Vì sao cần phải kiểm soát độc quyền

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCMTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT--------------oOo------------NGUYỄN THANH TRỌNGĐỘC QUYỀN VÀ KIỂM SOÁT ĐỘC QUYỀNTRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾTHỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAMChuyên ngành: Kinh tế họcMã số chuyên ngành: 62.31.01.01TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾThành phố Hồ Chí Minh, năm 2015Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQGTP. HCMNgười hướng dẫn khoa học 1: PGS. TS Nguyễn Chí HảiNgười hướng dẫn khoa học 2: PGS. TS Nguyễn Hồng NgaPhản biện độc lập 1: PGS. TS Nguyễn ThuấnPhản biện độc lập 2: PGS. TS Nguyễn Văn CôngPhản biện 1: PGS. TS Nguyễn Văn LuânPhản biện 2: PGS. TS Nguyễn Trọng HoàiPhản biện 3: PGS. TS Nguyễn ThuấnLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại TrườngĐại học Kinh tế - Luật vào lúc giờ ngày tháng nămCó thể tìm hiểu Luận án tại:- Thư viện Trung tâm ĐHQG TP. HCM- Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM- Thư viện Trường Đại học Kinh tế -Luật, ĐHQG TP. HCM-1MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết và lý do nghiên cứu đề tàiViệt Nam đang chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường và hộinhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới nhưng nhiều ngành vẫn còntồn tại trong cấu trúc độc quyền, có doanh nghiệp [DN] chi phối, thống lĩnhthị trường. Trong bối cảnh này, việc nghiên cứu phát triển khung lý thuyếtđánh giá tình trạng độc quyền [ĐQ], chính sách kiểm soát độc quyền [KSĐQ]của Nhà nước, và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để KSĐQ, thúc đẩy cạnhtranh trong nền kinh tế là yêu cầu cấp thiết, có nhiều ý nghĩa về lý luận vàthực tiễn. Vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Độc quyền và kiểm soátđộc quyền trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án2.1. Mục tiêu nghiên cứuMục tiêu nghiên cứu bao trùm của Luận án là: cung cấp những luận cứkhoa học trong việc đánh giá, nhận định hiện trạng và tác động của ĐQ, hiệntrạng chính sách và yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả KSĐQ trong nền kinh tếViệt Nam; đề xuất những giải pháp mang hàm ý chính sách nhằm KSĐQ phùhợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.2.2. Câu hỏi nghiên cứuLuận án đã đặt ra những câu hỏi nghiên cứu cần được làm rõ về tình trạngĐQ trong nền kinh tế Việt Nam, xoay quanh những vấn đề như: đặc điểm,nguyên nhân, tổn thất xã hội, hiệu quả kiểm soát của Nhà nước,..2.3. Các nhiệm vụ nghiên cứuNhiệm vụ cụ thể trong nghiên cứu của Luận án là hình thành khungphân tích về ĐQ và KSĐQ; xác định đặc điểm về ngành và đặc điểm về sởhữu của DN, phân tích các nguyên nhân, đo lường tổn thất xã hội do tồn tạisức mạnh độc quyền [Deadweight Loss/Welfare Cost of Monopoly Power:DWL] và tác động của tình trạng ĐQ; phân tích nội dung, phương thức và cácyếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả KSĐQ; xác định quan điểm, mục tiêu và cácgiải pháp KSĐQ phù hợp với yêu cầu hoàn thiện thể chế, phát triển nền KTTTở Việt Nam.-23. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của Luận án là độc quyền và kiểm soát độc quyền.3.2. Phạm vi nghiên cứuLuận án giới hạn nghiên cứu về độc quyền bán dưới góc độ kinh tế học,trong phạm vi nền kinh tế Việt Nam, từ sau đổi mới kinh tế năm 1986.4. Những điểm mới của luận ánMột là, hình thành khung phân tích ĐQ, KSĐQ trong nền kinh tế ViệtNam.Hai là, đo lường DWL trong nền kinh tế Việt Nam, xác định mối quanhệ giữa DWL với mức độ tập trung kinh tế, doanh thu, ngành kinh doanh vàhình thức sở hữu của DN; mức độ ĐQ trong các ngành, tình trạng ĐQ của cáckhu vực DN phân theo hình thức sở hữu.Ba là, đề xuất các quan điểm, mục tiêu và giải pháp KSĐQ có tính hệthống, gắn với yêu cầu phát triển nền KTTT ở Việt Nam trong bối cảnh hộinhập.5. Kết cấu của luận ánNội dung Luận án được kết cấu gồm: mở đầu, 5 chương, kết luận, danhmục tài liệu tham khảo và phụ lục.CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNGPHÁP NGHIÊN CỨU1.1. Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quanLuận án đã lược khảo và trình bày khái quát các kết quả nghiên cứu cóliên quan đến đề tài được công bố ở nước ngoài và trong nước. Tác giả nhậnthấy có sự đồng thuận rộng rãi rằng ĐQ gây ra những tổn thất đối với xã hội,sự kém hiệu quả đối với nền kinh tế và chính phủ cần có các biện pháp kiểmsoát phù hợp. Sau nghiên cứu của Haberger [1954] nhiều nhà kinh tế đã tiếptục xây dựng các mô hình, cách tiếp cận trong phân tích, đo lường WDL. Môhình và cách tiếp cận đo lường DWL của Cowling và Mueller [1978] là khả dĩnhất trong việc ứng dụng đo lường DWL trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy-3nhiên, cần xác định phương pháp tính tỷ suất lợi nhuận trong điều kiện cạnhtranh để tính mức lợi nhuận cạnh tranh, lợi nhuận ĐQ và tính DWL.Các nghiên cứu có nhận định ĐQ hành chính là đặc điểm nổi trội củatình trạng ĐQ, và KSĐQ là yêu cầu khách quan, có ý nghĩa quan trọng đối vớiViệt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa cho thấy bức tranh tổng thể về tìnhtrạng ĐQ và việc KSĐQ trong nền kinh tế Việt Nam cần thực hiện đồng bộnhư thế nào. Các nghiên cứu đều phân tích định tính, chưa đánh giá tác độngcủa tình trạng ĐQ, đo lường và phân tích cơ cấu DWL, ước lượng mối quanhệ giữa DWL với các biến số khác như doanh thu của DN, mức độ tập trungkinh tế trong các ngành. Vì vậy, khoảng trống trong nghiên cứu về đề tài nàycòn khá rộng, đặc biệt là nghiên cứu trong một nền kinh tế đang cải cách,chuyển đổi theo hướng thị trường như trường hợp của Việt Nam.1.2. Phương pháp nghiên cứu1.2.1. Phương pháp chungLuận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiêncứu định lượng, trong đó:Về nghiên cứu định tính, gồm: phương pháp lược khảo tài liệu và tổngquan lịch sử; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh;phương pháp khảo sát ý kiến nhà khoa học, nhà quản lý kết hợp phỏng vấnsâu các chuyên gia.Về nghiên cứu định lượng, gồm: phương pháp toán và thống kê mô tả;phương pháp phân tích phương sai, tương quan và hồi quy.1.2.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ cụ thểcủa Luận ánTương ứng với từng nhiệm vụ đặt ra, Luận án xác định phương pháp,cách tiếp cận nghiên cứu cụ thể:Một là, xác định đặc điểm ĐQ trong nền kinh tế Việt Nam: trước hếtLuật án sử dụng các chỉ số HHI, CR để xác định dạng cấu trúc thị trường,ngành có tính ĐQ. Từ cơ sở này và dựa vào mã ngành, tổng doanh thu trongngành, quy mô thị phần của DN, hình thức sở hữu của DN, Luận án phân tíchđặc điểm ngành và đặc điểm về sở hữu của DN kinh doanh trong nhữngngành ĐQ.-4Hai là, phân tích các nguyên nhân dẫn đến tình trạng ĐQ trong nềnkinh tế Việt Nam: cách tiếp cận nghiên cứu là lược khảo và hệ thống hóa quanđiểm của Đảng và chính sách của Nhà nước trong việc phát triển các ngànhkinh tế và các khu vực DN; phân tích hành vi của DN, rào cản thị trường, đặcđiểm ngành và khả năng tồn tại cạnh tranh trong các ngành ĐQ;...Ba là, phân tích tác động của tình trạng ĐQ: Luận án tiếp cận phân tíchtrên 2 khía cạnh là DWL và các vấn đề xã hội phát sinh do ĐQ. Trong đótrọng tâm là đo lường DWL, phân tích cơ cấu và các yếu tố ảnh hưởng đếnDWL.Luận án đo lường DWL theo cách tiếp cận của Cowling và Mueller[1978], với giả thuyết giá và sản lượng của doanh nghiệp độc quyền có sự phụthuộc lẫn nhau và hành vi của doanh nghiệp là theo đuổi mục tiêu lợi nhuận.Đồng thời, giả định chi phí cố định, không thay đổi, chi phí biên [MC] bằngvới chi phí trung bình [AC].𝐷𝑊𝐿𝑖 =[𝑃𝑖−𝑀𝐶𝑖].𝑞𝑖2=𝛱𝑖2[1.2] [Cowling & Mueller, 1978, p. 729]Sau khi tính được giá trị DWL, Luận án tiến hành phân tích cơ cấu vàkiểm định sự khác biệt về giá trị trung bình của DWL tính bình quân trên mỗiDN phân theo hình thức sở hữu bằng kỹ thuật phân tích phương sai [One-wayANOVA] nhằm đánh giá vai trò của các khu vực DNNN, DNTN, DN FDItrong vấn đề ĐQ và tạo ra DWL trong nền kinh tế Việt Nam.Luận án tiến hành phân tích tương quan và hồi quy ước lượng sự ảnhhưởng của doanh thu đến DWL để đánh giá, nhận định về xu hướng thay đổicủa DWL theo doanh thu của DN theo mô hình:Mô hình 1 - Pooled OLS: DWL_DNit = β0 + γi.LOAIDNit + β1.DTit + uitMô hình 2 - FEM theo năm: DWL_DNit = β0 + γi.LOAIDNit + β1.DTit + 𝛿𝑡 +uitTrong đó: DWL_DNi: DWL của DN i; DTi : doanh thu của DN i;LOAIDNi: DN i là DNTN, hoặc DNFDI [lấy DNNN làm cơ sở]; 𝛿𝑡 : là các tácđộng cố định theo thời gian [năm]; dấu kỳ vọng của β1 là [+ ].-5Luận án cũng thực hiện phân tích ảnh hưởng của mức độ tập trung kinhtế thông qua chỉ số CR3 trong các ngành có tính ĐQ đến tỷ lệ DWL trên tổngdoanh thu của ngành theo mô hình:Mô hình 1 - Pooled OLS: TYLE_DWL_DTi = β0 + αi. NGANHKTi + β1.CR3i+ uiMô hình 2 - FEM: TYLE_DWL_DTi = β0 + αi. NGANHKTi + β1.CR3i +𝛿𝑡 + uiTrong đó: TYLE_DWL_DTi: tỷ lệ DWL trên tổng doanh thu của ngànhkinh tế i; CR3i : thị phần của 3 DN đứng đầu thị trường trong ngành i;NGANHKTi: ngành kinh tế i; 𝛿𝑡 : là các tác động cố định theo thời gian [năm];Dấu kỳ vọng của β1 là [+ ].Bốn là, phân tích và đánh giá về nội dung, phương thức và các yếu tốảnh hưởng đến hiệu quả KSĐQ, cách tiếp cận nghiên cứu của Luận án là phântích các chính sách và những quy định pháp luật của Nhà nước liên quan đếnhoạt động KSĐQ và thúc đẩy cạnh tranh trong nền kinh tế trên 3 phương diện:[i] kiểm soát hành vi của DN; [ii] kiểm soát sự hình thành ĐQ; [iii] điều chỉnhcấu trúc thị trường, cải cách thể chế nhằm thúc đẩy cạnh tranh. Từ kết quảđánh giá hoạt động KSĐQ ở Việt Nam, tham chiếu với yêu cầu phát triển nềnKTTT và kinh nghiệm của một số quốc gia, kết hợp với lược khảo các nghiêncứu có liên quan, kinh nghiệm của các nền kinh tế và thu thập ý kiến củachuyên gia, khảo sát ý kiến các nhà khoa học, nhà quản lý, Luận án phân tích,luận giải các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả KSĐQ trong nền kinh tế.Năm là, xác định quan điểm, mục tiêu và đề xuất các giải pháp kiểmsoát độc quyền. Cách tiếp cận của Luận án là lược khảo các quan điểm vềĐQ, luận giải sự cần thiết phải KSĐQ, thúc đẩy cạnh tranh trong nền kinh tếthị trường; phân tích thực trạng và chứng minh sự cấp thiết phải KSĐQ; phântích thực trạng và xác định những vấn đề đang đặt ra trong việc KSĐQ ở ViệtNam; kết hợp với nghiên cứu kinh nghiệm KSĐQ của các nền kinh tế; vàkhảo sát ý kiến các chuyên gia về những chính sách cần có và các hành độngcần thực thi để KSĐQ trong nền kinh tế Việt Nam. Trên cơ sở này hình thànhquan điểm, mục tiêu và đề xuất các giải pháp KSĐQ phù hợp với yêu cầu củamục tiêu phát triển KTTT ở Việt Nam và bối cảnh hội nhập.-6Khung phân tíchTừ cách tiếp cận nghiên cứu, Luận án đã xây dựng khung phân tích củađề tài được mô tả theo sơ đồ hình 1.1.Hình 1.1: Sơ đồ khung phân tích đề tài1.2.3.Nguồn số liệu và phương pháp phân tíchNguồn số liệu phục vụ nghiên cứu của Luận án gồm: bộ số liệu điềutra DN hằng năm của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2006 – 2013; số liệu thuthập từ khảo sát ý kiến chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý về những vấnđề đặt ra trong nghiên cứu; và các số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáocủa Tổng cục Thống kê, các tổ chức và DN.Việc tính toán và phân tích số liệu trong nghiên cứu này được thực hiệnvới sự hỗ trợ của phần mềm xử lý số liệu Stata và bảng tính Excel.1.2.4.-7CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỘC QUYỀN VÀ KIỂM SOÁTĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNGCơ sở lý thuyết về độc quyền trong kinh doanhQuan điểm và khái niệm về độc quyềnLược khảo quan điểm về độc quyền của Adam Smith [1723 – 1790],Lê-nin [1870 – 1924], Alfred Marshall [1842-1924], Joseph Schumpeter[1883 – 1950], Gregory Mankiw [2007] và khái niệm về độc quyền củaSamuelson và Nordhalls [2002], Pindyck và Rubinfeld [2000], Begg, Fischervà Dorbusch [2008], McKenzie và Lee [2008], UNDP và CIEM [2002] vàLuật Cạnh tranh của Việt Nam [2004], tác giả cho rằng các khái niệm, địnhnghĩa về độc quyền, sức mạnh độc quyền của các nhà kinh tế và cả quy địnhtrong Luật có sự thống nhất về nội dung. Có thể diễn giải cụ thể hơn như sau:độc quyền là tình trạng trong ngành chỉ có một DN hoặc một nhóm DN cókhả năng chi phối, quyết định giá và sản lượng trên thị trường, và không có sựtự do gia nhập ngành trong dài hạn; DN độc quyền có thể coi là một trườnghợp đặc biệt của DN có vị trí thống lĩnh thị trường; sức mạnh độc quyền làkhả năng định giá bán sản phẩm tối đa hóa lợi nhuận cao hơn mức chi phíbiên trong sản xuất của DN.2.1.2. Các chỉ số phản ánh sức mạnh độc quyền và mức độ tập trung kinh tếChỉ số Lerner [Lerner Index: LI].Chỉ số tỷ lệ tập trung kinh tế - CR [Concentration Ratio].Chỉ số HHI [Herfindahl - Hirschman Index].2.1.3. Nguyên nhân hình thành độc quyềnCó 5 nguyên nhân cơ bản dẫn đến ĐQ trong một ngành kinh tế, đó là:độc quyền tự nhiên; độc quyền do yếu tố mang tính thể chế, chính sách; độcquyền do các rào cản kinh tế, kỹ thuật đối với việc gia nhập ngành của DNtiềm năng; độc quyền do thoả thuận hợp tác giữa các DN trong ngành; độcquyền hình thành từ tích tụ, tập trung nguồn lực, thâu tóm và sáp nhập DN.2.1.4. Tác động của thị trường độc quyềnĐứng trên lợi ích xã hội, cân bằng trong ngành cạnh tranh là hiệu quả.Trong khi đó ngành có sức mạnh độc quyền, các DN cung ứng mức sản lượngở đó có giá cao hơn chi phí biên; giá và lợi ích xã hội biên của đơn vị sảnphẩm cuối cùng cao hơn chi phí xã hội của việc sản xuất ra đơn vị sản phẩm2.1.2.1.1.-8cuối cùng đó, mức sản lượng cung ứng thấp hơn mức sản lượng hiệu quả. Vìvậy, thặng dư của người tiêu dùng bị sụt giảm và tạo ra DWL. Tuy nhiên, sẽkhông hợp lý khi so sánh điểm cân bằng của ĐQ tự nhiên với trường hợp củathị trường cạnh tranh. Nhưng nếu không có sự kiểm soát, nhà ĐQ theo đuổimục tiêu lợi nhuận và tạo ra những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế.Bên cạnh sự kém hiệu quả của thị trường, xã hội còn quan tâm các tácđộng khác của ĐQ đến quyền tự do kinh doanh, quyền và lợi ích của ngườitiêu dùng, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế,..2.2.Kiểm soát độc quyền, thúc đẩy cạnh tranh trong nền KTTT2.2.1. Cơ sở khoa học về sự cần thiết phải kiểm soát độc quyền, thúcđẩy cạnh tranh trong nền KTTTVới những tác động và hệ quả của thị trường ĐQ, điều này cũng hàm ýviệc KSĐQ, thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường là yêu cầu tất yếu để nâng caohiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội và đảm bảo sự công bằng trong kinh doanh.2.2.2. Những nội dung cơ bản của kiểm soát độc quyềnKSĐQ nhằm thúc đẩy cạnh tranh là nội dung chính yếu của chính sáchcạnh tranh theo cách tiếp cận truyền thống [UNCTAD, 2000a]. Chính sáchnày tập trung vào ba nội dung chính:Một là, kiểm soát hành vi DN ĐQ: kiểm soát giá; kiểm soát hành vi lạmdụng vị trí ĐQ, thống lĩnh thị trường;Hai là, kiểm soát sự hình thành ĐQ: kiểm soát sự ra đời của DN ĐQ;kiểm soát sự thông đồng, liên kết độc quyền giá, phân chia thị trường;Ba là, điều chỉnh cấu trúc thị trường theo hướng cạnh tranh: phi tậptrung hoá trong các ngành độc quyền; loại bỏ rào cản gia nhập ngành và cáchạn chế đối với cạnh tranh.2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm soát độc quyềnCác yếu tố cơ bản tác động, ảnh hưởng đến hiệu quả KSĐQ trong mộtnền kinh tế, gồm: trình độ phát triển của nền kinh tế thị trường; mức độ hoànthiện của hệ thống pháp luật về cạnh tranh và ĐQ; vai trò và năng lực tổ chứcthực thi chính sách của cơ quan quản lý cạnh tranh; khả năng tham gia của cácchủ thể thị trường vào quá trình thực thi chính sách; môi trường quốc tế, áplực cạnh tranh trong quá trình hội nhập.-9Kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát độc quyềnTừ kinh nghiệm KSĐQ của Mỹ, Liên Minh Châu Âu, Nhật Bản, HànQuốc, Trung Quốc, Luận án rút ra những nội dung có tính khái quát làm bàihọc kinh nghiệm cho Việt Nam, đó là: xác định rõ mục tiêu của chính sáchcạnh tranh, KSĐQ trong nền kinh tế, nhấn mạnh đến đảm bảo phúc lợi, lợi íchđối với người tiêu dùng, đảm bảo hiệu quả kinh tế và bảo vệ cạnh tranh bìnhđẳng; kiểm soát chặt chẽ sự hình thành độc quyền trong nền kinh tế; mở ra cơhội tự do gia nhập thị trường là một trong những yếu tố then chốt để thúc đẩycạnh tranh và tăng cường hiệu quả cung cấp các dịch vụ công; cơ quan quảnlý cạnh tranh có vị thế và độc lập nhất định với chính phủ.2.2.4.CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾVIỆT NAM3.1.Khái quát tình hình và đặc điểm độc quyền trong nền kinh tế ViệtNam3.1.1. Khái quát tình hình độc quyền trong nền kinh tế Việt NamTrước khi đổi mới kinh tế, Nhà nước độc quyền kinh doanh, cung ứnghầu hết các sản phẩm trong nền kinh tế, ĐQ nhà nước và ĐQ DN được coi làđồng nhất. Sau gần 30 năm đổi mới, tình trạng độc quyền được hạn chế, cạnhtranh được mở ra sự, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ trong nhiều ngành kinhtế như sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng gia dụng, dệt may, nhàở, phương tiện đi lại, dịch vụ du lịch,… Tuy vậy, trong nền kinh tế Việt Namvẫn còn nhiều ngành, lĩnh vực tồn tại cấu trúc thị trường mang tính độcquyền, đặc biệt là những ngành, lĩnh vực đóng vai trò quan trọng đối với nềnkinh tế như năng lượng, khai khoáng, sản xuất hóa chất cơ bản, vận tải, viễnthông,…3.1.2. Đặc điểm độc quyền trong nền kinh tế Việt Nam Cấu trúc thị trường và đặc điểm về ngành có tính độc quyềnXem xét đồng thời trên cả hai chỉ số HHI và CR3 thì các ngành có mứcđộ tập trung kinh tế cao với HHI ≥ 0,25 và CR3 ≥ 65% chiếm trung bìnhkhoảng 30% tổng số ngành kinh tế [cấp 4] trong giai đoạn 2006 – 2013.Trong top 20 ngành kinh tế có mức độ tập trung kinh tế cao và doanhthu ≥ 1.000 tỷ đồng/năm có: 6 ngành thuộc ngành khai khoáng; 7 ngành thuộcngành công nghiệp chế tạo, chế biến; 2 ngành thuộc ngành vận tải, kho bãi; 2-10ngành thuộc ngành thông tin và truyền thông; 3 ngành thuộc ngành hoạt độngtài chính, ngân hàng và bảo hiểm. Đây cũng là những ngành đóng vai trò quantrọng trong việc cung cấp các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, yếu tố đầu vào chonhiều ngành khác trong nền kinh tế. Phân tích đặc điểm về sở hữu của doanh nghiệp kinh doanh trongcác ngành có tính độc quyềnTrong những ngành có tính độc quyền và có tổng doanh thu ≥ 1.000 tỷđồng, số DNNN thuộc CR1 chiếm tỷ lệ cao nhất, trung bình giai đoạn 2006 –2013 chiếm 46%, khu vực DNTN chiếm khoảng 21% và khu vực DN FDIchiếm khoảng 33%, trong đó DN FDI có vốn nhà nước [DN NN-FDI] chiếmkhoảng 1/5. Do đó, DN có NN bao gồm DNNN và DN NN-FDI chiếm trungbình 53% số DN CR1 trong những ngành có tính độc quyền.Điểm đáng lưu ý hơn là kết quả phân tích số liệu cho biết phần lớnDNNN trong CR1 có thị phần ≥ 50%, trong CR3 có thị phần ≥ 30% và hoạtđộng trong những ngành, lĩnh vực có tính chiến lược như: sản xuất sản phẩmdầu mỏ tinh chế, khí đốt, khai thác khoáng hoá chất và khoáng phân bón, vậntải đường sắt, vận tải hàng không, cung cấp dịch vụ viễn thông,....3.2.Nguyên nhân hình thành độc quyền trong nền kinh tế Việt Nam3.2.1. Nguyên nhân từ thể chế, chính sáchThể chế và chính sách của Nhà nước được coi là nguyên nhân đáng chúý nhất trong việc hình thành DN ĐQ, tạo ra những rào cản gia nhập ngành đốivới DN tiềm năng, hạn chế cạnh tranh trong nhiều ngành kinh tế ở Việt Nam.3.2.2. Nguyên nhân từ độc quyền tự nhiênCác ngành cung cấp hàng hóa, dịch vụ hạ tầng như: điện, nước, dịch vụbưu chính, hàng không, bến cảng,... được coi là ngành có tính ĐQ tự nhiên vàphần lớn do DNNN ĐQ cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, trong bối cảnh sự pháttriển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật, năng lực tài chính, năng lực quản trị,thị trường ngày càng mở rộng,… sự tồn tại ĐQ trong những ngành này ở ViệtNam cũng mang dáng dấp của ĐQ do yếu tố thể chế, chính sách.3.2.3. Nguyên nhân nền kinh tế tồn tại nhiều rào cản gia nhập ngànhđối với doanh nghiệp tiềm năngKết quả phân tích cho thấy các DN, nhóm DN ĐQ, thống lĩnh thịtrường trong nền kinh tế Việt Nam có được nhiều lợi thế trong cạnh tranh; vàcác DN mới gia nhập ngành đối diện với nhiều rào cản kinh tế và kỹ thuật.-11Những tồn tại này đã góp phần duy trì tình trạng độc quyền của các một bộphận DN trong nền kinh tế.3.2.4. Nguyên nhân từ thỏa thuận, hợp tác của các DN trong ngànhCác hành vi phản cạnh tranh, hợp tác, thỏa thuận ấn định giá, phân chiathị trường, ngăn cản hoặc loại bỏ đối thủ cạnh tranh diễn ra khá phổ biếntrong nền kinh tế Việt Nam. Điểm đáng lưu ý đó là trong nhiều trường hợp sựhợp tác giữa các DN có thể dẫn đến sự chi phối thị trường lại được khuyếnkhích và bảo hộ bởi các cơ quan quản lý nhà nước.3.2.5. Nguyên nhân từ hoạt động mua bán và sáp nhậpCác vụ việc M&A được ghi nhận bởi cơ quan quản lý cạnh tranh chưacho thấy hình thành DN mới có vị thế thống lĩnh, ĐQ trong một ngành. Tuynhiên, các hoạt động M&A của khu vực tư nhân trong và ngoài nước nhữngnăm qua diễn biến ngày càng phức tạp, đa dạng [giai đoạn 2009 – 2014 là1.560 vụ] nên nguy cơ dẫn đến tình trạng thống lĩnh thị trường của DN hoặcnhóm DN có quan hệ mật thiết với nhau về chủ sở hữu là rất cao.3.3.Tác động của tình trạng độc quyền đối với nền kinh tế Việt Nam3.3.1. Đo lường và phân tích tổn thất xã hội do độc quyền Đo lường tổn thất xã hội do tồn tại sức mạnh độc quyềnNghiên cứu tính được DWL trong nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006– 2013 giao động trong khoảng 1,99 – 4,47% GDP tính theo giá hiện hành;trung bình cho cả giai đoạn tương ứng bằng 2,93% GDP; bình quân mỗingười dân Việt Nam gánh chịu một mức tổn thất do sức mạnh ĐQ là 714.600đồng/năm. Có thể nhận định mức DWL này thực sự là vấn đề đáng quan ngạiđối với nền kinh tế Việt Nam.Bảng 3.8: DWL trong nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013Năm200620072008200920102011201220132006 - 2013DWL [tỷ đồng]43.57150.39547.70464.22165.22655.29267.096100.979494.484GDP* [tỷ đồng]974.2661.143.7151.485.0381.658.3891.980.9142.779.8803.245.4193.584.26216.851.883DWL/GDP [%]4,474,413,213,873,291,992,072,822,93* Ghi chú: để tương thích với dữ liệu điều tra DN, số liệu GDP các năm được sử dụng để tính trong bảng3.8 lấy từ Niên giám thống kê các năm tương ứng.Nguồn: Kết quả tính của tác giả từ bộ số liệu điều tra DN của TCTK-12 Phân tích DWL theo ngành kinh tếPhân tích theo cơ cấu ngành cho thấy: DWL xuất phát chủ yếu từ cácngành công nghiệp, chiếm 81,76% tổng DWL; tiếp đến là các ngành dịch vụ,chiếm 17,88% tổng DWL; ngành nông nghiệp chiếm một tỷ rất nhỏ. Điều nàyphù hợp với đặc điểm độc quyền trong nền kinh tế Việt Nam, chủ yếu tậptrung ở các ngành công nghiệp và dịch vụ.Phân tích DWL theo ngành kinh tế cấp 4: cho kết quả 13 ngành cóDWL lớn hơn 1% và tổng chiếm đến 87% DWL của nền kinh tế. Trong 13ngành này có 4 ngành thuộc nhóm ngành khai khoáng; 4 ngành thuộc nhómngành công nghiệp chế tạo, chế biến; 2 ngành thuộc nhóm ngành sản xuất vàphân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí; 2 ngànhthuộc nhóm ngành thông tin và truyền thông; và 1 ngành thuộc nhóm ngànhdịch vụ tài chính. Bên cạnh tạo ra DWL chiếm tỷ trọng lớn, kết quả phân tíchsố liệu cũng cho biết 13 ngành này có mức độ tập trung kinh tế rất cao, vàcũng là ngành đóng vai trò cung cấp hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trong tiêudùng, hoặc là yếu tố đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp khác. Phân tích DWL theo hình thức sở hữu của doanh nghiệpDWL do khu vực DN có NN chiếm phần lớn DWL trong nền kinh tế,tính trung bình chiếm 74% tổng DWL trong giai đoạn 2006 – 2013. Khu vựcDNTN và DN FDI không có vốn của NN chiếm trung bình khoảng 26% DWLtrong nền kinh tế.Kết quả phân tích số liệu cho thấy TB DWL/DN hoạt động trong ngànhcó cấu trúc mang tính ĐQ thì DNNN là cao nhất với 7,116 tỷ đồng/DN, tiếpđến là DNFDI với 4,546 tỷ đồng/DN, và DNTN có mức 18 triệu đồng/DN.Phân tích ANOVA cũng cho kết quả sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giátrị TB DWL/DN giữa DNNN, DNTN và DN FDI trong từng năm của giaiđoạn 2006 – 2013. Phân tích tương quan giữa DWL và doanh thuTồn tại mối tương quan thuận giữa DWL và doanh thu của DN , với hệsố tương quan r = 0,642 [p-value= 0,000]. Kết quả này phản ánh khuynhhướng thay đổi cùng chiều tương đối chặt chẽ giữa DWL và doanh thu củaDN.Tìm thấy mối tương quan thuận giữa DWL với doanh thu ngành, với hệsố tương quan r = 0,637 [p-value = 0,000]. Như vậy, có thể nhận định những-13ngành có tính ĐQ, khi doanh thu của ngành tăng lên thì DWL cũng có khuynhhướng tăng lên tương ứng. Kết quả hồi quy DWL theo doanh thu của DN và mức độ tậptrung kinh tế trong ngànhKết quả hồi quy với biến phụ thuộc DWL [DWL_DN], biến độc lập làdoanh thu của DN [DT] trong ngành có tính ĐQ, biến kiểm soát là loại hìnhDN [DNNN, DNTN, DN FDI] cho biết DT có tác động thuận đến DWL_DN,giá trị hệ số β1 có dấu [+] như kỳ vọng và ổn định trong cả 2 mô hình; tácđộng này không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các năm và theo loạihình DN. Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi doanh thu củaDN trong các ngành có tính ĐQ tăng thêm 100 triệu đồng DWL phát sinhthêm trung bình là 5,79 triệu đồng.Bảng 3.1: Kết quả hồi quy DWL theo doanh thu của DN trong ngành cótính độc quyềnBiếnMô hình Pooled OLSHệ số hồi quy Giá trị thống kê tDoanh thuLoại hình DNDNTNDNFDITác động cố địnhtheo thời gian[năm]Hằng sốnR-squaredmax VIFWald test [năm]Mô hình FEM theo nămHệ số hồi quy Giá trị thống kê t0,0579***7,330,0578***7,303329,928784,20,150,974909,930221,40,221,00Không813460860,4124Có1,28-3072460860,41292,760.4274#-0,14Ghi chú:- [***]: có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%;- Các mô hình đã được ước lượng bằng OLS với kỹ thuật Robust theo White để kiểmsoát hiện tượng phương sai thay đổi;- #: p-value của kiểm định Wald về sự đồng thời bằng không của các hệ số hồi quyđứng trước các biến giả năm.Nguồn: Kết quả tính của tác giả từ bộ số liệu điều tra DN của TCTKKết quả hồi quy tỷ lệ DWL/DT của ngành [TYLE_DWL_DT] theo chỉsố CR3 trong những ngành có tính ĐQ và có DWL trong cả 8 năm của giaiđoạn 2006 – 2013, các mô hình đều có hệ số β1 dương [+] như kỳ vọng, CR3có tác động thuận đến TYLE_DWL_DT nhưng có sự khác biệt lớn khi hồi-14quy theo mô hình Pooled OLS và FEM. Với kết quả được trình bày tóm lượctrong bảng 3.22 thì mô hình phù hợp để phản ánh mối quan hệ này là mô hìnhFEM theo ngành [yếu tố thời gian - năm không cho thấy có tác động có ýnghĩa thống kê].Bảng 3.2: Kết quả hồi quy tỷ lệ DWL/Doanh thu ngành theo chỉ số CR3BiếnCR3Mã ngành kinh tế610620910105020232630309135103520611061206499Tác động cốđịnh theo thờigian [năm]Hằng sốnR-squareddfMax VIFWald test [ngành]Wald test [năm]Mô hình PooledOLSMô hình FEMtheo ngànhMô hình FEMtheo nămHệ sốhồi quyGiá trịthốngkê tHệ sốhồi quyGiá trịthốngkê tHệ sốhồi quyGiá trịthốngkê t0,24***7,340,12**2,580,25***7,1013,16**4,037,91*1,45-1,41-2,62*-0,04-2,23***-2,08***-2,673,833,88Không-11,75***1040,2771-5,75-3,96**1040,444133,960,14**Có-1,992,5812,20**2,966,950,71-1,87-3,19-0,40-2,40*-2,30*-3,412,983,322,551,021,860,78-1,18-1,85-0,04-4,47-2,71-1,111,560,61KhôngMô hình FEMtheo ngành vànămHệ số Giá trịhồithốngquykê t-13,26***1040,32481,760,0000,476#2,420,671,500,29-1,12-1,62-0,26-1,87-1,70-1,200,890,58Có-4,48-5,40*1040,485204,070,0010,545#Ghi chú:- [*], [**], [***]: có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%;- Các mô hình đã được ước lượng bằng OLS với kỹ thuật Robust theo White để kiểm soát hiệntượng phương sai thay đổi;- #: p-value của kiểm định Wald về sự đồng thời bằng không của các hệ số hồi quy đứng trước cácbiến giả năm và ngành.- Mã ngành kinh tế trong bảng này tương ứng với mã và tên ngành kinh tế trong bảng 3.19.Nguồn: Kết quả tính của tác giả từ bộ số liệu điều tra DN của TCTKKết quả ước lượng cho biết khi các yếu tố khác không thay đổi, chỉ sốCR3 trong các ngành ĐQ tăng thêm 10% thì TYLE_DWL_DT sẽ tăng thêmtrung bình 1,2%, và có sự khác biệt về tác động cố định giữa các ngành kinhtế.-1,7-15Vấn đề xã hội của tình trạng độc quyền trong nền kinh tế Việt NamBên cạnh DWL, tình trạng ĐQ trong nền kinh tế Việt Nam còn tácđộng tiêu cực và làm phát sinh những vấn đề xã hội khác: năng lực cạnh tranhquốc gia thấp, đặc biệt là xét trên các chỉ số về cung cấp hàng hóa cơ bản vàdịch vụ hạ tầng; tạo ra tình trạng bất bình đẳng trong hoạt động kinh doanh;phát sinh tình trạng tham nhũng, lãng phí; tác động làm cho quá trình cải cáchthể chế chậm lại so với yêu cầu phát triển kinh tế trong quá trình hội nhập.3.3.2.CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT ĐỘC QUYỀNTRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM4.1.Quá trình đổi mới nhận thức về độc quyền và kiểm soát độcquyền trong chính sách phát triển kinh tế ở Việt NamSau Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986, với những đổi mới trong tưduy lý luận, quan điểm và nhận thức về vấn đề cạnh tranh, ĐQ và KSĐQ, tạolập môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng được thể hiện ngày càng rõhơn trong các Văn kiện Đại hội Đảng. Tuy vậy, quan điểm KTNN giữ vai tròchủ đạo trong nền kinh tế cũng đặt ra nhiều thách thức đối với chính sáchcạnh tranh và kiểm soát tình trạng độc quyền.4.2.Kiểm soát độc quyền ở Việt Nam trong những năm qua4.2.1. Kiểm soát hành vi doanh nghiệp độc quyền Kiểm soát giá hàng hóa, dịch vụ độc quyềnChính phủ thực hiện kiểm soát giá bằng định mức giá cụ thể hoặc địnhkhung giá đối với các hàng hóa, dịch vụ Nhà nước ĐQ sản xuất, kinh doanh,hàng hóa, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công phù hợp với nhu cầuthực tiễn của nền kinh tế. Thẩm quyền định giá đối với các hàng hóa, dịch vụnày được thực hiện bởi các cơ quan quản lý nhà nước trung ương hoặc địaphương. Việt Nam vẫn chưa có tổ chức định giá độc lập. Mức giá được địnhra hầu hết vẫn dựa trên cơ sở mức giá đề xuất của các DN. Kiểm soát hành vi lạm dụng vị thế ĐQ, thống lĩnh thị trườngCác hành vi lạm dụng vị thế thống lĩnh trị trường, vị trí độc đã được ghinhận và bị cấm bởi luật. Tuy nhiên, tình trạng lạm dụng vị thế ĐQ, thống lĩnhthị trường của DN như: áp đặt giá mua, bán hàng hoá, dịch vụ bất hợp lý;ngăn cản việc tham gia thị trường của đối thủ cạnh tranh,… vẫn còn phổ biếnvà hiệu quả kiểm soát các hành vi này trên thực tế là rất hạn chế. Điều này-16xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: mô hình cơ quan quản lý cạnh tranhchưa phù hợp; quy định về xác định DN, nhóm DN thống lĩnh thị trường, ĐQtheo pháp luật về cạnh tranh dựa trên tiêu chí chính là thị phần tương đối cứngnhắc, có tính nhị phân, khó xác định chính xác và chưa phù hợp;...4.2.2. Kiểm soát sự hình thành độc quyền Chính sách kiểm soát sự liên kết, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh,hình thành độc quyềnNhững thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, hình thành cartel và hành vi hạnchế cạnh tranh thông qua hiệp hội ngành nghề đã không được kiểm soát hiệuquả. Việc sáp nhập, liên kết giữa các DNNN đặt ngoài sự điều chỉnh của phápluật và sự kiểm soát của cơ quan quản lý cạnh tranh. Vấn đề liên kết, ĐQ vềgiá đã được thể chế hóa bằng các quy định pháp luật. Tuy nhiên, kiểm soátliên kết, ĐQ về giá luôn phải đối mặt với nhiều thách thức và hiệu quả thựcthi trên thực tế còn thấp. Kiểm soát hoạt động M&AViệt Nam đã xây dựng những quy định kiểm soát đối với hoạt độngM&A trên thị trường. Theo đó các vụ M&A sẽ bị cấm khi thị phần kết hợpgiữa các DN chiếm trên 50%. Tuy vậy, môi trường pháp lý và chính sáchkiểm soát M&A của Việt Nam hiện nay vẫn chưa hoàn thiện. Hoạt độngM&A ngày càng sôi động, gia tăng về số lượng và cả quy mô nhưng các giaodịch được thông báo đến cơ quan quản lý cạnh tranh và số thương vụ đượckiểm soát, xử lý trong những năm qua là rất ít.4.2.3. Điều chỉnh cấu trúc thị trường, cải cách thúc đẩy cạnh tranhtrong kinh doanh Chính sách phi tập trung hoá trong các ngành độc quyềnNhà nước đã có những bước đi trong việc phi tập trung hóa trong mộtsố ngành có tính ĐQ như điện, viễn thông, xăng dầu,... Nhưng nhìn chung cácbước đi để phi tập trung hóa trong nhiều ngành ở Việt Nam là rất chậm và hầuhết các DN mới được tách ra hoặc gia nhập ngành là DNNN, có mối quan hệmật thiết lẫn nhau. Chẳng hạn như thị trường phát điện, tính đến cuối năm2013 EVN và các công ty thuộc EVN vẫn còn chiếm đến 61,9%, các DNNNkhác như PVN chiếm PVN chiếm 11,7% và Vinacomin chiếm 5,1%; hay thịtrường viễn thông di động, tính đến năm 2014, Viettel, MobiFone vàVinaPhone – ba DNNN lớn trên thị trường chiếm đến 93% thị phần;…-17 Cải cách, tư nhân hóa khu vực DNNNCải cách, tư nhân hoá DNNN là chính sách mang tính phổ biến đểthúc đẩy cạnh tranh, giảm tình trạng ĐQ ở nhiều nền kinh tế. Từ năm 1992đến cuối năm 2013, Việt Nam đã thực hiện cổ phần hóa 3.659 DN, chuyểnthành công ty TNHH 1TV 1.033 DN, giao 222 DN, bán 158 DN, giải thể 313DN, phá sản 92 DN, chuyển thành công ty TNHH 2TV trở lên 22 DN, cáchình thức khác [sáp nhập, hợp nhất…] 877 DN [Bộ Tài chính, 2013a]. Chínhsách này đã góp phần điều chỉnh cơ cấu DNNN phù hợp với yêu cầu pháttriển, giảm sự bảo hộ, can thiệp của Nhà nước. Tuy vậy, chính sách này đãdiễn ra trong trạng thái dè dặt, còn ngập ngừng, thiếu nhất quán. Do vậy, mặcdù tình trạng can thiệp, bảo hộ của Chính phủ, tình trạng ĐQ của DNNNtrong nền kinh tế có thu hẹp nhưng các TCT, TĐKT NN vẫn còn ĐQ, chi phốithị trường trong nhiều ngành có tính chiến lược. Chính sách giảm rào cản gia nhập ngành, xây dựng môi trườngkinh doanh cạnh tranhViệt Nam đã có nhiều nỗ lực cải cách chính sách, loại bỏ các rào cảngia nhập ngành, tạo điều kiện thuận lợi để các DN thuộc mọi thành phần kinhtế tiếp cận các nguồn lực phục vụ kinh doanh, góp phần điều chỉnh cấu trúcthị trường, thúc đẩy cạnh tranh, giảm ĐQ. Tuy nhiên, việc gia nhập ngành đốivới DN tiềm năng vẫn còn nhiều rào cản; bất bình đẳng trong việc tiếp cậncác nguồn lực cho kinh doanh giữa các DN thuộc các thành phần kinh tế. CácDN lớn, DNNN đã có vị thế thị trường vẫn có những điều kiện thuận lợi,được ưu ái hơn trong việc tiếp cận các nguồn lực phục vụ sản xuất, kinhdoanh. Tính đến hết năm 2013, số lượng DNNN chiếm chưa đến 1% nhưngchiếm đến 37% tổng nợ phải trả của DN trong nền kinh tế, trong đó đáng lưuý là 108 TĐKT, TCT chiếm đến 87,9% tổng nợ của 796 DN 100% vốn nhànước [CIEM, 2015].4.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả KSĐQ ở Việt Nam4.3.1. Mức độ phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt NamTrình độ phát triển của nền KTTT ở Việt Nam hiện nay vẫn còn ở mứcthấp, thể nhận diện trên một số khía cạnh: cơ chế vận hành; sự tồn tại của cácchủ thể kinh tế độc lập dưới nhiều hình thức sở hữu khác nhau; sự vận hànhcủa giá cả trên các thị trường; sự phát triển của các thị trường. Đây sẽ là tháchthức lớn cho việc thực thi chính sách cạnh tranh và KSĐQ trong nền kinh tế.-18Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật về cạnh tranhHệ thống pháp luật của Việt Nam hiện hành vẫn còn nhiều nội dungchưa hoàn thiện cho sự phát triển của nền KTTT, như chưa có luật chống ĐQ,pháp luật cạnh tranh vẫn chưa điều chỉnh một bộ phận DN,… Kết quả khảosát ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý cũng cho thấy có đến 88,8% ýkiến cho rằng "mức độ hoàn thiện của hệ thống luật pháp về cạnh tranh và ĐQảnh hưởng đến hiệu quả KSĐQ đối với một nền kinh tế”, nhưng chỉ có 19,5%ý kiến đồng ý với nhận định “hệ thống luật pháp về cạnh tranh và KSĐQ ởViệt Nam đã hoàn thiện để đảm bảo cho việc KSĐQ”.4.3.3. Năng lực tổ chức thực thi chính sách và pháp luật của cơ quanquản lý cạnh tranhCục Quản lý cạnh tranh là một cơ quan thuộc Bộ Công thương. Thiếtchế này chưa đáp ứng yêu cầu KSĐQ có hiệu quả với những đặc điểm củanền kinh tế Việt Nam. Khảo sát cũng cho thấy có 69,4% nhà khoa học, nhàquản lý không đồng ý với nhận định “Cơ quan Quản lý cạnh tranh ở Việt Namcó đủ năng lực theo dõi và xử lý các vi phạm về pháp luật cạnh tranh, đảmbảo chính sách và pháp luật về cạnh tranh, KSĐQ được thực thi trên thực tế”,trong khi đó tỷ lệ đồng ý là chỉ 5,6%.4.3.4. Khả năng tham gia vào quá trình thực thi chính sách và pháp luậtcủa người tiêu dùngVai trò của người tiêu dùng trong việc thúc đẩy thực thi chính sách,pháp luật cạnh tranh trong nền kinh tế Việt Nam còn nhiều hạn chế trên cả baphương diện: năng lực, ý thức chủ động bảo vệ quyền lợi chính đáng củangười tiêu dùng; khả năng tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của cơquan đại diện; và môi trường pháp lý khuyến khích sự tham gia của chủ thể cótrách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.4.3.5. Áp lực cạnh tranh trong quá trình hội nhậpQuá trình hội nhập đã tạo ra áp lực cạnh tranh mạnh hơn trên thịtrường, giúp đổi mới tư duy quản lý kinh tế, góp phần quan trọng vào việcgiảm bảo hộ, can thiệp vào hoạt động kinh doanh, thúc đẩy cạnh tranh, KSĐQhiệu quả hơn. Khảo sát ý kiến các nhà khoa học, nhà quản lý cũng cho thấyđánh giá tích cực về tác động của hội nhập lên hiệu quả KSĐQ, có 69,5% ýkiến đồng ý với nhận định: “Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam tác độngtích cực đến hiệu quả KSĐQ”.4.3.2.-19CHƯƠNG 5: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁPKIỂM SOÁT ĐỘC QUYỀN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂNNỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM5.1.Quan điểm kiểm soát độc quyền trong quá trình phát triển nềnkinh tế thị trường ở Việt Nam5.1.1. Quan điểm kiểm soát độc quyềnCạnh tranh là nguyên tắc cơ bản, là sức sống của nền KTTT; giảm thiểuĐQ trong nền kinh tế phải được coi là một trong những mục tiêu quan trọngtrong quản lý kinh tế vĩ mô của Chính phủ; chính sách và biện pháp KSĐQcủa Việt Nam phải tiệm cận với chính sách, biện pháp KSĐQ của các nềnkinh tế phát triển; các quy tắc cạnh tranh phải được áp dụng một cách thốngnhất và có hiệu lực chung đối với tất cả các nhân tố tham gia vào thị trường,không phân biệt hình thức sở hữu của DN; chấp nhận cạnh tranh như là mộttất yếu để nâng cao hiệu quả trong quá trình hội nhập và chủ động hội nhập đểtạo áp lực cạnh tranh, KSĐQ.5.1.2. Mục tiêu kiểm soát độc quyềnNâng cao hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả hoạt động củanền kinh tế, giảm tổn thất xã hội do ĐQ; đảm bảo quyền tự do lựa chọn củangười tiêu dùng, sự công bằng trong hoạt động kinh doanh, quyền tự dothương mại và tự do tiếp cận thị trường của DN; hạn chế những thất bại thịtrường mang tính phản cạnh tranh của các DN ĐQ, thống lĩnh thị trường vànhững can thiệp của Nhà nước bóp méo thị trường; đảm bảo các thị trườngphát triển lành mạnh, góp phần đẩy nhanh quá trình hoàn thiện thể chế, pháttriển nền KTTT ở Việt Nam; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nềnkinh tế, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.5.2.Giải pháp kiểm soát độc quyền, thúc đẩy cạnh tranh trong quátrình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam5.2.1. Nhóm giải pháp kiểm soát hành vi doanh nghiệp độc quyền Thực hiện chính sách kiểm soát giá phù hợp với cơ chế thị trườngMột là, tôn trọng nguyên tắc kiểm soát, điều tiết giá trong cơ chế thịtrường, phù hợp với bối cảnh phát triển và cấu trúc của thị trường.Hai là, sử dụng đa dạng các công cụ kinh tế trong việc kiểm soát, điềutiết giá thay cho các biện pháp hành chính.-20Ba là, minh bạch chính sách kiểm soát giá, công khai các chi phí hìnhthành giá hàng hóa, dịch vụ của các DN.Bốn là, khuyến khích cơ chế định giá độc lập. Kiểm soát hành vi lạm dụng vị thế độc quyền, thống lĩnh thịtrường phù hợp với cơ chế thị trường và đảm bảo tính hiệu quảMột là, không phân biệt đối xử giữa DN trong việc kiểm soát, xử lý cáchành vi lạm dụng vị thế độc quyền, thống lĩnh thị.Hai là, hoàn thiện pháp luật cạnh tranh và chống ĐQ nhằm tăng cườngcơ sở pháp lý để các hành vi lạm dụng vị thế độc quyền, thống lĩnh thị trườngcủa DN được nghiêm cấm và đảm bảo tính thực thi trên thực tế.Ba là, tạo cơ chế và khuyến khích người tiêu dùng và các chủ thể thamgia thị trường khiếu kiện những DN có hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thịtrường, lạm dụng vị thế độc quyền, gây thiệt hại đến lợi ích chính đáng củangười tiêu dùng hoặc các chủ thể khác.Bốn là, cơ quan quản lý cạnh tranh và các cơ quan quản lý nhà nước cóliên quan phải thể hiện vai trò chủ động thực hiện các thủ tục điều tra, xử lýcác hành vi lạm dụng vị thế độc quyền, thống lĩnh thị trường.5.2.2. Nhóm giải pháp kiểm soát, ngăn chặn sự hình thành độc quyền Ngăn chặn sự hình thành độc quyền do sự hợp tác, thỏa thuậngiữa các doanh nghiệp trong ngànhMột là, những thỏa thuận giữa các DN dẫn đến hình thành cartel có khảnăng quyết định giá bán và sản lượng cung ứng, phân chia thị trường tiêu thụsản phẩm,… cần phải bị cấm và việc kiểm soát, xử lý cần dựa trên cả nhữngcơ sở gián tiếp.Hai là, đặt cơ quan quản lý nhà nước trong sự điều chỉnh của luật vàngăn cấm việc giúp các DN đi đến các thỏa thuận mà hệ quả là hình thànhcartel, hiệp hội DN chi phối, thống lĩnh thị trường, có khả năng đưa ra cácquyết định hạn chế cạnh tranh. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệpMột là, kiểm soát các vụ M&A trước hết cần căn cứ vào quy mô thịphần và số lượng DN trong ngành, tính các chỉ số HHI, CR làm cơ sở ban đầutheo thông lệ quốc tế. Kiểm soát chặt chẽ các vụ M&A có khả năng gây hạnchế cạnh tranh trong khi hiệu quả kinh tế đối với xã hội không rõ ràng; chế tài-21xử lý phải nghiêm khắc, không chỉ phạt tiền mà cần áp dụng cả biện pháp chiatách DN để không làm gia tăng mức độ tập trung kinh tế trong ngành.Hai là, các ràng buộc pháp lý đối với hoạt động M&A phải được ápdụng cho tất cả các DN; đặt việc sáp nhập các DNNN trong khuôn khổ điềuchỉnh của pháp luật về cạnh tranh.5.2.3. Nhóm giải pháp điều chỉnh cấu trúc thị trường, cải cách thể chếthúc đẩy cạnh tranh trong nền kinh tế Cải cách thể chế, thu hẹp lĩnh vực Nhà nước độc quyềnVới thực trạng ĐQ trong nền kinh tế Việt Nam thì việc giảm thiểu vàkiểm soát tình trạng ĐQ nhà nước là yêu cầu thiết yếu, theo đó cần: xác địnhvai trò và vị trí của DNNN phù hợp với yêu cầu phát triển nền KTTT theohướng không nên xác định một thành phần kinh tế nào là chủ đạo; đẩy mạnhcổ phần hoá, tư nhân hóa các DNNN hoạt động trong các lĩnh vực Nhà nướckhông cần thiết tiếp tục ĐQ, như kinh doanh xăng dầu, sản xuất và phân phốikhí, sản xuất hóa chất cơ bản, khai thác và thu gôm than cứng, viễn thôngkhông dây,…; xóa bỏ tư tưởng bảo hộ và xây dựng những qui định ngăn ngừalạm dụng quyền lực hành chính trong việc thành lập, quản lý, tạo điều kiệncho các DN duy trì và lạm dụng vị trí độc quyền, thống lĩnh thị trường. Đẩy mạnh chính sách phi tập trung hóa trong các ngành độc quyềnChính phủ cần xem xét chia, tách các TCT, TĐKT NN trong nhữngngành sản xuất và phân phối điện, vận tải và kho bãi [hàng không, đường sắt],khai thác và kinh doanh xăng dầu, khí đốt, khai thác và thu gôm than cứng,cung cấp dịch vụ viễn thông,… để điều chỉnh cấu trúc thị trường theo hướngcạnh tranh. Chính sách này cần đảm bảo các đơn vị mới có khả năng cạnhtranh với nhau, khu vực tư nhân có khả năng gia nhập thị trường để thúc đẩycạnh tranh. Từ kết quả phân tích hồi quy tỷ lệ DWL/DT theo chỉ số CR3, cóthể nói chính sách này không chỉ thúc đẩy cạnh tranh trong các ngành mà còngiúp làm giảm tỷ lệ DWL/DT. Kinh nghiệm ở một số quốc gia cũng cho thấychính sách này mang lại những tác động tích cực đối với nền kinh tế. Gỡ bỏ các rào cản gia nhập ngành đối với DN tiềm năngNhà nước cần rà soát, xác định danh mục đủ chi tiết những ngành nghềmà DN không được kinh doanh; cải cách thủ thục, tạo điều kiện thuận lợi choviệc gia nhập ngành, tôn trọng quyết định của nhà đầu tư phù hợp với cơ chếthị trường; khuyến khích khu vực tư tham gia kinh doanh, cung ứng hàng hóa-22và dịch vụ trong tất cả các ngành mà pháp luật không cấm, đặc biệt nhữngngành cung cấp các hàng hóa thiết yếu, dịch vụ hạ tầng, dịch vụ công đangtrong tình trạng ĐQ.5.2.4. Nhóm giải pháp cải thiện các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kiểmsoát độc quyền Phát triển thể chế thị trường, thừa nhận cạnh tranh là động lựccho sự phát triển của nền kinh tếCần nhận thức đúng vai trò kinh tế của Nhà nước, cơ chế quản lý củanhà nước phù hợp với KTTT, bảo đảm sự tương thích cơ chế quản lý nhànước với cơ chế vận động khách quan của thị trường. Tôn trọng nguyên tắccủa cạnh tranh trong xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật, chính sáchkinh tế. Xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống thị trường, nhất là thị trườngcác yếu tố sản xuất để DN tiềm năng dễ dàng tiếp cận với các yếu tố đầu khigia nhập ngành. Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ cạnh tranh, kiểm soát độcquyền trong nền kinh tếCần sớm xây dựng và ban hành Luật Chống độc quyền. Nâng cao vị thế, năng lực của cơ quan quản lý cạnh tranhViệt Nam cần xây dựng cơ quan quản lý cạnh tranh độc lập tương đốivới chính phủ và các bộ, không phụ thuộc vào ý kiến của bộ nào trước khi đưara một phán quyết thực thi luật. Phát triển đội ngũ am hiểu các nguyên tắccạnh tranh, các quy định và cơ chế KSĐQ để làm công tác quản lý cạnh tranh. Nâng cao vai trò và khả năng tham gia của người tiêu dùng vàoquá trình thực thi chính sáchChính sách cần mở ra cơ chế khuyến khích người tiêu dùng và các chủthể tham gia thị trường khiếu kiện những hành vi phản cạnh tranh gây thiệthại đến lợi ích chính đáng. Phát huy vai trò của tổ chức xã hội tham gia bảo vệquyền lợi người tiêu dùng, cải thiện cả về vị trí pháp lý lẫn năng lực đại diện. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, chấp nhận cạnh tranh từ bênngoàiChấp nhận cạnh tranh từ bên ngoài, xác định lộ trình mở cửa, tự do hoáthương mại và đầu tư để thúc đẩy cạnh tranh ở những ngành còn có cấu trúcĐQ. Đồng thời, xây dựng các luật và chính sách cạnh tranh tương thích chungvới các nền kinh tế thị trường, các đối tác thương mại phát triển.-23KẾT LUẬNTrên cơ sở khung phân tích về ĐQ, KSĐQ cho nền kinh tế Việt Nam,nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy các ngành có tính ĐQ, mức độ tậptrung kinh tế cao phần lớn là các ngành công nghiệp và dịch vụ có vai tròquan trọng, có tính chiến lược đối với nền kinh tế. Phân tích đặc điểm về sởhữu cho thấy DN có vốn NN chiếm tỷ lệ lớn trong các DN có vị thế chiếmlĩnh, chi phối ở những ngành này. Sự hình thành ĐQ này xuất phát từ nhiềunguyên nhân, trong đó yếu tố mang tính thể chế, chính sách phát triển kinh tếcủa Nhà nước được cho là nguyên nhân đáng chú ý nhất.DWL trong nền kinh tế Việt Nam bằng khoảng 1,99% - 4,47% GDP,trung bình năm bằng 2,93% GDP tính theo giá hiện hành. Kết quả phân tíchDWL theo ngành, các ngành công nghiệp chiếm đến 81,76%, các ngành dịchvụ chiếm 17,88%, các ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ.Phân tích DWL theo đặc điểm sở hữu của DN cho thấy khu vực DN có vốnNN chiếm trung bình 74% DWL, DNTN và DN FDI không có vốn NN chiếmtrung bình 26% DWL trong giai đoạn 2006 - 2013.Kết quả phân tích hồi quy cho biết trong điều kiện các yếu tố kháckhông đổi, khi doanh thu của DN trong các ngành có tính ĐQ tăng lên thêm100 triệu đồng thì DWL phát sinh thêm trung bình là 5,79 triệu đồng. Tácđộng này không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các năm và theo loạihình DN. Nghiên cứu cũng đã cho biết thị phần của 3 DN đứng đầu [CR3]trong các ngành có tính ĐQ và gây ra DWL tăng thêm 10% thì tỷ lệ DWL/DTngành sẽ tăng thêm trung bình 1,2%. Giá trị tỷ lệ DWL/DT không có sự khácbiệt có ý nghĩa thống giữa các năm nhưng có sự khác biệt giữa các ngành kinhtế.Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường Việt Namđã thực hiện nhiều chính sách, biện pháp kiểm soát độc quyền, thúc đẩy cạnhtranh. Tuy nhiên, chính sách và kết quả KSĐQ còn nhiều nội dung chưa phùhợp với yêu cầu phát triền nền KTTT, đó là: chính sách kiểm soát giá còn bấtcập cả về thẩm quyền, cơ chế và phương thức định giá, điều tiết giá; hiệu quảthực thi pháp luật cạnh tranh thấp, các hành vi lạm dụng vị thế ĐQ, thống lĩnhthị trường của DN chưa được xử lý, trong nhiều trường hợp được sự bảo trợ

Video liên quan

Chủ Đề