Vì sao chỉ kéo mà không đẩy khi dùng xe

Trong bài viết Cách xử lý lái xe an toàn với số tự động của bác @bangtran có đoạn "Không nên chuyển cần số sang vị trí “N” khi xe đang di chuyển. Chỉ dùng vị trí này khi đang dừng xe đợi đèn đỏ hoặc để chuyển hệ truyền động. Tai nạn nghiêm trọng có thể xảy ra trong trường hợp bạn vô tình chuyển cần số từ vị trí này về “D” hoặc “R”." Em thấy đây là thói quen của khá nhiều bác tài gặp phải nên em chia sẻ với các bác thông tin về điều này.

Việc chuyển cần số về vị trí N khi xe đang di chuyển nguyên nhân là từ thói quen lái xe số sàn của các bác tài chuyển về số N lợi dụng quán tính của xe để tiết kiệm nhiên liệu. Trong thành phố, trường hợp thường xuyên xảy ra nhất đối với những tài xế điều khiển xe khi sắp dừng đèn đỏ, về số N cho xe chạy theo quán tính và rà phanh từ từ để xe dừng hẳn. Hoặc ngoài cao tốc cũng có người về số N khi xe đang chạy với tốc độ cao để lấy trớn. Điều này là không đúng đối với hộp số tự động và có thể gây nguy hiểm khi lái xe và làm hư hỏng hộp số về lâu về dài. 

Nguyên tắc của việc chạy xe số tự động là không được chuyển số khi vòng tua động cơ ở mức cao hơn vòng tua tiêu chuẩn ở chế độ cầm chừng [garangty], thông thường con số này ở đa số các dòng xe là 700-900 vòng/phút. Điều này có nghĩa là bạn chỉ có thể thực hiện việc chuyển số qua lại giữa P,R,N,D khi xe đã dừng hẳn.

Khi xe đang di chuyển, bạn không được phép thực hiện việc chuyển số giữa 4 cấp số cơ bản P,R,N,D. Riêng một số dòng xe có trang bị hộp số thể thao có thêm chế độ M và +/- thì việc chuyển số giữa hai chế độ D và M hoàn toàn được phép.

Xem thêm: Kinh nghiệm lái xe số tự động cho người mới biết lái

Vì sao không nên ?

Khi chuyển số từ N sang D và ngược lại, hệ thống bơm thủy lực của hộp số tự động sẽ kích số hoặc nhả số, do đó nếu chuyển qua lại liên tục giữa 2 cấp số này sẽ làm giảm tuổi thọ hộp số. Thậm chí nếu dừng xe trong khoảng thời gian ngắn thì nên đạp phanh và giữ cần số ở vị trí D chứ không nên về N.

Hộp số tự động trong ô tô thường xuyên bơm nhớt để bôi trơn các chi tiết trong hộp số, khi về số N thì hộp số sẽ tự động cắt bơm nhớt. Nếu xe bạn đang chạy mà về N, thì bơm nhớt không hoạt động trong khi các thành phần khác vẫn hoạt động liên tục ở cường độ cao, điều này sẽ gây nóng và cháy các lá li hợp dẫn đến hư hỏng hộp số.

Trong sách hướng dẫn sử dụng của các xe Mercedes-Benz cũng có đoạn : “Sẽ xuất hiện tình huống nguy hiểm nếu ta chuyển số ra khỏi vị trí P hoặc N trong khi tốc độ động cơ lớn hơn tốc độ vòng quay tối thiểu của động cơ [garangty]”.

Như vậy, trong trường hợp cần số ở vị trí N mà bạn muốn tiếp tục chạy tiếp chứ không dừng lại, theo thói quen bạn sẽ chuyển về D và tăng ga đi tiếp. Xe chưa dừng hẳn mà đã vào số D, Việc này là rất nguy hiểm và dẫn đến hư hỏng hộp số rất nhanh, chưa kể xe sẽ xảy ra các tình huống như giật mạnh hoặc gây ra mất lái vì hộp số không kịp phản ứng với sự chênh lệnh giữa vòng tua động cơ hiện tại với vòng tua của chế độ ga răn ti. Theo nguyên tắc khi chuyển số lúc nào cũng phải đạp phanh để đảm bảo an toàn.

Việc chạy trớn với số N sẽ gây hỏng hộp số về lâu dài

Việc về số N khi xe đang chạy cũng sẽ làm vô hiệu hóa các hệ thống an toàn điện tử, ví dụ như hệ thống cân bằng điện tử ESP, như vậy sẽ phần nào làm giảm mức độ an toàn khi xe vào cua và dễ dẫn đến mất lái.

Và sách hướng dẫn sử dụng của xe Mazda cũng có đoạn nói rất rõ: “Không được chạy xe với số N bất cứ khi nào vẫn còn lăn bánh, vì chức năng phanh động cơ sẽ mất tác dụng và làm hỏng hộp số”. Như vậy, rõ ràng các hãng xe luôn khuyến cáo người lái xe không nên chuyển số qua lại giữa N và D thường xuyên, nhất là không để số N khi xe còn lăn bánh và ngược lại.

Xem thêm: Làm gì để khỏi nhầm chân ga với chân phanh?

Chuyển số thế nào là đúng

Nhiều người trong giới lái xe truyền tai nhau rằng, từ khi xe bắt đầu lăn bánh cho đến khi xe dừng hẳn, tay phải của bạn tuyệt đối không đụng vào cần số. Và cũng nên chú ý khi chở trẻ nhỏ trên xe vì sự hiếu động của trẻ em có thể vô tình làm thay đổi cấp số dẫn đến nguy hiểm.

Cũng có ý kiến cho rằng khi dừng đèn đỏ với thời gian lâu, không nên về P mà hãy về N và kéo phanh tay vì nếu cần số ở vị trí P mà không may xe đằng sau mất phanh và đâm vào xe mình thì ngay lập tức hộp số sẽ hư hỏng. Tuy vậy thực tế, việc chuyển về P khi thời gian dừng lâu lại là cách an toàn và giúp lái xe thư giãn đôi chân trước khi tiếp tục lái xe.

Nhiều người hỏi rằng tại sao nhà sản xuất thiết kế hộp số để xe có thể về N dễ dàng trong khi đang chạy, trong khi đó lại khuyến cáo không nên làm việc này ? Chỉ có một trường hợp phải dùng số N khi lăn bánh trong trường hợp xe cần phải cứu hộ và kéo trên đường thì phải về N và tắt máy để hạn chế tối đa hư hỏng hộp số.

Và như bài viết đã phân tích, nếu bạn có thói quen về N để xe chạy trớn thì hãy nhanh chóng thay đổi thói quen này, nếu không chính bạn đang làm giảm tuổi thọ hộp số của xe, không những thế còn có khả năng gây nguy hiểm trong vài tình huống khác.

Theo Vnmedia

Xem thêm: Cách lái xe số tự động, số sàn lên dốc, đổ đèo, ôm cua & vượt xe an toàn

Dừng lại một chút bác ơi!! Deal Hot đang chờ bác.

ƯU ĐÃI MUA BẢO HIỂM Ô TÔ LIBERTY HOÀN PHÍ ĐẾN 35%

Hiện tại danhgiaXe.com kết hợp cùng bảo hiểm Liberty Việt Nam ra mắt chương trình ưu đãi đặc biệt HOÀN PHÍ ĐẾN 35% khi mua bảo hiểm thân vỏ [giúp bác tiết kiệm một số tiền kha khá đấy!] Vì số lượng ưu đãi có hạn nên bác nào quan tâm thì nhanh tay bấm vào nút bên dưới để được tư vấn cụ thể nhé, các bác chỉ mất 30s.

P/s: Liberty [công ty Mỹ] là một trong các công ty Top đầu về bảo hiểm ô tô ở Việt Nam.

Đăng kí nhận ưu đãi ngay!

Xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY


  1. Đạp phanh chân để xe giảm tốc và dừng lại
  2. Về số P
  3. Kéo phanh tay, trước hoặc sau khi nhả phanh chân

Điều không tốt ở trình tự này nằm ở việc giữa chốt đỗ và chân răng của đĩa khi ăn khớp với nhau thường có một khoảng hở. Khi người lái thả phanh chân, xe ít nhiều sẽ bị trôi khiến cho chốt đỗ trượt, ma sát và chịu lực va đập với chân răng. Những lực tác động này sẽ càng lớn khi người lái thả phanh chân trước khi kéo phanh tay. Đặc biệt là khi xe dừng trên dốc nghiêng và xe chở nặng thì sự va đập và chốt đỗ càng mạnh.


Chốt đỗ bị gãy do va đập mạnh [Nguồn ảnh]​

Tất nhiên, khi nhà sản xuất thiết kế hộp số thì các chi tiết cơ khí như chốt đỗ đã được tính toán sức bền đầy đủ để có thể làm việc trong thời gian dài với nhiều tình huống khác nhau, cả tốt lẫn xấu. Nhưng trong thực tế vẫn có nhiều trường hợp chốt đỗ trong hộp số tự động bị gãy do bị hành hạ kéo dài. Vì vậy, ta nên tập thói quen đậu xe số tự động với số P cho đúng. Các bước thực hiện sẽ phức tạp hơn, đổi lại anh em sẽ tránh rơi vào tình huống đau đớn khi chốt đỗ bị gãy.

  1. Đạp phanh chân để xe giảm tốc và dừng lại
  2. Vào số N
  3. Kéo phanh tay
  4. Thả phanh chân
  5. Vào số P

Nói tóm lại, anh em đi xe số tự động và có phanh tay có truyền thống khi đỗ xe nên cài phanh tay trước khi vào số P. Còn nếu anh em cảm thấy 5 bước này mình vừa kể quá dài thì có thể tạm bỏ qua buốc về N để đơn giản và dễ nhớ hơn.

Mở rộng thêm vấn đề này, dấu [*] phía trên có thể xem là niềm vui cho anh em đang đi xe có phanh tay điện tử, vừa có thể bỏ qua nỗi lo gãy chốt đỗ trong hộp số vừa không cần trình tự phức tạp kể trên. Một phần là vì cơ cấu giữ phanh của phanh tay điện tử tốt hơn nhiều so với phanh tay cơ truyền thống. Một phần khác là bởi phanh tay điện tử tự động sẽ tự nhả khi người lái chuyển từ số D qua N, R về P, hoặc một vài dòng xe cao cấp dùng cần số điện ta có thể cài thẳng từ số D qua P.

Chúc anh em lái xe an toàn.

Cục Cảnh sát giao thông [Bộ Công an] trả lời:

Luật giao thông đường bộ năm 2008 nghiêm cấm hành vi người điều khiển phương tiện để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh [trừ phương tiện chuyên dụng].

Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định xử phạt hành vi người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy mà điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác thì bị phạt tiền từ 300.000 đồng - 400.000 đồng. Trường hợp người điều khiển xe vi phạm quy định trên mà gây ra tai nạn giao thông, thì còn bị tước giấy phép lái xe từ 02 tháng - 04 tháng.

Đối với người điều khiển ô tô thì bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe ô tô kéo theo xe khác, vật khác [trừ trường hợp kéo theo một rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoặc một xe ô tô, xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được]; điều khiển xe ô tô đẩy xe khác, vật khác; điều khiển xe kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo thêm rơ moóc hoặc xe khác, vật khác; không nối chắc chắn, an toàn giữa xe kéo và xe được kéo khi kéo nhau.Trường hợp người điều khiển xe vi phạm quy định trên mà gây ra tai nạn giao thông, thì còn bị tước giấy phép lái xe từ 02 tháng - 04 tháng.

Đối với xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác thì bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe  thực hiện hành vi người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.

Khi đang điều khiển phương tiện trên đường, việc kéo, đẩy theo xe khác là vô cùng nguy hiểm. Nhiều vụ TNGT xảy ra do người tham gia giao thông tự ý kéo, đẩy theo xe khác, dẫn đến mất chủ động, gây nguy hiểm cho mọi người tham gia giao thông xung quanh mình. Vì vậy không được kéo, đẩy xe khác [trừ phương tiện chuyên dụng] khi đang điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

H. Đáp

Video liên quan

Chủ Đề