Vì sao khẩu độ lớn phông bị xóa nhiều hơn

Bài viết là chia sẻ của nhiếp ảnh gia Kebs Cayabyab tại Makati, Philippines.

Nhiệm vụ của một người nhiếp ảnh gia là phải làm nổi bật được chủ thể mà mình đang chụp. Một cách hữu hiệu nhất để làm điều này là thực hiện chụp ảnh 'xóa phông', chỉ cần bạn sử dụng những ống kính có tiêu cự dài, mở khẩu độ thật lớn thì chỉ có thứ mà bạn cần chụp nét, cho tất cả những thứ khác 'chìm và mờ ảo'. Đến cả những smartphone muốn tạo ra các bức ảnh nhìn chuyên nghiệp cũng dùng các thuật toán để làm mờ phông nền, tạo các bong bóng bokeh giống máy ảnh nhất có thể.

Video chia sẻ về việc tại sao anh Kebs Cayabyab hiếm khi chụp ảnh xóa phông

Tuy vậy chụp xóa phông đã trở thành một công cụ bị lạm dụng trong nhiếp ảnh. Đi đâu ta cũng thấy một bức ảnh chân dung hay chụp đồ vật được đặt phía trước những vòng tròn bokeh, nhìn nhiều cũng cảm thấy thật nhàm chán. Nhiếp ảnh gia Kebs Cayabyab chia sẻ rằng anh rất ít khi sử dụng khẩu độ lớn nhất trên ống kính của mình để chụp ảnh xóa phông, thay vào đó là tận dụng các yếu tố môi trường hay kĩ thuật khác trong nhiếp ảnh để làm thứ anh chụp trở nên nổi bật.

#1. Ánh sáng

Nhiếp ảnh là việc ghi lại đường đi của ánh sáng và cách nó tác động đến những thứ xung quanh bạn. Và nếu như có thể tận dụng được ánh sáng một cách hiệu quả, bạn có thể khiến mắt của người xem chú ý đến thứ mà bạn muốn họ nhìn, che đi các yếu tố ở nền. Đó có thể là một vạt nắng đi theo hướng chéo chiếu thẳng vào chủ thể, hay biến chủ thể thành một cái bóng để tạo sự tương phản với những thứ xung quanh.

#2. Màu sắc

Màu sắc cũng là một yếu tố rất quan trọng trong một bức ảnh, trừ khi bạn chụp tất cả ảnh của mình theo dạng đen trắng. Khi hiểu rõ được lý thuyết về màu sắc và áp dụng được vào trong bức ảnh của mình, bạn sẽ có thể tạo điểm nhấn trong ảnh một cách tự nhiên ở bất cứ tiêu cự, khẩu độ nào.

#3. Chuyển động

Khi mà thứ bạn cần chụp đứng im và tất cả mọi thứ đều bị mờ do chuyển động hoặc ngược lại sẽ tạo nên hiệu ứng 'chuyển động', mặc dù ta đang nói về ảnh chụp tĩnh chứ không phải video. Để làm được điều này bạn cần chụp ở tốc độ màn trập chậm sau đó di chuyển máy theo vật cần chụp [kỹ thuật chụp panning] hoặc đặt sự vật trước một thứ gì đó di chuyển nhanh.

#4. Đóng khung chủ thể

Các yếu tố tiền cảnh và hậu cảnh không phải lúc nào cũng là những thứ gây xao nhãng cần phải xóa đi, khi chính chúng cũng có thể là thứ dẫn dắt mắt nhìn của người xem. Hãy tìm những thứ đang 'đóng khung', hoặc trong ví dụ bên dưới là chỉ thẳng vào chủ thể theo đúng nghĩa đen luôn.

Anh Kebs Cayabyab chia sẻ rằng sẽ phải tốn một thời gian nhất định để luyện tập, sử dụng được tốt các kỹ thuật trên. Nhưng một khi bạn đã thành thục được tất cả thì sẽ có nhiều thứ để làm bức ảnh của mình đẹp hơn bên cảnh việc chỉ mở rộng khẩu độ và xóa phông tất cả!

Chắc hẳn, bạn đã ít nhất một lần nghe đến khẩu độ camera trên điện thoại thông minh nhưng vẫn chưa hiểu gì về khẩu độ. Bạn băn khoăn không biết khẩu độ camera là gì? Khẩu độ có vai trò như thế nào đối với smartphone hay không? Hãy cùng Hcare giải đáp vấn đề này qua những chia sẻ dưới đây.

Khẩu độ camera là gì? 

Đối với smartphone hay máy ảnh thì khẩu độ chính là một thông số quan trọng. Khẩu độ được sử dụng trong camera nên nhiều người vẫn hay thắc mắc khẩu độ camera là gì là vì thế.

Người ta gọi độ mở rộng ở chính màng ngăn ống kính là khẩu độ. Mục đích của khẩu độ là để ánh sáng đi qua màng ngăn ống kính và tiến tới bên trong ở vị trí cảm biến hình ảnh. 

Như vậy, có nghĩa là khẩu động càng lớn thì ống lens sẽ đón nhận được nhiều ánh sáng đi vào hơn. Vì thế, hình ảnh chụp được sẽ càng sắc nét, rõ ràng, chân thực hơn. Đặc biệt, với những điều kiện chụp ảnh thiếu sáng thì khẩu độ lớn sẽ là lợi thế, giúp hình ảnh thu được vẫn đảm bảo vừa đủ ánh sáng và hạn chế tình trạng bị nhiễu hạt.

Đơn vị tính khẩu độ camera là gì?

Người ta sử dụng đơn vị tính khẩu độ là f. Đây là thông số nghịch chứ không phải thông số thông thường.

Chẳng hạn ta thường thấy khẩu độ camera được ghi là f/1.9 hay F1.9 [còn được gọi là f chia1.9]. Mặc dù hai cách ghi này khác nhau nhưng đều có giá trị tương đương. Vì đơn vị tính khẩu độ là số chia nên khẩu độ sẽ càng lớn nếu số phía sau càng nhỏ và ngược lại.

Ví dụ: Nếu khẩu độ camera của smartphone là f/1.8 thì khẩu độ thu ánh sáng sẽ lớn hơn với chiếc smartphone có khẩu độ là f/1.9.

Khẩu độ camera lớn có lợi ích gì hay không?

Khẩu độ camera càng lớn [tức số f/ càng nhỏ] thì sẽ mang lại rất nhiều lợi ích khi chụp ảnh. Cụ thể như sau:

Khẩu độ lớn giúp chụp ảnh sắc nét hơn

Khẩu độ lớn, đồng nghĩa với lượng ánh sáng thu được khi chụp ảnh sẽ nhiều lên. Nhờ lượng ánh sáng lớn nên bức ảnh chụp được sẽ rõ ràng sự vật, sự việc hơn. Mặt khác, khẩu độ lớn còn giúp giảm nhiễu trên bức ảnh. Vì vậy, mang đến những bức ảnh nổi bật, sắc nét và chân thật hơn.

Khẩu độ lớn giúp chụp ảnh về đêm rõ ràng hơn

Nhiều người cảm thấy khó khăn khi chụp ảnh về đêm bởi điều kiện thiếu ánh sáng nên không thể cho những bức ảnh đẹp và rõ nét. Thậm chí, chụp ảnh về đêm còn không rõ hình ảnh, trông bức ảnh đen tối rất thiếu thẩm mỹ.

Tuy nhiên, vấn đề này sẽ được khắc phục nếu bạn lựa chọn smartphone hay máy ảnh có khẩu độ lớn. Với khả năng thu ánh sáng lớn nên dù bạn chụp ảnh về đêm vẫn cho những bức ảnh hiện rõ sự vật, sự việc.

Xem thêm: Verizon là gì? Cách mở khóa Verizon như thế nào?

Khẩu độ lớn giúp xóa phông mịn màng hơn

Với những chiếc smartphone hay máy ảnh có khẩu độ lớn sẽ mang lại hiệu ứng xóa phông tốt hơn, mịn màng hơn. Vì thế, chủ thể được chụp sẽ nổi bật và rõ nét hơn, giúp làm bật được chủ thể. Nhờ đó, bạn sẽ có những bức ảnh đẹp hơn.

Khẩu độ lớn giúp xóa phông mịn màng hơn

Có phải khẩu độ càng lớn càng tốt hay không?

Qua những chia sẻ trên đây, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ về khẩu độ camera là gì. Tuy nhiên, liệu có phải khẩu độ càng lớn càng tốt hay không vẫn là thắc mắc của nhiều người?

Trên thực tế, khẩu độ càng lớn sẽ mang đến những lợi ích nhất định khi chụp ảnh. Thế nhưng, không hẳn khẩu độ càng lớn sẽ mang đến những bức ảnh đẹp và chất lượng. Thay vào đó, tùy từng chủ thể mà chúng ta muốn chụp là gì để lựa chọn khẩu độ camera sao cho phù hợp để có được những bức ảnh đẹp, nổi bật nhất. Cụ thể như sau:

Những trường hợp chụp ảnh nên dùng khẩu độ lớn

Khẩu độ lớn sẽ giúp việc thu được nhiều ánh sáng vào bên trong ống lens. Vì thế, khi chụp ảnh, bức ảnh sẽ có độ sâu hơn cũng như gia tăng khả năng tốc độ bắt chụp hình ảnh. 

Với đặc điểm này, chúng ta nên sử dụng smartphone hay máy ảnh có khẩu độ lớn để chụp những bức ảnh chân dung, chụp xóa phông. Ngoài ra, khẩu độ lớn còn thích hợp để chụp chủ thể tập trung vào trong ảnh, chụp ảnh trong điều kiện thiếu ánh sáng. Đặc biệt, khi cần chụp chuyển động nhanh thì khẩu độ lớn của camera là điều cần thiết.

Xem thêm: Lineage os là gì? Cài đặt Lineage os cần lưu ý những gì?

Những trường hợp nên dùng camera có khẩu độ nhỏ để chụp

Ngược lại với khẩu độ lớn thì khẩu độ camera nhỏ sẽ có lượng ánh sáng thu vào ống lens ít hơn. Vì thế, khẩu độ nhỏ thích hợp để chụp những bức ảnh với mục đích lấy nét toàn cảnh. Bên cạnh đó, khi chụp ảnh mà không tập trung vào 1 vật thể cố định thì khẩu độ nhỏ sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo.

Ngoài ra, nếu điều kiện chụp ảnh đã có đầy đủ ánh sáng thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng camera có khẩu độ nhỏ.

Nếu có đầy đủ ánh sáng thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng camera có khẩu độ nhỏ

Khẩu độ camera là gì? Khẩu độ có vai trò như thế nào đối với smartphone, máy ảnh đã được giải đáp trên đây. Hy vọng với những thông tin này bạn sẽ hiểu hơn về khẩu độ và lựa chọn khẩu độ phù hợp khi chụp ảnh để có những bức ảnh tuyệt đẹp, nổi bật nhất.

Video liên quan

Chủ Đề