Vì sao con người đặt tên cho bão

  • Infographics
  • Video
  • Magazine
  • Quiz

Nguồn: //tienphong.vn/tai-sao-moi-con-bao-deu-co-ten-va-ai-la-nguoi-dat-ten-cho-bao-post1384031.t...Nguồn: //tienphong.vn/tai-sao-moi-con-bao-deu-co-ten-va-ai-la-nguoi-dat-ten-cho-bao-post1384031.tpo

sự kiện Clip hot

Tế bào ung thư hình thành và phát triển trong cơ thể như thế nào?

Qua bài viết này mvatoi.com.vn xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về Vì sao con người đặt tên cho các cơn bão hay nhất và đầy đủ nhất

Điều kiện để được đặt tên

Không như ở Việt Nam nơi các cơn bão được đặt tên theo số thứ tự của nó trong năm, trên thế giới, mỗi cơn bão ngày nay đều có tên riêng, thậm chí còn có những cái tên rất hay mỹ miều và thơ mộng như Harvey, Irma hay Katrina… Các cơn bão nhiệt đới bắt đầu được đặt tên từ đầu thế kỷ 20, lý do là để tạo thuận lợi, dễ dàng cho việc liên lạc giữa các nhà dự báo thời tiết và công chúng trong việc theo dõi và chú ý đến các cảnh báo về bão hơn, tránh nhầm lẫn giữa các cơn bão.

Bạn đang xem: Vì sao con người đặt tên cho các cơn bão

Tuy nhiên, các nhà khí tượng học đã phải mất rất nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu và đưa ra danh sách tên gọi, giúp các cơn bão có “quyền lợi” được đặt tên riêng như bây giờ. Trước mỗi mùa bão bắt đầu, các chuyên gia sẽ chỉ định tên gọi cho những cơn bão theo một danh sách chính thức đã được phê duyệt.

Người ta cho rằng tên của các bão lần đầu tiên xuất hiện là do một nhà dự báo thời tiết của Australia. Ông đặt tên bão theo tên của những chính trị gia mà ông ghét nhất.

Trước kia, hầu hết bão được đặt tên theo đường kinh – vĩ tuyến mà chúng đi qua. Cách đặt tên này đối với các nhà khí tượng thì không có vấn đề gì, nhưng đối với người dân thì lại rất khó nhớ, nhất là những người sống gần biển khi tìm kiếm thông tin về bão. Điều kiện để một cơn bão có tên gọi là khi nó bắt đầu xuất hiện vòng xoáy và có vận tốc gió đạt 63 km/h.

Hiện nay, Tổ chức Khí tượng Thế giới [WMO] có 6 danh sách tên bão khác nhau và sẽ được quay vòng với chu kỳ 6 năm. Nghĩa là danh sách tên bão được sử dụng trong năm 2020 sẽ được sử dụng tiếp vào năm 2026. Trong từng danh sách sẽ bao gồm 21 tên gọi [các tên có chữ cái Q, U, X, Y, Z không được sử dụng]. Như vậy, mỗi năm sẽ có một danh sách gồm 21 tên và năm sau lại một danh sách 21 tên khác, nhưng nếu một năm có nhiều hơn 21 cơn bão [ví dụ năm 2005] thì khi đó, tên của những cơn bão từ 21 trở đi sẽ có tên theo bảng chữ cái Hy Lạp.

Tuy nhiên, cũng có ngoại lệ. Những cơn bão nào gây ra thiệt hại nghiêm trọng, mức độ phá hủy để lại hậu quả lâu dài sẽ không được tái sử dụng vì những lý do liên quan đến luật pháp và lịch sử. Chẳng hạn như cái tên “Katrina” sẽ không bao giờ được sử dụng nữa vì những tàn phá mà cơn bão Katrina gây ra ở New Orleans năm 2005. Cái tên “Harvey” cũng không còn tái sử dụng vì gây ra ngập lụt nặng nề ở Houston trong năm 2017. Trong trường hợp đó, WMO sẽ đưa ra những cái tên mới để thay thế.

Xem thêm: Trong 12 con giáp rồng thuộc con giáp thứ mấy

Mỗi đại dương sẽ có danh sách cho riêng mình

Mỗi đại dương lớn trên thế giới sẽ có các danh sách tên bão cho riêng mình. Tên của một cơn bão sẽ bị thay đổi nếu như chúng “vượt biên” từ đại dương này qua đại dương khác hoặc biến đổi thành áp thấp nhiệt đới rồi phát triển lại thành bão.

Ở vùng Bắc của Ấn Độ Dương, các bão nhiệt đới không được đặt tên. Tại Tây Nam của Ấn Độ Dương, bão lần đầu có tên vào mùa 1960-1961. Vùng Australia và Nam Thái Bình Dương, tên phụ nữ được lấy làm tên bão từ năm 1964 và 10 năm sau thì tên của nam cũng được dùng.

Ở Thái Bình Dương, các cơn bão nhiệt đới trong Chiến tranh Thế giới thứ II được đặt tên không chính thức theo tên của phụ nữ. Nguyên tắc bất thành văn này do đoàn dự báo thời tiết của Lục và Hải quân Mỹ đề ra, thường lấy tên vợ hoặc bạn gái của các nhà dự báo.

Năm 1950, Cơ quan Khí tượng Hoa Kỳ [NWS] đã phát triển một hệ thống đặt tên bão theo bảng chữ cái [như Able, Baker, Charlie…]. Hệ thống này được sử dụng lặp đi lặp lại mỗi năm. Cơn bão đầu tiên trong năm luôn có tên là “Able”, cơn bão thứ hai trong năm luôn có tên là “Baker”, cứ như vậy.

Song đến năm 1953, nhận thấy phương pháp đặt tên kiểu này có nhiều bất cập vì đã có nhiều cơn bão mang tên giống nhau nên NWS lại thay đổi hệ thống và các cơn bão được đặt theo tên phụ nữ. Cách làm này bắt chước các nhà khí tượng hàng hải, có thói quen đặt tên các con tàu theo tên phụ nữ như trên. Thứ tự dựa trên bảng chữ cái tiếng Anh [alphabet].

Đến những năm 1960, phong trào nữ quyền thế giới phản đối việc lấy tên phụ nữ đặt cho bão vì bão toàn đem lại điều tồi tệ. Do vậy, đến năm 1978, WMO đã dùng cả tên nam giới và nữ đặt tên cho các cơn bão xen kẽ nhau. Tên cơn bão do các nước thành viên tiến cử cho WMO lựa chọn. Năm 1979, chính sách sử dụng tên của cả hai giới để gọi những cơn bão được WMO và NWS thống nhất thông qua.

Xem thêm: Mệnh sơn đầu hỏa 1994 hợp màu gì

Còn các cơn bão ở lòng chảo Đông Bắc Thái Bình Dương được đặt theo tên phụ nữ từ năm 1959-1960. Năm 1978, cả hai loại tên đều được sử dụng.

Ở lòng chảo Tây Bắc Thái Bình Dương [khu vực gồm 14 quốc gia, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản…], các cơn bão được đặt theo một danh sách các tên mới lạ từ ngày 1/1/2000. Ủy ban bão của khu vực đã họp và đưa ra quyết định: các nước sẽ đề cử tên các cơn bão để lựa chọn vào danh sách được duyệt đặt tên cho bão.

Những tên mới bổ sung bao gồm các tên châu Á, được lấy từ các nước và vùng lãnh thổ là thành viên của WMO trong khu vực. Mỗi trong số 14 thành viên cung cấp 10 cái tên, tạo thành danh sách 140 tên bão. Các cơn bão hình thành ở khu vực này sẽ được Trung tâm Bão nhiệt đới Tokyo thuộc Cơ quan Khí tượng Nhật Bản lựa chọn và đặt tên.

Những tên này có hai điều khác biệt so với tên bão ở các nơi trên thế giới. Thứ nhất, hầu hết chúng không phải là tên riêng của người, mà thường là tên các vị thần, các loài hoa, chim, cây cỏ, động vật quý hiếm, địa danh nổi tiếng hay thậm chí tên món ăn để đề cử cho Ủy ban bão của khu vực. Thứ hai, các tên này không được đặt tuần tự theo thứ tự chữ cái, mà theo thứ tự chữ cái của tên các nước.

Riêng với Việt Nam, trước đây Tổng cục Khí tượng thủy văn quốc gia đã đề xuất 20 tên gọi cho bão là tên thuần túy tiếng Việt. Ủy ban bão của khu vực chọn 10 tên do chúng ta đề cử gồm: Conson, Saola, Songda, Sontinh, Lekima, Sonca, Bavi, Tramy, Halong, Vamco.

Ngoài ra, ở Việt Nam, mỗi cơn bão vào biển Đông còn được đánh số theo thứ tự từng năm như quy định của Nhà nước [và vẫn có tên quốc tế như khi Việt Nam đăng ký tên]. Ví dụ: Năm 2012, bão số 8 ở Việt Nam là tên gọi của bão Sơn Tinh [tên quốc tế do Việt Nam đăng ký]; năm 2020, bão số 10 ở Việt Nam có tên gọi quốc tế là bão Goni.

Mỗi năm, Ủy ban bão sẽ họp một lần và có bàn đến nội dung các nước đề cử tên mới, loại tên cũ theo danh sách, các nước có thể kiến nghị bỏ tên bão do nước khác đặt. Thực tế là Hàn Quốc từng đề nghị loại bỏ tên bão Saomai [Việt Nam đề cử] ra khỏi danh sách tên bão vì cơn bão mang tên này đã gây hậu quả nghiêm trọng cho Hàn Quốc. Việt Nam cũng đã đề nghị bỏ tên bão Chanchu do Hàn Quốc đặt vì đã gây hậu quả nghiêm trọng cho Việt Nam và Ủy ban bão của khu vực đã chấp nhận.

Xem thêm: Cung bọ cạp thích màu gì

Câu hỏi:Vì sao con người đặt tên cho các cơn bão?

Trả lời:

Không như ở Việt Nam nơi các cơn bão được đặt tên theo số thứ tự của nó trong năm, trên thế giới, mỗi cơn bão ngày nay đều có tên riêng, thậm chí còn có những cái tên rất hay mỹ miều và thơ mộng như Harvey, Irma hay Katrina... Các cơn bão nhiệt đới bắt đầu được đặt tên từ đầu thế kỷ 20, lý do là để tạo thuận lợi, dễ dàng cho việc liên lạc giữa các nhà dự báo thời tiết và công chúng trong việc theo dõi và chú ý đến các cảnh báo về bão hơn, tránh nhầm lẫn giữa các cơn bão.

Các em cùng tìm hiểu về những cơn bảo lớn nhất lịch sử nhé!

1. Bão là gì?

Bãolàxoáy thuậnquy mô synop [500−1000km] không có front, phát triển trên miền biểnnhiệt đớihaycận nhiệt đớiở mực bất kỳ và có hoàn lưu xác định.

Trong không gian ba chiều, bão là một cột xoáy khổng lồ, ở tầng thấp [khoảng 0−3km] không khí nóng ẩm chuyển động xoắn trôn ốc ngược chiều kim đồng hồ [ở Bắc Bán Cầu] hội tụ vào tâm, chuyển động thẳng đứng lên trên trong thành mắt bão và tỏa ra ngoài ở trên đỉnh theo chiều ngược lại. Ở chính giữa trung tâm của cơn bão không khí chuyển động giáng xuống, tạo nên vùng quang mây ởmắt bão. Các thành phần chính của bão bao gồm các dải mưa ở rìa ngoài, mắt bão nằm ở chính giữa vàthành mắt bãonằm ngay sát mắt bão.

Giá trị khí áp nhỏ nhất tại tâm bão và tăng dần ra phía rìa bão. Càng vào gần tâm, cường độ gió bão càng mạnh, khu vực tốc độ gió mạnh nhất cách tâm bão khoảng vài chục km. Vào vùng mắt bão gió đột ngột yếu hẳn, tốc độ gió gần bằng không. Khi qua khỏi vùng mắt bão gió lại đột ngột mạnh lên nhưng có hướng ngược lại, đây chính là tính chất ảnh hưởng nguy hiểm nhất của bão

2. Quá trình hình thành và phát triển của bão

BãoIrmanăm 1971, tại thời điểm đó, cơn bão giữ kỷ lục tăng cường độ nhanh nhất trong vòng 24 giờ, với áp suất giảm từ 980 mbar xuống 885 mbar

Bão chỉ có thể hình thành khi có đủ ba điều kiện: nhiệt độ, độ ẩm và động lực để tạo xoáy.

Trên biển phía tây bắcThái Bình Dương, dải vĩ độ 5−20 hai bên xích đạo có nhiệt độ cao [từ 26−27°C trở lên] đảm bảo cung cấp đủ lượng hơi nước khổng lồ bốc hơi mạnh để cung cấp năng lượng ngưng kết cho bão hình thành,lực Coriolisđủ lớn để tạo xoáy.

Đới gió cơ bản vùng nhiệt đới mà trong đó bão hình thành cần phải có độ đứt thẳng đứng nhỏ, vìđộ đứt thẳng đứng của gióngăn cản sự phát triển của xoáy thuận. Thực tế cho thấy, ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, khi đới gió tây trên cao bao trùm lên trên đới tín phong [có hướng đông bắc] thì bão khó hình thành. Trái lại, bên trên tín phong có gió đông dày, thường tới 6 km, thì bão dễ hình thành và phát triển. Đới gió đông càng dày thì bão càng dễ hình thành và phát triển.

Bão thường phát triển lên từ một vùng áp thấp nhỏ ban đầu. Trên vùng Tây Bắc Thái Bình Dương, các vùng áp thấp thường hình thành trênITCZ[dải hội tụ nhiệt đới], rãnh xích đạo hay từ các nhiễu động ở rìa đới tín phong nhưsóng đônghay sóng xích đạo.

Giai đoạn phát triển:

Đặc điểm của giai đoạn này là khí áp bề mặt vùng bão tiếp tục giảm và tốc độ giảm áp ngày càng tăng, trung bình 15−20 hPa/ngày, cá biệt lên tới 97 hPa/ngày và 51 hPa/8 giờ [cơn bão Irma năm 1971 trên Tây Bắc Thái Bình Dương], cho đến khi đạt giá trị khí áp thấp nhất. Gió bão cũng càng ngày càng mạnh thêm một cách nhanh chóng với vùng gió mạnh nhất được hình thành và thu hẹp lại trong vách bão với bán kính chỉ chừng 100 km trở lại. Tốc độ gió mạnh nhất ở vùng gần trung tâm bão thường xuất hiện vào cuối giai đoạn này.

Giai đoạn chín muồi:

Giai đoạn này bắt đầu khi sự phát triển của bão đã hoàn tất, khí áp trung tâm bão không tiếp tục giảm thêm và tốc độ gió cực đại ở vùng gần trung tâm bão cũng không tăng thêm nữa. Nhưng ở giai đoạn này phạm vi bão và vùng gió mạnh ở gần trung tâm bão thường mở rộng hơn. Đặc biệt bán kính vùng gió mạnh từ khoảng trong 100 km có thể mở rộng tới 200 km hoặc hơn nữa. Giai đoạn này thường kéo dài vài ba ngày, có khi tới cả tuần lễ ở trênđại dương.

Giai đoạn tan rã:

Khi bão đi vào đất liền, do ảnh hưởng của địa hình và đặc biệt là do không được cung cấp đầy đủ hơi ẩm nên bão bị mất tiềm nhiệt ngưng kết năng lượng để tồn tại, kích thước thu hẹp, khí áp đầy lên nên nó bị suy yếu và tan rã sau 1−2 ngày. Bão cũng có thể suy yếu và tan rã trên biển khi gặp những điều kiện bất lợi như: đi vào vùng nước lạnh, bị không khí lạnh xâm nhập vào, kết cấu hoàn lưu trên cao không thuận lợi,...

3. 12 cơn bão lớn nhất ghi nhận trong lịch sử thế giới

1. Bão Tip - 1979

Cơn bão Tip xuất hiện vào năm 1979 gần Micronesia, phía Tây Thái Bình Dương. Với áp suất không khí thấp kỉ lục ở mức 870hPa và có đường kính 2.200 km, bão Tip đã phá vỡ mọi kỷ lục về quy mô và cường độ trong lịch sử. Ngày 12/10/1979, bão Tip hình thành trên Thái Bình Dương với sức gió 305km/giờ nhưng khi đến khu vực đất liền thuộc đảo Honsu chỉ còn ở mức 130 km/giờ. Bão Tip tạo nên 600 trận lở đất ở Nhật Bản, phá hủy 22.000 ngôi nhà và khiến 86 người chết

2. Siêu bão Nora - 1973

Siêu bão Nora xuất hiện ở phía Đông Philippines vào ngày 1/10/1973. Cơn bão nhanh chóng mạnh lên trong 4 ngày với sức gió 298km/giờ. Áp suất không khí khi đó ở mức 877 hPa, mức thấp nhất từng được ghi nhận tại thời điểm đó. Siêu bão Nora đổ bộ vào hòn đảo của Luzon của Philippines 6 ngày sau đó. Khi cơn bão đến khu vực phía Đông Nam Trung Quốc vào ngày 10/10, cơn bão đã suy yếu đi đáng kể. Siêu bão Nora khiến 18 người thiệt mạng và gây ra tổng thiệt hại trị giá khoảng 2 triệu USD.

Siêu bão Yasi gây nên sóng to và gió lớn tại Cairns

3. Siêu bão June - 1975

Siêu bão June được ghi nhận vào năm 1975 với sức gió mạnh nhất lên tới 297km/giờ. May mắn rằng cơn bão đã không thể tiếp cận đến khu vực đất liền và biến mất trên Thái Bình Dương. Siêu bão June cũng là cơn bão đầu tiên có ba vòng tròn đồng tâm xung quanh mắt bão.

4. Siêu bão Ida - 1958

Ida xuất hiện phía phía Tây Thái Bình Dương vào ngày 20/9/1958. Siêu bão nhanh chóng đạt tới sức gió 321km/giờ chỉ sau 3 ngày. Tuy nhiên đến khu vực đảo Honsu của Nhật Bản, siêu bão Ida chỉ còn sức gió 129km/giờ. Cơn bão tạo nên trận mưa xối xả ở phía Đông Nam Nhật Bản và phá hủy hai ngôi làng nhỏ. Mưa lớn khiến 888 người chết và 1900 trận lở đất .

5 . Siêu bão Kit - 1966

Siêu bão Kit hình thành ở Thái Bình Dương vào ngày 25/6/1966. Báo cáo xác nhận rằng cơn bão đạt tới sức gió 313km/giờ nhưng khi đó công nghệ đo sức gió vẫn còn ở mức sơ khai. Siêu bão Kit đổ bộ vào đảo Honsu ngày 28/6 khiến 64 người chết.

6 . Siêu bão Rita - 1978

Siêu bão Rita xuất hiện vào ngày 15/10/1978 nhưng chỉ đạt sức gió ở mức 5 sau 8 ngày. Áp suất không khí đo được ở mức 878hPa, ít hơn 8 hPa so với áp suất của cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận. Siêu bão Rita duy trì cường độ này trong vòng 3 ngày. Trong quá trình đổ bộ vào Philippines, siêu bão Rita trở nên suy yếu. Số người chết chính xác do siêu bão Rita cho đến nay vẫn chưa được thống kê đầy đủ.

7. Siêu bão Vanessa - 1984

Vanessa đổ bảo vào đảo Guam, hòn đảo thuộc quyền kiểm soát của Mỹ ở phía Tây Thái Bình Dương với tốc độ gió 109km/giờ. Sau khi vượt qua đảo Guam cơn bão tiếp tục mạnh thêm và đạt tới sức gió 298km/giờ. Siêu bão Vanessa gây nên tổng thiệt hại trị giá 1.700.000 USD trên đảo Guam.

8 . Bão Katrina - 2005

Cơn bão Katrina được đánh giá là một trong những cơn bão gây tổn thất nặng nề nhất từng đổ bộ vào nước Mỹ nhưng vẫn xếp sau cơn bão Wilma. Hình thành trong vùng biển Caribe vào tháng 10 và di chuyển về hướng Tây nam. Bão Wilma đạt sức gió 296km/giờ với áp suất 885hPa. Wilma đổ bộ lần đầu tiên vào khu vực hòn đảo Cozumel ở Mexico và tiếp tục di chuyển sâu vào đất liền. Bão Wilma gây nên thiệt hại nặng nề nhất ở Florida, Mexico và Cuba. Cơn bão đã khiến 62 người thiệt mạng và gây nên tổn thất ước tính trị giá 29 tỷ USD.

Siêu bão Wilma gây nên thiệt hại nặng nề với nước Mỹ

9 . Siêu bão Joan - 1959

Siêu bão Joan xuất hiện từ phía Tây Thái Bình Dương. Ngày 28/8/1959, siêu bão Joan đạt sức gió 314km/giờ. Chỉ một ngày sau, siêu bão Joan đổ bộ vào Đài Loan với sức gió 298km/giờ. Siêu bão di chuyển qua eo biển Formosa trước khi suy yếu và tan rã ở Trung Quốc. Siêu bão Joan gây ra lũ lụt nặng nề, phá hủy 3.308 ngôi nhà và khiến 14 người thiệt mạng.

10 . Siêu bão Irma - 1971

Siêu bão Irma xuất hiện ở phía Tây Thái Bình Dương nhưng không bao giờ có thể đổ bộ vào đất liền. Sức gió mạnh nhất từng được ghi nhận ở mức 290km/giờ vào ngày 11/11. Cơn bão đã gây nên tình trạng giảm áp suất mạnh từ mức 981hPa xuống còn 884hPa chỉ trong vòng một ngày.

11. Siêu bão Megi - 2010

CNN cho biết, bão Megi là một trong những cơn bão lớn nhất hành tinh kể từ năm 2005. Cơn bão đổ bộ vào phía đông bắc Luzon, Philippines, vào năm 2010, với tốc độ 225km/giờ.

Sau khi đổ bộ vào Philippines, bão Megi suy yếu dần, nhưng lại mạnh trở lại trên Biển Đông. Cơn bão hoành hành ở 3 quốc gia là Philippines, Việt Nam và Trung Quốc, ước tính thiệt hại lên đến 693,7 triệu USD.

Megi là siêu bão duy nhất trong năm 2010.

12. Siêu bão Haiyan - 2013

Bão Haiyan đổ bộ vào Philippines vào đầu tháng 11.2013, với sức mạnh đạt 280-285km/giờ. Cơn bão gây thiệt hại về người lớn nhất trong lịch sử Philippines trong khoảng thời gian gần đây, với 6.300 người chết.

Video liên quan

Chủ Đề