Vì sao Pháp mỹ chọn Điện Biên Phủ de xây dựng thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 125 SGK Lịch sử 9

Đề bài

Pháp - Mĩ đã làm gì để xây dựng Điện Biên Phủ thành lập tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 9 trang 123 để trả lời.

Lời giải chi tiết

- Được Mĩ giúp sức, Na-va xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương:

+ Lực lượng đông nhất gồm 16.200 quân, đủ loại binh chủng, được bố trí thành ba phân khu với 49 cứ điểm.

+ Phân khu Bắc gồm các cứ điểm Độc Lập, Bản Kéo.

+ Phân khu Trung tâm Mường Thanh, nơi đặt cơ quan chỉ huy, tập trung 2/3 lực lượng, có sân bay và hệ thống pháo binh.

+ Phân khu Nam Hồng Cúm, có trận địa pháo, sân bay.

- Pháp và Mỹ coi Điện Biên Phủ là “một pháo đài bất khả xâm phạm”, trung tâm của kế hoạch Na-va.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 - Xem ngay

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Câu1
Điện Biên Phủ có vị trí then chốt ở Đông Dương và Đông Nam Á.
Câu2

  1. Vị trí chiến lược của vùng Tây Bắc và Điện Biên Phủ:

1.1. Vị trí chiến lược của vùng Tây Bắc:

Tây Bắc là một dải đất ở phía Tây Bắc Bộ Việt Nam, có địa hình hiểm trở với  nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, phần lớn địa hình là núi cao, rừng rậm xem kẽ cao nguyên và thung lũng. Có dãy Hoàng Liên Sơn dài tới 180 km, rộng 30 km với đỉnh Phanxiphăng cao 3.142m. Bên cạnh đó còn có dãy núi Sông Mã dài 500 km, có những đỉnh cao trên 1800m. Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sông Đà. Ba con sông Mã, sông Đà và sông Thao với dòng nước siết đã chia Tây Bắc thành nhiều khu vực. Đường vào Tây Bắc vừa ít lại phải qua nhiều sông, suối, núi cao hiểm trở nên việc đi lại cực kỳ khó khăn.

Phía tây giáp hai tỉnh Phong xa lì và Sầm Nưa của Lào, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, phía Đông giáp căn cứ địa Việt Bắc, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình, nối liền với các tỉnh thuộc Liên khu III và liên khu IV. Chính vì vậy mà Tây Bắc đã trở thành một địa bàn chiến lược quan trọng của Bắc Bộ Việt Nam nói chung và Bắc Đông Dương nói chung.

1.2. Vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ:

Điện Biên Phủ là một thung lũng lòng chảo rộng lớn thuộc tỉnh Lai Châu [nay là tỉnh Điện Biên], nằm ở phía tây vùng núi rừng Tây Bắc, có lòng chảo Mường Thanh [Mường Then – Mường trời] có chiều rộng từ 6 đến 8 km, chiều dài khoảng 18 km, cách thủ đô Hà Nội khoảng 300km đường chim bay, nằm gần biên giới Việt Lào, trên một ngã ba của nhiều tuyến đường quan trọng: phía đông bắc giáp với Lai Châu; phía đông nam giáp Tuần Giáo, Sơn La, Nà Sản; phía tây thông với LuôngPhabang; phía nam thông với Sầm Nưa.

Xung quanh thung lũng là một vùng núi rừng trùng điệp bao bọc. Núi có độ cao trung bình 500m, có mỏm đột xuất cao tới 1461m. Thung lũng Điện Biên là cánh đồng bằng phẳng, đồng ruộng khô ráo về mùa khô. Nhưng ngay sát thung lũng về phía đông bắc có một dải địa hình đặc biệt gồm một số điểm nổi lên cao hơn mặt cánh đồng trên dưới 30m và hình thành một bức bình phong che chở cho thung lũng trên hướng Tuần Giáo – Điện Biên Phủ. Trong thung lũng còn có sông Nậm Rốm chảy theo hướng bắc nam đổ xuống sông Nậm Hu, có sân bay Mường Thanh được xây dựng từ năm 1889.

Thời tiết Điện Biên Phủ chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9. Vào mùa khô sương mù dày đặc từ 3 giờ chiều hôm trước tới 9 giờ sáng hôm sau. Về mùa mưa, mưa kéo dài, nhiều lũ, độ ẩm lớn.

  1. Điện Biên Phủ được chọn là điểm quyết chiến chiến lược giữa quân và dân ta với thực dân Pháp vì:

2.1. Đối với ta:   

        Với điều kiện vị trí địa lí và điều kiện thời tiết như vậy nên ngay khi quân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ chúng ta đã nhận thấy những điểm yếu của địch và những thuận lợi cho ta ở địa hình này:

        Nằm cô lập giữa núi rừng trùng điệp mênh mông của Tây Bắc và thượng Lào, Điện Biên Phủ rất xa những căn cứ hậu phương của địch. Mọi việc tăng viện hoặc tiếp tế đều do đường hàng không đảm nhiệm. Nếu đường hàng không bị cắt đứt thì quân Pháp ở đây sẽ lâm vào thế bị động, phòng ngự trong những điều kiện khó khăn và nếu lâm nguy cũng khó rút quân được toàn vẹn.

        Bên cạnh đó, địa hình rừng núi vốn rất quen thuộc, thuận lợi trong tác chiến của ta. Những dãy núi trùng điệp xung quanh thung lũng Điện Biên trở thành vũ khí lợi hại cho quân đội ta khi đặt pháo ở những sườn núi để khống chế các căn cứ của địch tại cánh đồng Điện Biên.

       Bởi vậy sau 3 chiến dịch vùng Trung du và đồng bằng [chiến dịch Trung du, Đường 18 và Hà Nam Ninh], Đảng ta quyết định chọn hướng rừng núi Tây Bắc để tiến công. Tại Hội nghị của Bộ Chính trị bàn về nhiệm vụ quân sự Đông Xuân [1953 – 1954], chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “về hướng hoạt động, lấy Tây bắc làm hướng chính, các hướng khác là hướng phối hợp. Hướng chính hiện nay không thay đổi, nhưng trong hoạt động thì có thể thay đổi, phép dùng binh là phải thiên biến vạn hóa”.

Do vậy, việc làm chủ được Tây Bắc không những bảo vệ được vững chắc khu đầu não kháng chiến Việt Bắc, tạo thành thế liên hoàn nối liền một dải hậu phương kháng chiến rộng lớn mà còn có điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu quốc tế, đặc biệt trong việc tăng cường tình đoàn kết Việt – Lào để cùng chống kẻ thù chung.

2.2. Đối với Pháp:

         Điện Biên Phủ là cứ điểm có ý nghĩa chiến lược khống chế cả một vùng rộng lớn của Tây Bắc và Thượng Lào. Tuy nằm ngoài dự kiến ban đầu của Kế hoạch Nava, nhưng các tướng lĩnh Pháp và Mỹ đã tăng cường lực lượng, xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh. Ở đây tập trung 16.200 quân gồm 21 tiểu đoàn trong đó có 17 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng, 1 phi đội không quân, 1 đại đội vận tải cơ giới. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được bố trí thành 3 phân khu Bắc, Trung, Nam với 49 cứ điểm, huy động toàn bộ lính dù và 40% lực lượng cơ động tinh nhuệ nhất của Pháp ở Đông Dương; hai sân bay Mường Thanh và Hồng Cúm mỗi ngày có thể vận chuyển khoảng 200 đến 300 tấn hàng và thả dù từ 100 đến 150 quân, đảm bảo nguồn tiếp viện trong quá trình tác chiến. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm phòng ngự mạnh nhất của Pháp ở Đông Dương lúc bấy giờ, như “ một pháo đài không thể công phá”, là nơi thu hút để tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta và là quyết chiến điểm của Kế hoạch Nava.

Đế quốc Pháp – Mỹ đánh giá Điện Biên phủ là “một vị trí chiến lược quan trọng chẳng những đối với chiến trường Đông Dương, mà còn đối với miền Đông Nam Á”, là “ ngã tư chiến lược quan trọng”, “cái bàn xoay có thể xoay đi bốn phía Việt Nam, Lào, Miến Điện, Trung Quốc”, như “chìa khóa” bảo vệ Thượng Lào. Đồng thời từ Điện Biên Phủ có thể đánh chiếm lại các vùng đã mất ở Tây Bắc Trong những năm 1950 – 1953 và tạo điều kiện để tiêu diệt quân chủ lực của ta tại đây. Mặt khác đây còn là một căn cứ không quân, lục quân lợi hại, phục vụ cho chính sách xâm lược của Mỹ ở Đông Nam Châu Á.

  Nếu khống chế được khu vực này, chúng sẽ mở rộng được địa bàn hoạt động nhằm uy hiếp, khống chế bên sườn và sau lưng ta, chia cắt liên lạc và sự chi viện của ta với chiến khu Việt Bắc, Liên khu II và Liên khu IV. Đồng thời từ đây có thể che chở cho Thượng Lào cùng kinh đô LuôngPhaBăng. Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng xung quanh là núi đá vôi ở phía Tây Bắc Việt Nam rất lợi hại cho quân phòng ngự. Quân đội Pháp đã xây dựng ở đây nhiều công sự kiên cố liên hoàn, rải trên một diện tích rộng có cả sân bay, hầm ngầm và lập cầu không vận… với một lực lượng gồm 21 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo [24 khẩu 105mm, 20 khẩu 120mm và 4 khẩu 155mm], một đại đội tăng 10 chiếc, lực lượng không quân chi viện chiến đấu 150 – 250 lần/chiếc/ngày.

        Với những nhận định như vậy, quân đội Pháp, đứng đầu là H.Nava đã chọn Điện Biên Phủ để xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Sự lựa chọn này của địch đã trở thành một cơ hội tốt cho chúng ta để tiêu diệt sinh lực tinh nhuệ của địch và kết thúc chiến tranh. Tháng 12 năm 1953, Bộ chính trị đã hạ quyết tâm mở chiến dịch Điện Biên Phủ.

Sau khi quyết định chọn địa hình Điện Biên Phủ, quân và dân cả nước đã dốc sức cho chiến dịch với một quyết tâm cao độ, tạo nên sức mạnh tổng lực đánh thắng kẻ thù trong một thế trận hiểm hóc, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ.

Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ chọn Điện Biên Phủ để xây dựng thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương vì


A.

Điện Biên Phủ là trung tâm của kế hoạch quân sự Nava.

B.

Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược then chốt ở biên giới Việt- Lào.

C.

Điện Biên Phủ có vụ tri then chốt ở Biên giới Việt Trung.

D.

 Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược then chốt ở Đông Dương và Đông Nam Á.

Video liên quan

Chủ Đề