Vì sao căn móng tay không kiểm soát

Móng tay không chỉ đơn thuần là biểu tượng của vẻ đẹp, nó còn là cửa sổ dẫn tới trái tim. Cắn móng tay thường bắt đầu từ thời thơ ấu, đến vị thành niên, người ta có xu hướng cắn nhiều hơn và giảm đi lúc trưởng thành. Cắn móng tay có thể dẫn đến nhiễm trùng, viêm, các vấn đề răng miệng, hơi thở hôi và tình trạng cắn móng tay sẽ càng nặng hơn khi một người có biểu hiện của stress, lo lắng và chán nản. thói quen này có thể là một hành vi không ý thức do những nguyên nhân không mong đợi. Muốn hạn chế được thói quen này cần nhận thức được độ nguy hiểm và có một kế hoạch cụ thể.

Móng tay không chỉ đơn thần là biểu hiện của thời trang mà còn có thể nói lên rất nhiều thứ về bệnh tật của một người. Hình dạng, kết cấu và màu sắc của móng tay tự nhiên có thể nói lên về tình trạng bệnh tiểu đường, tim mạch, phổi, gan, thận. Móng tay bị tổn thương là biểu hiện của bệnh mạn tính.

Sự phát triển của móng tay bị ảnh hưởng bởi tình trạng dinh dưỡng, bệnh mạn tính, các loại thuốc đang uống, chấn thương và lão hóa. Mặc dù cắn móng tay có thể ảnh hưởng vào độ tuổi, nhưng nhiều người cũng cho rằng thói quen này xuất phát từ những stress tiềm ẩn và các hoạt động trong suốt thời gian thơ ấu.

Ước tính có khoảng 30% số trẻ em, 45% số trẻ tuổi dậy thì, 25% số thanh niên và 5% dố người lớn đang có thói quen cắn móng tay. Với một vài người, sự xấu hổ và kỳ thị có liên quan đến hình dáng móng tay có thể tăng nguy cơ cô lập xã hội hoặc là nguyên nhân khiến một người xa lánh các hoạt động xã hội mà họ ưa thích. Không chỉ thế, cắn móng tay còn có những mối nguy hiểm tiềm tàng đáng lo ngại chẳng hạn như:

  • Nhiễm trùng huyết
  • Nhiễm trùng móng tay: phơi nhiễm vùng da nhạy cảm bên dưới móng tay nguy cơ vi khuẩn hoặc mầm bệnh lây nhiễm vào các khu vực khác. Vi khuẩn có thể được truyền từ miệng vào các vùng da bị bung ra.
  • Viêm nhiễm: cắn móng tay dẫn đến việc vùng da dưới móng tiếp xúc với nước bọt, dẫn đến việc ăn mòn vùng thịt đệm của móng tay.
  • Các vấn đề răng miệng: Cắn móng tay có thể gây ra sai lệch khớp cắn hàm trên và dưới và mài mòn răng gây suy yếu răng.

Những nguyên nhân tiềm ẩn

Nắm rõ những yếu tố nguy cơ liên quan đến cắn móng tay có thể giúp bạn có một kế hoạch tốt để từ bỏ thói quen. Một trong số đó là hiểu những nguyên nhân tiềm tàng dẫn tới vấn đề cắn móng tay. Cũng giống như việc xoắn tóc hoặc giật tóc, cắn móng tay có thể là một trong những thói quen xuất hiện khi một người bị stress và lo lắng. Với một số người cắn móng tay là do họ thiếu đi động lực, cảm thấy nhàm chán.

Phá vỡ thói quen cắn móng tay

Cắn móng tay thường bắt đầu xuất hiện ở thời thơ ấu, đến tuổi thanh thiếu niên, thói quen này sẽ càng tồi tệ hơn và sau đó giảm dần theo tuổi. Đây là một số sự lựa chọn đơn giản và hiệu quả giúp loại bỏ thói quen cắn móng tay

  • Luôn cắt móng tay ngắn vì móng tay ngắn sẽ giúp bạn đỡ vướng bận việc phải cắn móng tay cho ngắn.
  • Sử dụng những chất có mùi vị khó chịu bôi lên đầu ngón tay chẳng hạn như giấm, nước sốt nóng hoặc các vị đắng hoặc cay. Những mùi này sẽ nhắc nhở mỗi khi bạn định cho tay lên miệng cắn. Hoặc có thể cuốn băng dính quanh đầu ngón tay để không thể cắn móng tay được nữa.
  • Hãy thử những thói quen khác như đan hoặc bóp bóng mỗi khi căng thẳng để tránh việc cắn móng tay.
  • Trị liệu hành vi cũng giúp bạn từ bỏ được thói quen cắn móng tay.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 hậu quả có thể xảy ra khi cắn móng tay

*Theo lời Alessandra Potenza - The Verge:

Nhiều chuyên gia cho rằng cắn móng tay là hành động vô cùng mất vệ sinh và chứa nhiều rủi ro mầm bệnh. Nhưng tại sao chúng ta vẫn bị cám dỗ bởi nó?

Suốt nhiều năm qua tôi vẫn luôn có thói quen cắn móng tay. Nó cứ như thể là bản năng vậy, nhiều khi không tự kiểm soát và nhận thức được mình đưa tay lên cắn từ lúc nào. Tôi cũng cảm thấy xấu hổ vì điều đó và đã cố từ bỏ việc này nhiều lần. Nhưng kết quả thu được vẫn chỉ là con số 0 tròn trĩnh. Thì ra nguyên nhân cốt lõi của hành vi này lại phức tạp hơn so với chúng ta tưởng nhiều.

Các nhà khoa học hiện vẫn đang cố gắng làm rõ hơn câu trả lời cho vấn đề khó hiểu trên. Theo thống kê, khoảng 20-30% số người trên thế giới có thói quen tương tự, trong đó 45% là thanh thiếu niên. Ban đầu tôi nghĩ rằng đó là biểu hiện cho sự lo lắng và bồn chồn, nhưng những nghiên cứu cụ thể lại chỉ ra rằng sự thật không phải đơn thuần như vậy. Chúng ta cắn móng tay trong cả lúc chán, giận dữ, đói bụng, hay đang bù đầu vào một công việc đòi hỏi tập trung cao độ. Và việc cắn móng tay, một phần nào đó, khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn trong những hoàn cảnh như vậy.

Nghe có vẻ vô lý vì thậm chí nhiều người, trong đó có tôi, thường "mạnh tay" đến nỗi khiến đầu mống tay bị bật máu ra. Nhưng hành động cắn móng tay hay lớp da ở đầu ngón thực sự có tác dụng thỏa mãn con người. Tracy Foose, chuyên gia tâm lý học tại Học viện Y dược UCSF, cũng đồng tình với quan điểm đó. Cô thậm chí còn là một người cắn móng tay nhiều năm rồi và thừa nhận rằng cô thích làm như vậy vì "Nó khiến tôi cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn."

Lý thuyết và cơ sở cho việc cắn móng tay có mối liên hệ chặt chẽ với cảm giác thỏa mãn được ủng hộ bởi một vài nghiên cứu về động vật. Cụ thể, khi chuột thí nghiệm tiếp nhận những chất giảm đau như endorphin, chúng giảm tần suất gặm lông đi; và ngược lại, nếu không có tác động của endorphin, chúng lại trở về thói quen như trước. Điều này cho thấy đó là do chuột cảm thấy dễ chịu khi được gặm lông, cũng giống như khi chúng ta cắn móng tay vậy.

Hơn nữa, nghiên cứu trên cũng cho thấy cơ sở giải thích cho việc tại sao chúng ta thường cắn móng tay trong những trường hợp căng thẳng hoặc tập trung cao độ, vì chúng ta muốn thư giãn. Chủ nghĩa cầu toàn ở một số người cũng có mối liên hệ chặt chẽ đến thói quen mất vệ sinh này, vì họ dễ bị cuốn theo những kế hoạch chi tiết nhưng cũng nhiều áp lực.

Một số kết quả điều tra khác còn chỉ ra rằng những người cắn móng tay còn ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Theo số liệu thu thập bởi Giáo sư Shari Lipner, 1/3 số người được hỏi cũng thừa nhận gia đình họ có người nhiễm thói quen tương tự. Và đó là điều dễ hiểu khi bạn nhìn vào một cặp song sinh mà cả 2 cùng cắn móng tay như nhau.

Nguyên nhân hình thành nên thói quen cắn móng tay ngay từ độ tuổi thơ ấu cũng chưa được làm rõ một cách chi tiết. Dù vậy, có một điều bạn cần biết đó là trẻ em sẽ dễ bị nhiễm tật xấu này do vỏ não trước – vốn là phân khu tác động chính đến quyết định cố hữu của mỗi con người – vẫn đang trong quá trình phát triển, và khó kiểm soát để cưỡng lại những phản xạ, tò mò ban đầu về một hành vi mới.

Năm 2012, Cục Nghiên cứu Tâm lý học Hoa Kỳ đã liệt kê cắn móng tay và một vài hành vi khác như tự bóc da ngón tay và bứt tóc vào các loại hội chứng rối loạn ám ảnh tâm lý [OCD]. Một số biểu hiện phổ biến của OCD là những thói quen khá vô nghĩa lặp lại nhiều lần như tự rửa tay liên tục hay thắt dây giày. Dù chúng có nhiều điểm chung về yếu tố tần suất, nhưng nhiều nhà khoa học cũng cho rằng cắn móng tay không phải hành động bắt nguồn từ sự lo lắng đơn thuần, nên không thể được xếp vào nhóm OCD.

“Có vẻ như mọi người đang phản ứng quá lên đối với những thói quen lặp lại và dễ dàng xếp nó vào OCD,” Foose nhận định. “Dường như chẳng có phân mảng nào của OCD phù hợp để nói về cắn móng tay cả”.

Tạm bỏ qua khái niệm còn đang gây nhiều tranh cãi gắn liền với nó, cắn móng tay vẫn được biết đến với khá nhiều tác hại tiêu cực. Trước hết, hàm răng và hệ nướu của bạn sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Thiệt hại về tiền của dành cho những lần đến khám chữa tại các cơ sở nha khoa chỉ vì cắn móng tay lên đến 4000 USD/năm.

Tiếp theo là độ mất vệ sinh mà nó mang lại. Khu vực kẽ móng tay là nơi vi khuẩn sinh sôi nảy nở rất nhiều, bao gồm cả khuẩn E.coli. Mỗi lần tiếp xúc với khoang miệng, chúng sẽ có cơ hội đi thẳng vào ruột và hệ tiêu hóa bên trong cơ thể bạn, gây buồn nôn và tiêu chảy.

Mặt khác, nhiều vi khuẩn sống bên trong miệng cũng có thể làm viêm móng tay. “Hai khu vực chứa nhiều vi khuẩn nhất của cơ thể bạn sẽ tiếp xúc và tương tác với nhau mỗi lần bạn cắn móng tay. Do vậy tôi luôn tự nhủ mình không được làm thế nữa”, Foose chia sẻ.

Tôi đã thử và cố gắng từ bỏ việc đó khá nhiều lần, với nhiều phụ kiện hỗ trợ, thậm chí cả những thiết bị đeo tự động có khả năng phát ra luồng điện nhỏ mỗi khi tôi có ý định tiếp tục. Nhiều phương pháp khác như đeo găng tay, băng dán hay học một thói quen mới cũng có thể có tác dụng. Những người thực sự gắn liền với chủ nghĩa cầu toàn cũng được khuyến nghị nên tìm đến các liệu pháp thư giãn và nghỉ ngơi đặc biệt khác.

Nhưng nếu cắn móng tay quả thực ít nhiều giúp con người cảm thấy dễ chịu hơn, thì cách tốt nhất là tìm một việc gì đó cũng mang tính chất thỏa mãn tương tự, hoặc đủ hấp dẫn để đánh bại cám dỗ đó, đọc một cuốn sách hay xem một bộ phim thú vị chẳng hạn.

Theo TheVerge

Video liên quan

Chủ Đề