Vì sao mà mickey mouse bị cấm chiếu

Trường thành trong một gia đình không mấy dư dả, ít niềm vui hay tình yêu thương nên khi còn nhỏ Walt Disney luôn xem việc vẽ là một thú giải trí. Tác giả Derek Lidow tiết lộ: “Vì muốn trở thành một họa sĩ vẽ minh họa,Walt Disney bắt đầu cộng tác với tờ báo ở trường và nắm bắt bất kỳ cơ hội nào khác mà ông có được. Walt Disney vẽ bất cứ mọi lúc có thể, ông thích tự vẽ và kiếm thêm tiền từ việc gửi các bức hoạt họa về tờ báo địa phương ở quê nhà. Năm 18 tuổi, Walt Disney từ Pháp trở về, là một chàng trai trẻ mạnh mẽ, tràn đầy tự tin rằng mình sẽ sớm trở thành một nghệ sĩ hoạt họa báo chí nổi tiếng”.

Hình ảnh chú chuột Mickey lừng danh luôn gắn bó với tuổi thơ mỗi người

Ảnh: T.L

Được biết, tác giả của Kinh doanh chắc thắng [do Saigon Books và NXB Đà Nẵng  phát hành, vừa ra mắt độc giả Việt Nam] là một giảng viên giảng dạy về khởi nghiệp tại Đại học Princeton [top 5 trường đại học tốt nhất nước Mỹ]. Ngoài nghề giáo, Derek Lidow cũng là nhà sáng lập, chủ tịch, giám đốc điều hành nhiều công ty lớn.

Mô tả về giai đoạn mới vào nghề đầy vất vả của Walt Disney, tác giả cuốn sách kể tiếp: “Ông mượn chiếc máy ảnh từ chủ công ty và làm ra một thước phim hoạt hình thô trong garage sau nhà anh trai. Ngày nào ông cũng làm việc tới quá nửa đêm để tạo ra những phiên bản hoạt hình hài hước của các câu chuyện cổ tích kinh điển. Ông mượn đúng một quyển sách về làm hoạt hình ở thư viện cộng đồng, rồi làm theo mọi chỉ dẫn của quyển sách, thêm vào một chút ý tưởng cá nhân để tạo ra những hiệu ứng mong muốn. Những thước phim hoạt hình lúc đó còn đơn giản, nhưng không ai ở công ty hay khắp thành phố Kansas có thể làm tốt hơn thế. Rất nhiều xưởng hoạt hình thành công đã tồn tại vào thời điểm đó cùng với hàng triệu nhân vật hoạt hình được yêu thích như Mèo Felix. Nhưng tất cả các xưởng này và các nghệ sĩ hoạt hình đều ở New York cách đó cả ngàn dặm và Walt Disney không cảm thấy có động lực nào để tới đó cả”.

 

Walt Disney là nhà sản xuất phim, đạo diễn, người viết kịch bản phim, diễn viên lồng tiếng và họa sĩ phim hoạt hình Mỹ nổi tiếng

Ảnh: T.L

Chặng đường khởi nghiệp với hai bàn tay trắng, Walt Disney dò hỏi mượn tiền mọi người xung quanh để thành lập một xưởng hoạt hình của riêng mình. Theo tác giả Derek Lidow: “Có một người được giới thiệu đã đồng ý hỗ trợ ông một khoản tương đương khoảng 50.000 đô la Mỹ. Walt Disney sử dụng khoản trợ giúp này để thành lập Laugh-O-Gram Studios và nhanh chóng thuê 8 người bao gồm cả đối tác trước đó, Ub Iwerks, và một nhân viên kinh doanh để bắt đầu sản xuất chuỗi phim hoạt hình dài 5 phút về các câu chuyện cổ tích”.

Ngay khi bộ phim hoạt hình cổ tích đầu tiên được hoàn thành, Walt Disney thử sức kinh doanh, bằng cách cử nhân viên kinh doanh của mình tới New York bán bộ phim này cho một nhà phân phối. Cho đến tận tới ngày chuẩn bị rời New York, thương vụ mới hoàn thành và người này giúp Walt Disney kiếm được một cam kết mua 6 phim hoạt hình cổ tích với giá 11.100 đô la [tương đương khoảng 150.000 đô la], trong đó trả trước 100 đô la và phần còn lại sẽ được trả khi nhận được 6 bộ phim vào năm sau.

Chú chuột Mickey thuở còn đen trắng

Ảnh: T.L

Ban đầu Chuột Mickey theo dự tính là một bộ phim không tiếng động. Tuy nhiên do không bán được tập phim thứ hai nên Walt Disney quyết định đánh cược mọi thứ để thêm tiếng động vào Chuột Mickey. Sách đã dẫn cho biết: “Lúc bấy giờ vẫn chưa có hãng phim nào tìm ra cách đồng bộ âm thanh với hình hoạt họa. Walt Disney tạo ra một câu chuyện về Chuột Mickey với tên gọi Tàu hơi nước Willie, trong đó tất cả trò đùa và thậm chí cả tiếng bước chân của Mickey đều có âm thanh. Ý tưởng của một họa sĩ hoạt hình sơ cấp về việc dùng máy đánh nhịp để canh chỉnh các tệp âm thanh đã khơi mào cho Walt phát triển những kỹ xảo canh chỉnh thời gian hoàn toàn mới để tạo ra phần âm thanh đồng bộ. Kỹ thuật này đã được thử nghiệm trong nhóm nhỏ các thành viên còn lại của xưởng”.

Ai ngờ khi đưa công chiếu, khán giả rất yêu thích Tàu hơi nước Willie. Các nhà phê bình cũng vậy, kể cả New York Times đều dành những lời có cánh. Khán giả lúc đó đổ xô tới rạp để xem bộ phim nên lập tức Tàu hơi nước Willie được công nhận là một bộ phim hoạt hình mang tính cách mạng khi mọi người đều bất ngờ với chiều không gian mới mà âm thanh mang vào trong cách kể chuyện. Gần như tất cả nhà phân phối lập tức ngỏ lời phân phối Chuột Mickey và nhiều hãng phim lớn mong muốn mua lại.Tất cả danh tiếng và lời tán dương đã làm Walt Disney hưng phấn tiếp tục ra mỗi tập Chuột Mickey mới lại hấp dẫn hơn tập trước. Nhờ vậy, các tập phim sau này của Walt Disney ngày càng kéo dài hơn và cũng tốn kém chi phí đã tạo nên tên tuổi nổi tiếng toàn thế giới.

Tin liên quan

Cách đây 90 năm, ngày 18/11/1928, chuột Mickey xuất hiện lần đầu tiên với 2 màu đen trắng trong tập phim hoạt hình được lồng tiếng "Steamboat Willie” tại nhà hát Colony thuộc thành phố New York [Mỹ].

  • Những điều thú vị mới phát hiện về nụ hôn

  • Những điều thú vị về tàu con thoi Discovery

  • Tặng vé xem Disney Live! Mickey’s Magic Show từ ILA

Walt Disney - “ông trùm” hãng phim hoạt hình hàng đầu thế giới bên cạnhchú chuột Micky nổi tiếng.Ảnh:spiegel.de

Một trong những nhân vật hoạt hình được yêu thích nhất trên toàn thế giới là chú chuột Mickey của hãng phim hoạt hình Walt Disney. Chú chuột này nổi tiếng đến mức đã được đưa vào bộ Từ điển bách khoa Larousse với định nghĩa: “Con chuột nhắt được nhân cách hóa, một nhân vật hỗn hợp, không là người mà cũng không phải là thú, nhưng ranh mãnh, năng động và gan dạ…”.

Chú chuột ngộ nghĩnh, thông minh và hài hước

Có lẽ khó có em bé nào cưỡng lại hình ảnh dễ thương của chú chuột Micky, một nhân vật hoạt hình nổi tiếng gắn với thương hiệu của hãng phim hoạt hình danh tiếng nhất thế giới Walt Disney.

Mickey là một “anh chàng” không có râu, hai tai tròn và to vểnh lên rất ấn tượng, đôi mắt cũng to tròn, tay mang găng trắng, thân hình nhỏ nhắn gắn liền với cặp giò mảnh khảnh, nhưng bàn chân luôn mang một đôi giầy to tướng, bước ra trình diện trước công chúng với điệu bộ ngộ nghĩnh, hai tay đút túi quần, vừa bước đi vừa huýt sáo một cách hài hước.

Mickey thường rơi vào những rắc rối do chính mình gây ra bởi tính nghịch ngợm, hay quên. Tuy nhiên, chú chuột đủ thông minh để có thể nhanh chóng thoát khỏi tình thế khó khăn, vượt khỏi tầm kiểm soát của đối phương nhờ vào sự kiên trì và lòng dũng cảm.

Mickey có người bạn thân thiết là chú chó Pluto và người tình trong mộng là nàng chuột Minnie. Cậu đặt cho Minnie danh hiệu là “cô gái tuyệt vời nhất” và luôn gây ấn tượng với Minnie bằng nhiều chiêu trò dễ thương. Mickey cũng là một chàng chuột trẻ hào hoa, dũng cảm. Cậu sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù là Pete, để cứu Minnie và bảo vệ tình yêu của mình.

Hành trình đến với sự nổi tiếng

Sự ra đời của chú chuột Mickey đầu tiên là để thay thế cho chú thỏ may mắn Oswald, một nhân vật hoạt hình thành công trước đó của studio Disney nhưng đã bị ông chủ của hãng phim Universal Studios tước quyền sở hữu.

Mặc dù Walt Disney - “ông trùm” hãng phim hoạt hình hàng đầu thế giới - được mệnh danh là “cha đẻ” của Mickey và là người đã vẽ ra chú chuột dễ thương này, nhưng người tạo ra ý tưởng, cảm hứng về một Mickey thông minh, đáng yêu lại là Ub Iwerks - đồng sự của Disney.

Ngày 18/11/1928, chuột Mickey xuất hiện lần đầu tiên với 2 màu đen trắng trong tập phim hoạt hình được lồng tiếng "Steamboat Willie". Bộ phim đã mang lại sự thành công ngoài mong đợi cho Disney. Năm 1930, Disney ký thỏa thuận với hãng chiếu bóng Columbia, đồng ý phân phối phim với giá 7.000 USD trên một bộ.

Hãng Columbia đã đưa phim hoạt hình về Micky đi khắp thế giới. Những năm 1930, chuột Mickey đã trở thành hiện tượng được toàn cầu quan tâm. Người Ý đã gọi chú chuột này là Topolino, Tây Ban Nha lại gọi chú là Miguel Ratoncito, ở Thuỵ Điển là Muse Pigg... Năm 1932, Walt Disney đã được nhận giải thưởng hàn lâm vì đã tạo ra Mickey.

Đến năm 1935, chuột Mickey được chính thức được “đổ màu” với bộ cánh đỏ trong phim hoạt hình ngắn “The Band Concert”. Bộ phim đã trở thành một biểu tượng và cột mốc quan trọng trong “cuộc đời” của chuột Mickey. The Band Concert” tạo nên một khung cảnh cực kì vui nhộn hài hước.

Những tình huống, hành động của các nhân vật hoạt hình đặc biệt là sự “cộng hưởng” của Mickey cùng những người bạn tạo nên một nét đặc sắc mà chỉ riêng Walt Disney mới có. Và những bản vẽ gốc bằng tay của “The Band Concert” là một trong những nguyên mẫu đắt giá nhất trên thị trường khi được bán với giá 420.000 đô la vào năm 1999.

Dù đã xuất hiện trong nhiều bộ phim ngắn được chiếu rạp, nhưng phải đến ngày 13/11/1940, chuột Mickey mới chính thức “tấn công” màn ảnh rộng bằng bộ phim “Fantasia”. Bằng việc cải thiện hình ảnh, chú chuột danh tiếng đã sở hữu một diện mạo mới sinh động và sắc nét hơn. Năm 2005, bản vẽ chuột Mickey dùng để dựng phim Fantasia có giá lên tới 65.000 đô la.

Cho đến nay, chuột Mickey xuất hiện trong khoảng 130 bộ phim. Trong đó, phim Lend a Paw đã giành được giải Oscar năm 1942. Mickey cũng là nhân vật hoạt hình đầu tiên có ngôi sao trên đại lộ Danh vọng ở Hollywood. Có thể nói Mickey chính là thành công đầu tiên và thành công lớn nhất của Walt Disney. Đó là lý do tại sao Disney Channel - kênh truyền hình con cưng của hãng lại chọn Mickey là biểu tượng của mình.

Không chỉ xuất hiện trong phim, truyện tranh, trong 9 thập kỷ qua, chú chuột Mickey đã xuất hiện trên hàng nghìn mặt hàng thương mại như đồng hồ, bút chì, đồ chơi, điện thoại…. Nhân sinh nhật lần thứ 75 của chú chuột Mickey, hãng Walt Disney đã làm hai phim mới trong đó có một phim sử dụng công nghệ 3D, bên cạnh đó còn dựng 75 bức tượng cao 1,8m tại Thế giới Walt Disney ở Florida.

Hiện diện trên phim ảnh, sách báo đã 9 thập kỷ, chú chuột Mickey cùng với những chuyến phiêu lưu của mình chưa bao giờ làm khán giả thôi thích thú, mà ngược lại luôn muốn tận hưởng phút giây thoải mái với nhiều tiếng cười cùng nhân vật này. Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter từng ví “Mickey là đại sứ thiện chí, nhà trung gian hòa bình, nói thứ ngôn ngữ tình bạn trên khắp thế giới”.

Không chỉ trở thành biểu tượng của làng hoạt hình thế giới, nhân vật chuột Mickey và những thước phim “đắt giá”còn mang về một khoản lợi nhuận khổng lồ cho Walt Disney. Nhưng trên hết là nhân vật này đã và sẽ còn mang lại cho khán giả nhỏ tuổi trên khắp thế giới, trong đó có trẻ em Việt Nam, những giờ phút lý thú, những ký ức đẹp về tuổi thơ.

Minh Duyên [TTXVN]

Những điều thú vị bên trong tấm thiệp Giáng sinh nhỏ nhất thế giới

Với kích thước chỉ 15 x 20 micro mét [1 micro mét tương đương 1/1.000.000 m], đây là loại thiệp nhỏ nhất được chế tạo cho tới thời điểm này, nhỏ hơn 100 lần so với mức kỷ lục 200 x 209 micro mét trước đó.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Thú vị,
  • chuột Mickey,
  • phim họat hình,
  • nhân vật hoạt hình,
  • Walt Disney,

Video liên quan

Chủ Đề