Ví dụ về sự đông đặc trong thực tế

Ở bài trước, các em đã biết về sự nóng chảy, bài này chúng ta tiếp tục tìm hiểu về sự đông đặc, bởi khái niệm nóng chảy và đông đặc thường đi cùng nhau.

Vậy sự đông đặc là gì? bài viết này sẽ giúp các em giải đáp câu hỏi này.

II. Sự đông đặc là gì?

Bạn đang xem: Sự đông đặc là gì? cho ví dụ về sự đông đặc – Vật lý 6 bài 25

– Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

1. Dự đoán

– Trong thí nghiệm ở bài trước, khi thôi không đun nóng, băng phiến sẽ nguội dần, và chuyển về thể rắn ban đầu.

– Kết quả thí nghiệm:

Nhiệt độ và thể của băng phiến trong quá trình để nguội

2. Phân tích kết quả thí nghiệm

– Từ phút 0 đến phút thứ 4: Nhiệt độ giảm

– Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7: Nhiệt độ không thay đổi

– Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15: Nhiệt độ giảm

* Câu C1 trang 78 SGK Vật Lý 6: Tới nhiệt độ nào thì băng phiến bắt đầu đông đặc?

* Lời giải:

– Nhiệt độ băng phiến giảm dần đến 80oC, băng phiến bắt đầu đông đặc.

* Câu C2 trang 78 SGK Vật Lý 6: Trong khoảng thời gian sau, dạng của đường biểu diễn có đặc điểm gì?

– Từ phút 0 đến phút thứ 4;

– Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7;

– Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15?

* Lời giải:

– Từ phút 0 đến phút thứ 4: đường biểu diễn là đoạn thẳng nằm nghiêng xuống [đoạn DC].

– Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7: đường biểu diễn là đoạn thẳng nằm ngang [đoạn CB].

– Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15: đường biểu diễn là đoạn thẳng nằm nghiêng xuống [đoạn BA].

* Câu C3 trang 78 SGK Vật Lý 6: Trong các khoảng thời gian sau, nhiệt độ của băng phiến thay đổi thế nào?

– Từ phút 0 đến phút thứ 4?

– Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7?

– Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15?

* Lời giải:

– Từ phút 0 đến phút thứ.4: nhiệt độ của băng phiến giảm dần.

– Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7: thì nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.

– Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15: nhiệt độ của băng phiến tiếp tục giảm.

3. Kết luận

– Băng phiến đông đặc ở 80oC. Nhiệt độ này được gọi là nhiệt độ đông đặc của băng phiến.

– Nhiệt độ đông đặc bằng nhiêt độ nóng chảy.

– Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.

* Câu C4 trang 78 SGK Vật Lý 6: Chọn từ thích hợp: 70oC, 80oC, 90oC, bằng, không thay đổi để điền vào ô trống của các câu sau:

a] Băng phiến đông đặc ở [1]… Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ đông đặc của băng phiến. Nhiệt độ đông đặc [2]… nhiệt độ nóng chảy.

b] Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ của băng phiến [3]…

* Lời giải:

[1] 80oC

[2] bằng

[3] không thay đổi

III. Vận dụng

* Câu C5 trang 78 SGK Vật Lý 6: Hình 25.1 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi nóng chảy của chất nào?

Hãy mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của chất đó khi nóng chảy?

* Lời giải:

Đường biểu diễn ở hình 25.1 là biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước đá.

Mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của nước đá trong bảng sau:

Thời gian đun [phút] Nhiệt độ [0oC] Thể rắn hay lỏng
0 -4 Rắn
1 0 Rắn và lỏng
2 0 Rắn và lỏng
3 0 Rắn và lỏng
4 0 Rắn và lỏng
5 2 Lỏng
6 4 Lỏng
7 6 Lỏng

Cụ thể:

– Từ phút 0 đến phút thứ 1: nhiệt độ của nước đá tăng dần từ -4oC đến 0oC [thể rắn]

– Từ phút thứ 1 đến phút thứ 4: nhiệt độ của nước đá không đổi, nước đá đang nóng chảy [rắn → lỏng]

– Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7: nhiệt độ của nước đá tăng [thể lỏng]

* Câu C6 trang 79 SGK Vật Lý 6: Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng?

* Lời giải:

Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể:

– Đồng nóng chảy: Từ thể rắn sang thể lỏng, khi nung trong lò đúc

– Đồng lỏng đông đặc: Từ thể lỏng sang thể rắn, khi nguội trong khuôn đúc.

Như vậy trong đúc tượng đồng có cả quá trình nóng chảy và quá trình đông đặc.

* Câu C7 trang 79 SGK Vật Lý 6: Tại sao người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan để làm một mốc đo nhiệt độ?

* Lời giải:

Người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan để làm một mốc đo nhiệt độ là vì nhiệt độ tan của nước đá là xác định [0oC] và trong suốt quá trình tan nhiệt độ của nước đá không thay đổi.

Bên cạnh đó nước đá là vật liệu có sẵn, dễ tìm, không độc hại, hoàn toàn phù hợp cho việc làm thí nghiệm.

Hy vọng với bài viết Sự đông đặc là gì? cho ví dụ về sự đông đặc ở trên giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để THPT Sóc Trăngghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Câu hỏi: Sự đông đặc là gì? Lấy ví dụ về sự đông đặc.

Trả lời:

Quảng cáo

Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Ví dụ: Nước trên sông hồ vào mùa đông bị đóng băng

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi thường gặp môn Vật Lí lớp 6 hay và chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trong vật lý 6 thì sự nóng chảy, sự đông đặc được giải thích vô cùng đơn giản và dễ hiểu. Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. Và sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Đặc điểm của sự nóng chảy sự đông đặc

Đối với đặc điểm của sự nóng chảy, sự đông đặc, ta có thể thấy rằng phần lớn các chất đều sẽ nóng chảy hoặc đông đặc ở một nhiệt độ nhất định nào đó. Nhiệt độ này được gọi là nhiệt độ nóng chảy.

Các chất khác nhau thì có nhiệt độ nóng chảy là khác nhau. Đối với một vật chất xác định thì nhiệt độ nóng chảy của chúng luôn bằng nhiệt độ đông đặc của chúng.

Ngoài ra, thời gian để một vật nóng chảy hoặc đông đặc là giống nhau, không bị thay đổi.

>> Tìm hiểu thêm khái niệm sự bay hơi và sự ngưng tụ

Video liên quan

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu hỏi: Sự đông đặc là gì? Lấy ví dụ về sự đông đặc.

Trả lời:

Quảng cáo

Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Ví dụ: Nước trên sông hồ vào mùa đông bị đóng băng

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi thường gặp môn Vật Lí lớp 6 hay và chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài 500 Công thức, Định Lí, Định nghĩa Toán, Vật Lí, Hóa học, Sinh học được biên soạn bám sát nội dung chương trình học các cấp.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề