọi thứ khác xung quanh. Thứ ba, toàn bộ thế giới là một thể thống nhất có mối liên hệ lẫn nhau.

b. Mối liên hệ phổ biến có tính khách quan

Nó là sự cố hữu của bản thân sự vật, không thể thay đổi bởi ý chí con người.

c. Mối liên hệ phổ biến có tính đa dạng

Từ các khía cạnh khác nhau, mối liên hệ phổ biến có thể được chia thành mối liên hệ phổ biến trực tiếp và mối liên hệ phổ biến gián tiếp. Mối liên hệ phổ biến bản chất và mối liên hệ phổ biến hiện tượng. Mối liên hệ phổ biến chủ yếu và mối liên hệ phổ biến thứ yếu.

Mối liên hệ phổ biến tất nhiên và mối liên hệ phổ biến ngẫu nhiên. Mối liên hệ phổ biến bên trong và mối liên hệ phổ biến bên ngoài. Quan hệ nhân quả, mối liên hệ giữa tổng thể và bộ phận. Những mối liên hệ phổ biến khác nhau có tác dụng khác nhau đến sự tồn tại và phát triển của sự vật.

d. Mối liên hệ phổ biến có tính cụ thể và tính điều kiện

Mối liên hệ phổ biến là mối liên hệ giữa các sự vật cụ thể. Mối liên hệ phổ biến của mọi vật đều phải dựa vào những điều kiện nhất định. Tính chất và phương thức của các mối liên hệ phổ biến sẽ thay đổi theo sự thay đổi của điều kiện.

- Khái niệm mối liên hệ

Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ: sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.

Ví dụ, giữa cung và cầu [hàng hoá, dịch vụ] trên thị trường luôn luôn diễn ra quá trình: cung và cầu quy định lẫn nhau; cung và cầu tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, chuyển hoá lẫn nhau, từ đó tạo nên quá trình vận động, phát triển không ngừng của cả cung và cầu. Đó chính là những nội dung cơ bản khi phân tích về mối quan hệ biện chứng giữa cung và cầu.

- Khái niệm mối liên hệ phổ biến được sử dụng với hai hàm nghĩa:

+ Dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ [ví dụ như: khi khẳng định rằng mối liên hệ là cái vốn có của tất thảy mọi sự vật hiện tượng trong thế giới, không loại trừ sự vật, hiện tượng nào, lĩnh vực nào];

+ Đồng thời, khái niệm này cũng dùng để chỉ: những liên hệ tồn tại [được thể hiện] ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới [tức là dùng để phân biệt với khái niệm các mối liên hệ đặc thù chỉ biểu hiện ở một hay một số các sự vật, hiện tượng, hay lĩnh vực nhất định].

Ví dụ, mối liên hệ giữa cung và cầu là mối liên hệ phổ biến, tức cũng là mối liên hệ chung, nhưng mối liên hệ đó được thể hiện cụ thể khác nhau, có tính chất đặc thù tuỳ theo từng loại thị trường hàng hoá, tuỳ theo thời điểm thực hiện... Khi nghiên cứu cụ thể từng loại thị trường hàng hoá, không thể không nghiên cứu những tính chất riêng có [đặc thù] đó. Nhưng dù khác nhau bao nhiêu thì chúng vẫn tuân theo những nguyên tắc chung của mối quan hệ cung cầu.

Có nhiều cấp độ, phạm vi của mối liên hệ phổ biến, trong đó phép biện chứng duy vật với tư cách là khoa học triết học có nhiệm vụ nghiên cứu các mối liên hệ phổ biến nhất, làm tiền đề phương pháp luận chung cho việc nghiên cứu các mối liên hệ cụ thể trong từng lĩnh vực nghiên cứu của các khoa học chuyên ngành; đó là các mối liên hệ như: cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng, nguyên nhân và kết quả...

Loigiaihay.com

-    Khái niệm phát triển

Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật: từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn.

Ví dụ, quá trình biến đổi của các giống loài từ bậc thấp lên bậc cao; quá trình thay thế lẫn nhau của các hình thức thức tổ chức xã hội loài người: từ hình thức tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc còn sơ khai thời nguyên thuỷ lên các hình thức tổ chức xã hội cao hơn là hình thức tổ chức bộ tộc, dân tộc...; quá trình thay thế lẫn nhau của các thế hệ kỹ thuật theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn...

-     Khái niệm tăng trưởng và mối quan hệ giữa phát triển và tăng trưởng

Về căn bản, khái niệm tăng trưởng dùng để chỉ quá trình biến đổi theo chiều hướng tăng lên đơn thuần về lượng của sự vật; nó không phản ánh quá trình biến đổi theo chiều hướng nâng cao về chất của sự vật. Đây là điểm khác nhau căn bản giữa khái niệm phát triển và khái niệm tăng trưởng.

Mặc dù có sự khác nhau giữa tăng trưởng và phát triển nhưng giữa chúng lại có mối liên hệ tất yếu với nhau: tăng trưởng là điều kiện của phát triển và ngược lại, phát triển lại là điều kiện tạo ra những sự tăng trửởng mới, thường là với tốc độ và quy mô lớn hơn. Đó là mối quan hệ có tính quy luật của sự phát triển.

Ví dụ, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế: tăng trưởng kinh tế là điểu kiện quan trọng để phát triển kinh tế và ngược lại, sự phát triển kinh tế lại tạo ra điều kiện cho sự tăng trưởng kinh tế có thể đạt được sự tăng trưởng bền vững và với một quy mô, tốc độ mới lớn hơn.

Loigiaihay.com

Mối liên hệ phổ biến là điểm xuất phát của phép biện chứng duy vật. Quan điểm về mối liên hệ phổ biến và quan điểm về sự phát triển là đặc điểm chung của phép biện chứng duy vật.

Thế giới thống nhất với vật chất. Thế giới vật chất có mối liên hệ phổ biến. Đồng thời mối liên hệ phổ biến của sự vật tạo nên sự vận động, biến đổi và phát triển của sự vật.

Hai mặt thống nhất và đối lập bên trong sự vật tạo thành mâu thuẫn. Bản thân các mối liên hệ cố hữu, bản chất và tất yếu của sự vật là quy luật.

1, Định nghĩa về mối liên hệ phổ biến

Mối liên hệ phổ biến là chỉ mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau, kiềm chế lẫn nhau giữa các sự vật và giữa các nhân tố trong sự vật.

2, Đặc trưng cơ bản của mối liên hệ phổ biến

[1], Mối liên hệ phổ biến phải có tính phổ biến

Nó chủ yếu biểu hiện ở: Thứ nhất, các bộ phận, yếu tố và các khâu khác nhau bên trong tất cả các sự vật có mối liên hệ lẫn nhau. Thứ hai, mọi thứ đều có mối liên hệ với mọi thứ khác xung quanh. Thứ ba, toàn bộ thế giới là một thể thống nhất có mối liên hệ lẫn nhau.

[2], Mối liên hệ phổ biến có tính khách quan

Nó là sự cố hữu của bản thân sự vật, không thể thay đổi bởi ý chí con người.

[3], Mối liên hệ phổ biến có tính đa dạng

Từ các khía cạnh khác nhau, mối liên hệ phổ biến có thể được chia thành mối liên hệ phổ biến trực tiếp và mối liên hệ phổ biến gián tiếp. Mối liên hệ phổ biến bản chất và mối liên hệ phổ biến hiện tượng. Mối liên hệ phổ biến chủ yếu và mối liên hệ phổ biến thứ yếu.

Mối liên hệ phổ biến tất nhiên và mối liên hệ phổ biến ngẫu nhiên. Mối liên hệ phổ biến bên trong và mối liên hệ phổ biến bên ngoài. Quan hệ nhân quả, mối liên hệ giữa tổng thể và bộ phận. Những mối liên hệ phổ biến khác nhau có tác dụng khác nhau đến sự tồn tại và phát triển của sự vật.

[4], Mối liên hệ phổ biến có tính cụ thể và tính điều kiện

Mối liên hệ phổ biến là mối liên hệ giữa các sự vật cụ thể. Mối liên hệ phổ biến của mọi vật đều phải dựa vào những điều kiện nhất định. Tính chất và phương thức của các mối liên hệ phổ biến sẽ thay đổi theo sự thay đổi của điều kiện.

3, Nguyên lý và yêu cầu phương pháp luận của các mối liên hệ phổ biến

[1], Nguyên lý

Mối liên hệ phổ biến là chỉ sự ảnh hưởng lẫn nhau và sự kiềm chế lẫn nhau giữa các sự vật và các yếu tố bên trong sự vật. Toàn bộ thế giới là một chỉnh thể hữu cơ với những mối liên hệ phổ biến. Mọi thứ đều nằm trong những mối liên hệ phổ biến. Những sự vật cô lập không thể tồn tại được. Mối liên hệ giữa các sự vật là phổ biến và khách quan, nhưng cũng vừa cụ thể và có điều kiện.

>> Ví dụ về sự Mâu thuẫn trong tự nhiên [Khái niệm và quy luật về mâu thuẫn]

[2], Yêu cầu phương pháp luận

Chúng ta phải kiên trì, học cách quan sát và giải quyết các vấn đề bằng quan điểm của mối liên hệ phổ biến.

1, Tấn công Ngụy Quốc cứu Triệu Quốc. Cứu Triệu Quốc không trực tiếp phái quân cứu trợ. Mà thông qua cách tấn công Ngụy Quốc khiến Ngụy Quốc phải rút quân khỏ Triệu Quốc. Chứng tỏ giữa lợi ích của Ngụy Quốc và sự an nguy của Triệu Quốc có mối liên hệ phổ biến với nhau. Cũng giống như “môi hở răng lạnh vậy”.

2, Ví dụ, khi bạn muốn trồng một cái cây. Bạn phải có hạt giống và đất. Bạn phải tưới nước cho nó mỗi ngày. Đồng thời phải cho nó quang hợp, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Chỉ có như vậy thì hạt mới nảy mầm. Nếu như không có những điều kiện kết, hạt giống sẽ không bao giờ nảy mầm. Có thể thấy rằng giữa hạt giống và môi trường xung quanh có mối liên hệ nhất định.

3, Cá không thể sống thiếu nước.

Cửa thành cháy, vạ đến cá dưới ao. [theo tích cửa thành cháy, người ta lấy nước ở hào bên thành cứu hoả, làm cho cá chết vì hết nước]. Chó chết, bọ chó chết theo.

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

4, Trong cuộc sống kinh tế, giữa giá cả, giá trị và mối quan hệ cung cầu có mối liên hệ phổ biến. Sai một li đi một dặm.

5, Giữa tri thức cũng có mối liên hệ phổ biến. Khi chúng ta làm đề kiểm tra toán, lý, hóa, chúng ta phải vận dụng kiến thức văn học để đánh giá đề thi.

Khi giải đề lý, hóa, chúng ta phải vận dụng công thức toán học để tính toán. Khi học các kiến thức về môn xã hội, chúng ta phải vận dụng phương thức tư duy lô gíc của các môn tự nhiên.

6, Nhân tế bào, chất tế bào, màng tế bào liên kết với nhau tạo thành tế bào hữu cơ.

7, Thực vật, nước và không khí có mối liên hệ phổ biến. Nước và không khí là điều kiện sinh tồn của thực vật. Thực vật có tác dụng làm sạch đối với nước và không khí.

8, Bên trong thế giới tự nhiên có mối liên hệ lẫn nhau. Bên trong xã hội nhân loại có mối liên hệ lẫn nhau. Bên trong ý thức của con người cũng có mối liên hệ lẫn nhau.

Thế giới tự nhiên và xã hội nhân loại có mối liên hệ lẫn nhau. Thế giới khách quan và ý thức của con người có mối liên hệ lẫn nhau. Từ đó hình thành nên một tổng thể thế giới thống nhất.

Xem thêm:

> Dạy học Kỹ năng giải quyết vấn đề [ Phương pháp sâu trong Cách giải quyết vấn đề]

> Phương pháp tư duy giải quyết vấn đề và những ví dụ [người thông minh giải quyết và tư duy thế nào]

> Phương pháp kỹ năng giải quyết vấn đề [ trong công việc, nghiên cứu học tập và cuộc sống]

> Người thông minh giải quyết vấn đề như thế nào [Cách giải quyết vấn đề có quy trình và phương pháp khoa học]

> [Phân tích sâu] Phương pháp kỹ năng giải quyết vấn đề bằng bản chất và tư duy quy luật

> Lý do Lương mở dự án HIEUTHEM

Video liên quan

Chủ Đề