Xúc phạm tôn giáo bị phạt như thế nào

Thưa luật sư! Tôi có theo dõi và nhận thấy: Gần đây trên mạng xã hội đã gây xôn xao với sự việc; cơ sở “Tịnh thất bồng lai”[nay đổi tên thành “Thiền am bên bờ vũ trụ”]; đã có nhiều dấu hiệu thực hiện hành vi lợi dụng danh nghĩa nuôi trẻ em mồ côi để trục lợi; có hành vi lừa dối để nhận tiền tài trợ từ các nhà hảo tâm. Theo như bước đầu xác minh; công an tỉnh Long An xác minh “Tịnh thất bồng lai” không phải là 1 cơ sở tôn giáo; không phải là nơi nhận nuôi trẻ em cỡ nhỡ như tự giới thiệu; mà thực chất là 1 ngôi nhà chung;…

Vậy hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo trục lợi bị xử lý như nào? Tôi rất mong được luật sư tư vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư 247 xin tư vấn về vấn đề Lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo trục lợi bị xử lý như nào?

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015 [Sửa đổi bổ sung năm 2017]

Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Tín ngưỡng, tôn giáo là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Tín ngưỡng được hiểu là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục; tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

Theo khoản 3 Điều 2 Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Tôn giáo được hiểu là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ; giáo lý; giáo luật; lễ nghi và tổ chức.

Lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi bị xử lý như thế nào?

Theo quy định pháp luật hiện hành; tổ chức; cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng; tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng; tôn giáo để trục lợi thì tùy theo tính chất; mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định.

Lưu ý cần phải phân biệt hành vi lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để trục lợi với hành vi lợi dụng mê tín dị đoan để trục lợi; đây là 2 hành vi khác nhau nhưng rất dễ nhầm lẫn; vì vậy cần phân biệt bởi lẽ việc xử phạt cũng như là cấu thành tội phạm của 2 hành vi là khác nhau.

Xử phạt hành chính

Theo Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì các hành vi liên quan đến tôn giáo; tín ngưỡng bị cấm thực hiện gồm:

  • Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
  • Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
  • Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
  • Hoạt động tín ngưỡng; hoạt động tôn giáo: Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường; Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

Theo điểm g, khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; thì cá nhân, tổ chức nào có hành vi “Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng.

Xử lý hình sự

Nếu hành vi vi phạm quy định pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo gây hậu quả nghiêm trọng; thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Khung 1:

Phạt cảnh cáo; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; đối với trường hợp lợi dụng các quyền tự do ngôn luận; tự do báo chí; tự do tín ngưỡng; tôn giáo; tự do hội họp; lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền; lợi ích hợp pháp của tổ chức; cá nhân.

Khung 2:

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm; đối với các trường hợp phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh; trật tự; an toàn xã hội.

Dấu hiệu pháp lý tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Chủ thể

Chủ thể của tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định.

Khách thể

Tội phạm này vi phạm các quy định của Nhà nước về thực hiện các quyền tự do dân chủ, xâm hại lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức, của công dân.

Mặt chủ quan

Tội phạm này được thực hiện do lỗi cố ý. Nội dung lỗi cố ý thể hiện ở chỗ khi thực hiện hành vi trên người thực hiện biết hành vi của mình là trái pháp luật trái với quy định về hành nghề có liên quan đến quyền; nhưng vẫn mong muốn và thực hiện hành vi.

Mặt khách quan

Tội phạm này thể hiện ở hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ của công dân xâm phạm lợi ích của Nhà nước; của tổ chức xã hội; của công dân. Các quyền tự do dân chủ bị lợi dụng là các quyền tự do ngôn luận; tự do báo chí; tự do tín ngưỡng, tôn giáo; tự do hội họp; lập hội và các quyền tự do dân chủ khác.

Ví dụ : lợi dụng quyền tự do báo chí để tung tin thất thiệt, thông tin không chính xác, chưa được xác minh đầy đủ; lợi dụng tín ngưỡng; tôn giáo để kêu gọi các nhà hảo tâm đóng góp tiền của xây dựng cơ sở tín ngưỡng; tôn giáo;…

Hành vi lợi dụng các quyền nói trên được thực hiện với nhiều thủ đoạn khác nhau như : sử dụng không đúng các quyền trên; sử dụng quyền khi không đảm bảo các điều kiện cần có; sử dụng trong phạm vi quyền nhưng nhằm mục đích hạ thấp quyền, bôi nhọ quyền; làm giảm uy tín của cơ quan Nhà nước; tổ chức xã hội và nhân dân; mặc dù có thể chưa nhằm vào một chủ thể xác định nào đó.

Có thể bạn quan tâm

Như vậy; đối với hành vi lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để trục lợi cá nhân; tùy vào mức độ nghiêm trọng mà hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo trục lợi bị xử lý như nào? Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải đáp, vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Cơ sở tín ngưỡng là gì?

Theo khoản 4 Điều 2 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016; Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng như đình; đền; miếu; nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác.

Cơ sở tôn giáo là gì?

Theo khoản 12 Điều 2 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016; Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ; chức sắc; chức việc; nhà tu hành của một tôn giáo; được tổ chức theo một cơ cấu nhất định; được Nhà nước công nhận; nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo.

Dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em đi lang thang, lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi xử lý thế nào?

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ nhà đi lang thang dưới mọi hình thức.2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:a] Cha, mẹ, người giám hộ ép buộc trẻ em đi lang thang kiếm sống;b] Lợi dụng trẻ em đi lang thang để trục lợi.3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại Điểm b Khoản 2 Điều này.

5 trên 5 [1 Phiếu]

Tín ngưỡng tôn giáo là những quan niệm tâm linh những cũng khá quan trọng đối với cuộc sống. Đối với nhiều người tín ngưỡng, tôn giáo là cuộc sông hằng ngày không thể thiếu. Tuy nhiên nhiều người cũng không theo tín ngưỡng tôn giáo nào. Nhưng khi người theo tôn giáo hay không theo tôn giáo thì cũng không nên có các hình vi xúc phạm tôn giáo. Chúng ta có thể tìm kiếm và thấy những vấn đề xúc phạm tôn giao cụ thể là phật giáo trên các trang mạng. Như vậy thì xúc phạm phật giáo là gì? xúc phạm phật giáo bao gồm những gì? Quy định của pháp luật về xúc phạm phật giáo. Để tìm hiểu hơn về xúc phạm phật giáo các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về xúc phạm phật giáo nhé. 

Xúc phạm phật giáo

  • Có nhiều cách định nghĩa Phật giáo nhưng định nghĩa cách nào chúng ta cũng nên nhớ câu: “Tất cả vì Phật pháp, tất cả vì chúng sinh!”. Những lời dạy của đức Phật cách đây đã trên 2500 năm, nhưng đến ngày nay và hiện tại bây giờ, bước qua thế kỷ 21 vẫn còn hiệu lực thực dụng. Và những điều nầy đã được các nhà hiền triết và các nhà tri thức đếu phải công nhận đó là chân lý. Nói một cách khác Phật giáo là một chân lý trường tồn không có gì có thể đổi thay được.

Hành vi xúc phạm phật giáo bao gồm những hành vi sau đây:

  • Thứ nhất là bịa đặt những điều không có thật, không đúng về tôn giao rồi lan truyền cho người khác khiến người khác suy nghĩ tiêu cực vê tôn giáo. Làm ảnh hưởng đến uy tín, tôn nghiêm của tôn giáo.
  • Thứ hai: Dùng những thông tin không đúng, chưa xác thực lan truyền bằng miệng, hành động, thông qua các trang mạng xã hội để đưa thông tin biết rõ là bịa đặt. Việc loan truyền này có thể bằng nhiều hình thức khác nhau như: sáo chép làm nhiều bản gửi đi nhiều nơi, kể lại cho người khác nghe, đăng tin, bài trên các phương tiện thông tin đại chúng… Người có hành vi loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt có thể biết điều đó do ai bịa đặt hoặc cũng có thể chỉ biết đó là bịa đặt còn ai bịa đặt thì không biết.
  • Thứ ba: Bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. Đây là trường hợp tố cáo trước cơ quan có thẩm quyền về một tội phạm xảy ra và người thực hiện tội phạm mà hoàn toàn không có thực.

Thứ nhất, Căn cứ theo quy định của Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 tại Điều 5 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

  • Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
  • Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
  • Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.

Như vậy, Luật pháp đã có các quy định cấm các hàng vi xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo. Nên nếu như bất cứ hành vi nào xúc phạm tin ngưỡng, tôn giáo sẽ bị xử lý.

Thứ hai theo quy định tại Điều 64 xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

  • Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
  • Căn cứ quy định của Luật này và Luật xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thm quyền xử phạt, mức phạt cụ thể và thẩm quyền lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính; chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

Căn cứ theo quy định tại Điều 164 Bộ luật Hình sự 2015 [sửa đổi, bổ sung 2017] quy định về tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác như sau:

  • Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Quy định này không trực tiếp quy định xử lý đối với những hành vi xúc phạm tôn giáo những quy định các hành vi nặng hơn đối với hành vi xúc phạm như có các hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo,…Những hành vi đáp ứng các yêu cầu cấu thành tội phạm sẽ bị xử lý hình sự.

Trên đây là một số nội dung tư vấn cơ bản của chúng tôi về xúc phạm phật giáo và cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến xúc phạm phật giáo. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về xúc phạm phật giáo đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về xúc phạm phật giáo thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail:
  • Website: accgroup.vn

Video liên quan

Chủ Đề