Vì sao mỹ sợ triều tiên

[Baonghean.vn]- Truyền thông và giới chính trị gia luôn nhắc nhở rằng Triều Tiên chế tạo một quả bom từ nguyên liệu hạt nhân 8 tuần một lần. Nếu không có gì thay đổi, chính quyền Kim Jong-un sẽ xây dựng một kho vũ khí hạt nhân có thể đánh trúng mục tiêu lục địa Mỹ vào giữa những năm 2020.

Binh sỹ Triều Tiên trên Quảng trường Kim Nhật Thành ở thủ đô Bình Nhưỡng. Ảnh: AP

Một sự thật khác là Mỹ có thể “sa chân” vào một cuộc xung đột hủy diệt trên bán đảo Triều Tiên, có thể cướp đi mạng sống của hàng triệu người, đẩy quân Mỹ vào thế hiểm nguy và thậm chí có thể kích động một cuộc chiến hạt nhân. Do đó, chúng ta cần suy xét tình hình bằng cách nhìn thận trọng. Tuy nhiên liệu chúng ta có nên sợ Triều Tiên đến thế?

Mỹ là cường quốc hùng mạnh nhất trên thế giới. Tiềm lực quân sự của Mỹ không chịu thua ai, bằng 8 nước xếp sau cộng lại. Nước này có hàng nghìn vũ khí hạt nhân và thêm nhiều quả bom dẫn đường chính xác. Chiến đấu cơ, tàu chiến, máy bay tàng hình và năng lực mạng khiến ai ai cũng ghen tị.

Ngược lại, chúng ta có Triều Tiên, một nhà nước chuyên chế, thất bại trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của 23 triệu người dân. Chương trình lương thực thế giới của LHQ cho hay 70% người dân Triều Tiên không đủ ăn năm 2016. Ước tính 25% trẻ em Triều Tiên bị còi cọc. Đất nước này xếp thứ 213/230 quốc gia tính theo chỉ số GDP đầu người. Triều Tiên có 1,2 triệu quân nhân, tuy nhiên lực lượng Triều Tiên phụ thuộc “trang thiết bị lỗi thời, không được hiện đại hóa”.

Vậy ai nên sợ ai?

Trong một cuộc đối đầu quy mô lớn với Mỹ-Hàn, lãnh đạo và đất nước Triều Tiên sẽ bị hủy diệt, do đó Bình Nhưỡng không chọn chính sách “tự sát”.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Triều Tiên đang “tìm kiếm rắc rối”. Ảnh: AP

Vậy nên hành động của Mỹ không nên bị dẫn dắt bởi những chính sách lỗi thời, rập khuôn và những dòng tweet của Tổng thống Mỹ phản ứng thái quá khi đối mặt với các bất đồng, có thể dẫn tới nước cờ sai và gây thảm họa. Hơn hết, Mỹ cần dẫn dắt bằng sự tự tin, không phải sự lo sợ.

Như cựu Bộ trưởng Quốc phòng William Perry nhấn mạnh: “Chúng ta cần đối phó với Triều Tiên như những gì vốn có, không phải như chúng ta mong muốn”. Có nghĩa rằng chúng ta không nên kỳ vọng Triều Tiên tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, nhưng chúng ta cũng không thể coi nước này là một “siêu côn đồ”.

Mối đe dọa mà Triều Tiên gây ra là nghiêm trọng, song không phải mối đe dọa sắp xảy ra đối với lục địa Mỹ. Do đó không nên làm tình hình tồi tệ hơn bằng việc tự dọa dẫm bản thân và làm trầm trọng nguy cơ về một cuộc chiến Triều Tiên khác./.

Lan Hạ

[Theo LA Times]

Nếu bị sụp đổ chuyện gì sẽ xảy ra cho Bắc Triều Tiên ? Hãng tin Mỹ AP dự phóng ba kịch bản trong trường hợp điều tồi tệ nhất xảy ra cho Bắc Triều Tiên. 

Washington : Nỗi lo kho vũ khí hạt nhân

Nếu chế độ Bình Nhưỡng bị sụp đổ, một kế hoạch khẩn cấp Mỹ - Hàn, có tên gọi là OPLAN 5029 sẽ được kích hoạt, nhằm bảo đảm đường biên giới và khống chế được kho vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, theo ông Vipin Narang, chuyên gia về hạt nhân Bắc Triều Tiên thuộc MIT, có hai vấn đề trong bản kế hoạch trị giá triệu đô la này: Thời điểm khởi động OPLAN và những dấu hiệu cho phép để kích hoạt. Bởi vì chiến dịch « bảo vệ một quốc gia » của một nước có thể bị nước khác xem như là một « kế hoạch xâm lược », và điều này có thể dẫn đến một thảm họa.

Mối bận tâm lớn nhất của Hoa Kỳ chính là kho vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên có nguy cơ bị sử dụng, đánh cắp hay bị đem bán. Thế nên, theo quan điểm của ông Ralph Cossa, chủ tịch danh dự nhóm cố vấn Diễn đàn Thái Bình Dương ở Hawai, ngoài vấn đề vũ khí hạt nhân ra, « chẳng có lý do gì để Mỹ và Hàn Quốc can dự vào chuyện đấu đá nội bộ của Bắc Triều Tiên ».

Trong kế hoạch này Mỹ không được quên yếu tố Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh rất có thể cũng sẽ cho triển khai quân vào Bắc Triều Tiên và sẽ đầu tư nhiều cho các nỗ lực quân sự cũng như là nhân đạo. Do vậy, một nước đi sai của Mỹ có thể dẫn đến những hậu quả to lớn và Hoa Kỳ cần phải có một sự phối hợp với quân đội Hàn Quốc.

Theo AP, làm thế nào phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên vẫn là mục tiêu tối hậu của Hoa Kỳ, bất kể tình hình nội bộ chính trị Bắc Triều Tiên có ra sao đi chăng nữa như tuyên bố của ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo trong một cuộc họp báo. 

Bắc Kinh : Ổn định chính trị Bình Nhưỡng là an ninh quốc gia

Với Trung Quốc, nguồn viện trợ và ủng hộ ngoại giao chính của Bắc Triều Tiên, sự ổn định chính trị của nước láng giềng nghèo khổ này là điều cốt lõi cho an ninh quốc gia.

Đồng ý thông qua các lệnh trừng phạt nhắm vào Bắc Triều Tiên vì những chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa của nước này, không có nghĩa là Trung Quốc chấp nhận để cho nền kinh tế của Bắc Triều Tiên bị suy sụp hay đảng cầm quyền bị lật đổ. Xung đột xảy ra có thể buộc Trung Quốc phải đối mặt với làn sóng người tị nạn.

Tuy nhiên, mối lo lớn nhất của Bắc Kinh có lẽ chính là viễn cảnh đội quân Mỹ và Hàn Quốc triển khai dọc theo biên giới Trung Quốc, một mối lo trong quá khứ đã từng buộc chính quyền của Mao Trạch Đông phải can dự vào cuộc chiến Triều Tiên cách nay 70 năm.

Ông Lu Chao, giáo sư Viện Khoa học Xã hội Liêu Ninh, Trung Quốc nhận định, một sự thay đổi lãnh đạo tại Bắc Triều Tiên ít có khả năng gây ra những thay đổi lớn trong quan hệ giữa hai nước.

Seoul : Mối lo Trung Quốc và người tị nạn

Cuối cùng chính quyền Seoul sẽ có phản ứng thế nào nếu chế độ Kim Jong Un sụp đổ ? Làm thế nào đối phó với dòng người di dân từ Bắc vào Nam và thiết lập một khu hành chính khẩn cấp là mục tiêu chính của chính quyền Hàn Quốc.

Theo Hiến Pháp Hàn Quốc, lãnh thổ quốc gia bao gồm toàn bộ bán đảo Triều Tiên và các đảo gắn liền, tức bao gồm cả Bắc Triều Tiên. Do vậy, vào năm 2009, cựu ngoại trưởng Hàn Quốc thổ lộ với một nhà ngoại giao Mỹ, được AP trích dẫn, rằng « một cơ chế tạm thời sẽ phải được thành lập để bảo đảm việc điều hành địa phương và kiểm soát mọi di chuyển của các công dân Bắc Triều Tiên ».

Vấn đề đặt ra là trái với Trung Quốc, chính quyền Hàn Quốc không thể huy động đông đảo binh sĩ cần thiết để bình ổn phía Bắc. Nguy cơ Trung Quốc gởi quân đội và thiết lập một chế độ « thân Bắc Kinh » là không nhỏ. Nhật báo Hàn Quốc JoongAng Ilbo, trong một xã luận gần đây cho rằng « Seoul phải nỗ lực hết sức để giảm thiểu sự can thiệp của Trung Quốc ở phía Bắc trên cơ sở một mối liên minh chặt chẽ với Washington ».

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un chia sẻ niềm vui với cấp dưới trong lần phóng thử thành công tên lửa Hwasong-15 - Ảnh: REUTERS

Nếu chỉ vài năm trước, vũ khí Triều Tiên còn là chuyện đùa vui, tếu táo, thì năm qua dư luận quốc tế đã bàn luận nhiều hơn về khả năng đe dọa thực sự của vũ khí Triều Tiên.

Sự dè chừng với Triều Tiên không hẳn chỉ bắt nguồn từ tần suất tăng vọt các vụ thử tên lửa, hạt nhân hay sự thay đổi vị thế quyền lực của nhà lãnh đạo Kim Jong Un. Bởi trên thực tế, theo báo Washington Post [Mỹ], dữ liệu thu thập của giới nghiên cứu cho thấy số vụ thử vũ khí năm 2017 của Triều Tiên tương đương năm ngoái, trong khi những đe dọa kiểu "hòn bấc ném đi hòn chì ném lại" giữa Washington và Bình Nhưỡng vẫn không thay đổi.

"Quả bom H thực sự"

Năm 2017, Triều Tiên chỉ có duy nhất một lần thử hạt nhân, trong khi năm ngoái là hai lần. Nhưng vụ thử hạt nhân ngày 3-9 năm nay làm "lu mờ" tất cả những vụ thử trước đó. Hầu hết các chuyên gia đều nhất trí rằng sức công phá của quả bom hạt nhân này đạt ít nhất 140 kiloton. Một số chuyên gia có uy tín còn nhận định là 250 kiloton.

Nếu ước đoán cao hơn này chính xác, có nghĩa Triều Tiên đã sở hữu quả bom hạt nhân có sức công phá lớn gấp 17 lần so với quả bom nguyên tử từng thả xuống Hiroshima của Nhật Bản năm 1945. Cũng cần lưu ý những vụ thử hạt nhân lớn nhất trước lần thử năm nay của Triều Tiên chỉ có sức công phá trong khoảng 10-20 kiloton.

Ông David Wright, đồng giám đốc của Chương trình an ninh toàn cầu tại Liên minh các nhà khoa học liên quan [UCS], tin rằng quả bom ngày 3-9 của Triều Tiên là "một quả bom H thực sự".

Từ đó cho thấy Triều Tiên đã không nói dối khi tuyên bố họ đã tạo ra một loại vũ khí nhiệt hạch hai tầng trước vụ thử hạt nhân. Và nếu điều này đúng cũng cho thấy hiện tại Triều Tiên đã làm chủ một công nghệ phức tạp mà Mỹ và Liên Xô [cũ] từng sở hữu trong những năm 1950 sau làn sóng vũ khí hạt nhân đầu tiên.

Ai cũng có thể hình dung những hậu quả kinh hoàng sẽ tăng lên ra sao nếu loại bom này trút lên một thành phố nào đó? Giới chuyên gia lo ngại hơn khi cho rằng với sức công phá quy mô quá lớn như vậy, trong các tình huống chiến tranh hạt nhân thực sự, hệ thống tên lửa của Triều Tiên cũng sẽ không cần phải quá chính xác nữa.

Còn tiến xa?

Nhiều chuyên gia nhận định trong những năm tới, nếu Triều Tiên tiếp tục duy trì với tiến độ hiện tại và không bị ngáng trở, họ sẽ còn tiến xa hơn nữa. Thậm chí Triều Tiên có thể vươn tới một sự kiện lớn hơn là thử nghiệm tên lửa đạn đạo có gắn đầu đạn hạt nhân, có thể phóng qua Thái Bình Dương.

Chính quyền Bình Nhưỡng tổ chức tiệc ăn mừng hôm 13-12 ghi công những người góp phần thử thành công tên lửa xuyên lục địa [ICBM] - Ảnh: REUTERS

Toàn bộ nước Mỹ vào tầm ngắm

Chỉ thử hạt nhân một lần, nhưng trong năm 2017 Triều Tiên tiến hành ít nhất 20 vụ thử tên lửa. Trong tháng 7, các chuyên gia cảnh báo một số tên lửa tầm xa của Bình Nhưỡng có vẻ như là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, có nghĩa tầm bắn vượt 3.400 dặm [5.471km].

Những lo ngại này được khẳng định ngày 28-11 khi Triều Tiên thử tên lửa Hwasong-15. Tên lửa này đã bay 54 phút trong hành trình khoảng 596 dặm với quỹ đạo cao. Tầm bắn của loại này có thể là 8.100 dặm [13.035km], theo đó đặt toàn bộ nước Mỹ vào tầm ngắm.

Cột mốc này rất đáng kể. Năm ngoái tên lửa có tầm bắn xa nhất mà Triều Tiên thử nghiệm mới chỉ khoảng 2.500 dặm [4.023km]. Theo ông Wright, loại tên lửa cũ là Musudan. Nhưng sau những lần thử thất bại năm 2015, có vẻ như Triều Tiên đã dừng chương trình tên lửa Musudan để chuyển sang một loại tên lửa khác tốt hơn.

Cùng với việc mở rộng tầm bắn tên lửa, năm 2017 giới quan sát cũng "choáng" với số lượng tên lửa mới mà Triều Tiên đưa vào thử nghiệm. Trên thực tế chương trình tên lửa Triều Tiên đã duy trì trong nhiều thập kỷ, nhưng năm 2017 là một cột mốc lớn về sự "mới".

"Năm nay không có một số lượng kỷ lục các cuộc thử tên lửa chiến lược, nhưng đã chứng kiến một số lượng kỷ lục các tên lửa mới... Trên thực tế, hầu hết các hệ thống tên lửa được thử nghiệm năm nay là những cái chúng tôi chưa từng thấy" - ông Shea Cotton, chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm chống phổ biến hạt nhân James Martin, nhận định.

Theo ông Cotton, chỉ trong một năm, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã "chào sân" tới 6 loại tên lửa mới. Trong khi đó, cha ông Un - ông Kim Jong Il, chỉ thử 2 loại tên lửa mới trong lúc cầm quyền, còn nhà sáng lập Triều Tiên Kim Il Sung thì thử 3 loại mới. "Tôi dám chắc là hầu hết các loại tên lửa mới này đã được nghiên cứu phát triển trong vài năm qua" - ông Cotton nói.

Cùng với đó là một bước tiến quan trọng với việc Triều Tiên phát triển thành công công nghệ đưa nhiên liệu rắn vào tên lửa. "Các tên lửa dùng nhiên liệu rắn có thể được phóng nhanh hơn nhiều và từ các bệ phóng di động" - ông Kingston Reif, giám đốc chính sách giải trừ và giảm thiểu vũ khí tại Hiệp hội Kiểm soát vũ khí Mỹ, nhận định.

Liên Hiệp Quốc đồng ý trừng phạt mới với Triều Tiên

Ngày 22-12 [giờ Mỹ, tức rạng sáng 23-12 giờ Việt Nam], Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã hoan nghênh việc Hội đồng Bảo an LHQ [HĐBA LHQ] thông qua nghị quyết mới thắt chặt các lệnh trừng phạt Triều Tiên nhằm "đáp trả" vụ thử tên lửa đạn đạo trong tháng trước của nước này.

Vị Tổng thư ký LHQ cũng kêu gọi các nước thành viên LHQ đảm bảo việc thực hiện đầy đủ các nghị quyết của HĐBA và gấp đôi các nỗ lực đưa năm 2018 trở thành năm bản lề trong việc đạt được hòa bình bền vững trên bán đảo Triều Tiên.

Ngày 22-12, HĐBA LHQ đã thông qua Nghị quyết 2397 thắt chặt các lệnh trừng phạt Triều Tiên, hạn chế xuất khẩu dầu lọc sang nước này cùng với các biện pháp trừng phạt khác.

D.KIM THOA

Video liên quan

Chủ Đề