Viện 108 hà nội ở đâu

Bệnh viện 108 có địa chỉ tại: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội là một trong số bệnh viện uy tín hàng đầu tại Hà Nội. Với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và sự đầu tư lớn từ Chính phủ, bộ quốc phòng, bệnh viện 108 đem đến sự hài lòng của người dân.

1. Tổng quan về bệnh viện 108

Bệnh viện 108 có tên đầy đủ là bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thành lập ngày 01/04/1951. Viện 108 là bệnh viện đa khoa, Chuyên khoa sâu, Tuyến cuối của ngành Quân y và là Bệnh viện hạng đặc biệt của Quốc gia. Bệnh viện 108 ra đời với chức năng, nhiệm vụ khám, cấp cứu, điều trị cho các đối tượng là quân nhân tại chức, bảo hiểm quân và nhân dân thuộc diện thu phí một phần viện phí.

Bệnh viện 108 sở hữu một đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản. Hiện bệnh viện có sự đồng hành của đội ngũ gồm: 45 Giáo sư, Phó Giáo sư; 146 Tiến sỹ; Hơn 600 Thạc sỹ, Bác sĩ; 1300 Điều dưỡng, Kỹ thuật viên. Là bệnh viện được cả chính phủ và bộ quốc phòng đầu tư xây dựng Trung tâm Kỹ thuật cao.

Tìm hiểu thêm: Bệnh viện phụ sản Hà Nội

2. Địa chỉ bệnh viện 108

Bệnh viện 108 có địa chỉ tại: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Thông tin liên hệ:

  • E-mail:
  • Điện thoại: 069. 572400
  • Website chính thức: //www.benhvien108.vn

3. Ban giám đốc bệnh viện 108

Ban giám đốc bệnh viện trung ương quân đội 108 hiện gồm 1 giám đốc và 5 phó giám đốc.

  • Giám đốc bệnh viện: GS.TS.TTND. Mai Hồng Bàng
  • Phó giám đốc bệnh viện: PGS.TS.TTƯT. Phạm Nguyên Sơn
  • Phó Giám đốc Kế hoạch tổng hợp: PGS.TS. Lê Hữu Song
  • Phó Giám đốc Nội khoa: PGS.TS. Nguyễn Hoàng Ngọc
  • Phó Giám đốc Ngoại khoa: GS.TSKH.TTND. Nguyễn Thế Hoàng
  • Phó Giám đốc Đào tạo – Nghiên cứu khoa học: PGS.TS.TTƯT Lâm Khánh

4. Khám sức khỏa tổng quát bệnh viện 108

Nhằm mang đến sự lựa chọn đa dạng, linh hoạt phù hợp với khả năng tài chính của cá nhân, đơn vị và cơ quan, kể từ tháng 11 năm 2018, bệnh viện 108 phân ra 4 gói khám sức khỏe tổng quát, định kỳ: Gói cơ bản, gói nâng cao, gói toàn diện và gói đặc biệt.

4.1. Gói kiểm tra sức khỏe cơ bản

Gói sức khỏe cơ bản này chủ yếu nhằm phát hiện ra những bệnh lý thông thường thông qua khám nội, ngoại tổng quát và các xét nghiệm cơ bản. Chi phí dành cho 1 người từ 1.290.960đ.

4.2. Gói kiểm tra sức khỏe nâng cao

Gói khám 2 sẽ gồm gói 1 và thêm một số xét nghiệm nâng cao để chẩn đoán thêm bệnh về tuyến giáp, u vú, tim mạch. Chi phí dành cho 1 người từ 1.844.880đ.

4.3. Gói kiểm tra sức khỏe toàn diện

Gói 3 bao gồm cả gói 2 cùng với các xét nghiệm chuyên sâu nhằm chẩn đoán những bệnh về đường tiêu hóa và ung thư. Một số xét nghiệm cần làm thêm như: Soi dạ dày, đại tràng gây mê, virut gây viêm gan, xét nghiệm các marker ung thư. Chi phí dành cho một người khá cao từ 7.864.720đ

4.4. Gói kiểm tra sức khỏe đặc biệt

Gói này bao gồm toàn bộ gói 3 và một số xét nghiệm sử dụng kỹ thuật cao nhằm phát hiện chuyên sâu một số bệnh về tim mạch, sọ não, cột sống. Một số xét nghiệm cần làm như: PET/CT, Chụp cộng hưởng từ, CT320 dãy. Chi phí gói đặc biệt này cao nhất trong tất cả các gói khám: từ 46.621.900đ/ người.

Tùy theo khả năng tài chính, tình hình sức khỏe của mỗi cá nhân để có sự lựa chọn gói khám phù hợp nhất. Chi tiết liên hệ tư vấn đăng ký gói khám: 0949419995.

Tìm hiểu thêm: Bệnh viện đại học y Hà Nội

5. Lịch làm việc bệnh viện 108

Lịch khám bệnh cụ thể của các khoa tại bệnh viện 108 như sau:

  • Đối với Khoa khám bệnh đa khoa: thứ 2 đến thứ 6, thời gian từ 6h30 đến 17h.
  • Đối với khoa khám theo yêu cầu: thứ 2 đến thứ 7, thời gian từ 6h30 đến 17h.

Thời gian khám bệnh từ 6h30 nhưng bệnh viện bắt đầu tiếp đón bệnh nhân từ 5h30. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể đến sớm để có thể đăng ký khám sớm, tránh bị đông và chờ lâu vào đầu buổi sáng.

6. Cách đăng ký khám bệnh tại viện 108

Có 3 khoa khám bệnh tại bệnh viện quân đội 108, bệnh nhân hoàn toàn có thể lựa chọn theo nhu cầu. Đó là: Khoa Khám bệnh đa khoa, Khoa Khám bệnh theo yêu cầu và Trung tâm Khám sức khỏe định kỳ

6.1. Đối với khoa Khám bệnh đa khoa

Khoa khám bệnh đa khoa nằm phía tay phải từ cổng chính đi vào. Đến khoa, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy các bảng chỉ dẫn cho người bệnh đăng ký khám.

Tương tự như các bệnh viện khác, tại bệnh viện 108, quy trình khám chữa bệnh là đăng ký khám, khám lâm sàng với bác sĩ, tiến hành các chỉ định theo yêu cầu. Sau khi có kết quả, trở lại phòng khám ban đầu và nhận kết quả cuối cùng.

6.2. Đối với khoa khám bệnh theo yêu cầu

Khoa khám bệnh theo yêu cầu nằm trên tầng 3 của tòa nhà khoa khám bệnh đa khoa. Người bệnh tiếp tục theo các bảng chỉ dẫn để làm các thủ tục thăm khám thông thường.

Tìm hiểu thêm: Bệnh viện Việt Đức

6.3. Trung tâm khám sức khỏe định kỳ

Trung tâm khám sức khỏe định kỳ nằm bên trái tính từ cổng vào, người bệnh theo biển chỉ dẫn lên tầng 2.

Khu vực khám bệnh này phục vụ nhu cầu thăm khám chăm sóc sức khỏe định kỳ cho người dân giúp người dân. Ở đây cung cấp các gói khám sức khỏe từ cơ bản, nâng cao đến đặc biệt giúp người dân biết được tình trạng sức khỏe hiện tại, phát hiện sớm những bệnh chưa có triệu chứng.

Hy vọng, với những thông tin benhviendakhoahaian tổng hợp trên bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh viện 108. Mọi thông tin đều được cung cấp bởi website của bệnh viện 108. Những thắc mắc liên quan đến việc khám chữa bệnh tại đây, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với hotline bệnh viện.

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 [1], thường được gọi tắt là Quân y viện 108, trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam là bệnh viện tuyến cuối của quân đội ở khu vực phía bắc, có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho cán bộ cấp cao trong quân đội, cán bộ cấp cao Đảng - Nhà nước, và các đối tượng khác.

  • Ngày truyền thống: ngày 01 tháng 4 năm 1951
  • Địa chỉ: Số 1 phố Trần Hưng Đạo - phường Bạch Đằng - quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội.
  • Trang web chính thức: //www.benhvien108.vn/
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108Quốc giaThành lậpPhân cấpQuy môBộ phận củaBộ chỉ huyTên khácĐặt tên theoChỉ huyGiám đốcPhó Giám đốc
Quân đội Nhân dân Việt Nam


Quân kỳ


Phù hiệu

Việt Nam
1tháng 4 năm 1951; 71 năm trước[1951-04-01]
Bệnh viện [Nhóm 3]
4.000 người
  • 12 Phòng Ban cơ quan
  • 07 Viện, Trung tâm
  • 33 Khoa, Bộ môn khám chữa bệnh
Bộ Quốc phòng
Số 1 phố Trần Hưng Đạo, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
Bệnh viện 108
Tên gọi qua các thời kỳ

- 1956-1980: Quân y viện 108
- 1980-1995: Viện quân y 108

- 1995-nay: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

GS.TS Mai Hồng Bàng

PGS.TS Phạm Nguyên Sơn

PGS.TS Lê Hữu Song

PGS.TS Nguyễn Hoàng Ngọc

PGS.TS Lâm Khánh

GS.TSKH Nguyễn Thế Hoàng

  • x
  • t
  • s

Quân y viện 108Vị tríVị tríTọa độTổ chứcHệ thống chăm sócLoại bệnh việnDịch vụLịch sửKhai trươngLiên kếtWebsite

Bệnh viện trung tâm quân đội 108, lối vào Trần Hưng Đạo

số 1 phố Trần Hưng Đạo, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
21°01′5,18″B 105°51′41,81″Đ / 21,01667°B 105,85°Đ / 21.01667; 105.85000
Công cộng
Chuyên gia
1951
www.benhvien108.vn

Mục lục

  • 1 Lịch sử hình thành
  • 2 Chức năng, nhiệm vụ
  • 3 Tổ chức Đảng
    • 3.1 Tổ chức chung
    • 3.2 Thành phần
  • 4 Tổ chức chính quyền
    • 4.1 Ban Giám đốc
    • 4.2 Khối cơ quan
    • 4.3 Viện, trung tâm
    • 4.4 Khối nội
    • 4.5 Khối ngoại
    • 4.6 Khối cận lâm sàng
  • 5 Giám đốc qua các thời kỳ
  • 6 Chính ủy qua các thời kỳ
  • 7 Phó Giám đốc qua các thời kỳ
  • 8 Chú thích
  • 9 Liên kết ngoài

Lịch sử hình thànhSửa đổi

  • Từ phân đội tiền thân hình thành từ năm 1950, phục vụ chiến dịch Biên giới trên đất Thủy Khẩu - Trung Quốc, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 được thành lập ngày 01/4/1951 tại Làng Nông, xã Yên Trạch, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên với 500 giường bệnh. Từ 1954-1965, bệnh viện về Thủ đô, với các tên gọi mới qua các thời kỳ: Quân y viện 108 [6-1956], Viện quân y 108 [1960].
  • Địa điểm hiện tại của bệnh viện là Nhà thương Đồn Thủy trước kia, vốn là nhà thương do quân đội Pháp xây dựng từ năm 1894, nay là Bệnh viện quân đội 108 và Bệnh viện Hữu Nghị Việt-Xô. Khoảng cuối năm 1954, đầu năm 1955, khi mới tiếp quản Thủ đô, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam còn đóng trụ sở ở đây [2].
  • Ngày 31-3-1995 Bệnh viện được chính thức mang tên Bệnh viện TWQĐ 108. Ngày 06 tháng 9 năm 2002, Bệnh viện TWQĐ 108 được chuyển từ Tổng cục Hậu cần về trực thuộc Bộ Quốc phòng
  • Ngày 08 tháng 5 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định cho Bệnh viện TWQĐ 108 được mang thêm phiên hiệu Viện Nghiên cứu Khoa học Y-Dược lâm sàng 108 thuộc Bộ Quốc phòng, có con dấu riêng,có chức năng đào tạo sau đại học [Bác sĩ Chuyên khoa cấp 1, cấp 2 và Tiến sĩ y học].

Chức năng, nhiệm vụSửa đổi

  • Khám, cấp cứu thu dung điều trị cho các đối tượng bệnh nhân: quân nhân tại chức, cán bộ cấp cao trong quân đội, cán bộ cấp cao Đảng - Nhà nước, bảo hiểm y tế quân, bảo hiểm y tế khác và các đối tượng dịch vụ.
  • Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng.
  • Đào tạo sau đại học: Chuyên khoa I, Chuyên khoa II, Tiến sĩ thuộc các chuyên ngành: Truyền nhiễm, Chấn thương chỉnh hình, Răng Hàm Mặt - Tạo hình, Gây mê - Hồi sức, Tim mạch, Tiêu hóa, Thần kinh, Nội hô hấp, Ngoại Lồng ngực, Da liễu Dị ứng, Chẩn đoán Hình ảnh.
  • Tham gia bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và làm nhiệm vụ Quốc tế với Lào, Campuchia.

Tổ chức ĐảngSửa đổi

Tổ chức chungSửa đổi

Từ năm 2006 thực hiện chế độ Chính ủy, Chính trị viên trong Quân đội.[3] Tổ chức Đảng bộ trong Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 theo phân cấp như sau:

  • Đảng bộ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là cao nhất.
  • Đảng bộ các Viện, Trung tâm trực thuộc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Chi bộ các Phòng, ban cơ quan đơn vị trực thuộc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Thành phầnSửa đổi

Về thành phần của Đảng ủy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thường bao gồm như sau:

  1. Bí thư: Giám đốc
  2. Phó Bí thư: Phó Giám đốc thường trực

Ban Thường vụ

  1. Ủy viên Thường vụ: Phó Giám đốc
  2. Ủy viên Thường vụ: Phó Giám đốc
  3. Ủy viên Thường vụ: Chủ nhiệm Chính trị

Ban Chấp hành Đảng bộ

  1. Đảng ủy viên: Phó Giám đốc
  2. Đảng ủy viên: Phó Giám đốc
  3. Đảng ủy viên: Chủ nhiệm Khoa Dược
  4. Đảng ủy viên: Giám đốc Trung tâm khám bệnh đa khoa
  5. Đảng ủy viên: Trưởng phòng Tài chính
  6. Đảng ủy viên: Giám đốc Trung tâm xét nghiệm
  7. Đảng ủy viên: Viện trưởng Viện Tim mạch
  8. Đảng ủy viên: Viện trưởng Viện Chấn thương - Chỉnh hình
  9. Đảng ủy viên: Viện trưởng Viện điều trị các bệnh tiêu hoá
  10. Đảng ủy viên: Chủ nhiệm Khoa
  11. Đảng ủy viên: Chủ nhiệm Khoa
  12. Đảng ủy viên: Chủ nhiệm Khoa

Tổ chức chính quyềnSửa đổi

Ban Giám đốcSửa đổi

  • Giám đốc: Trung tướng GS.TS. Mai Hồng Bàng
  • Phó giám đốc thường trực: Thiếu tướng PGS.TS. Phạm Nguyên Sơn
  • Phó giám đốc Kế hoạch Tổng hợp: Đại tá PGS.TS Lê Hữu Song
  • Phó giám đốc Ngoại khoa: Thiếu tướng GS.TSKH Nguyễn Thế Hoàng
  • Phó giám đốc Nội khoa: Đại tá PGS.TS Nguyễn Hoàng Ngọc
  • Phó giám đốc Huấn luyện - NCKH: Thiếu tướng PGS.TS Lâm Khánh

Khối cơ quanSửa đổi

  • Phòng Chính trị.
  • Phòng Kế hoạch - Tổng hợp.
  • Phòng Khoa học quân sự
  • Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến.
  • Ban Quân lực.
  • Phòng Điều dưỡng.
  • Phòng Tham mưu - Hành chính.
  • Phòng Tài chính.
  • Phòng Hậu cần - Kỹ thuật.
  • Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng.
  • Ban Quản lý Nhà tang lễ Quốc gia.
  • Ban Quản lý chất lượng bệnh viện.

Viện, trung tâmSửa đổi

  • Viện Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương: Được thành lập năm 2020.
  • Viện Chấn thương - Chỉnh hình Quân đội: trực thuộc Bệnh viện TƯQĐ 108 thành lập trên cơ sở phát triển Khoa Chấn thương - Chỉnh hình. Viện gồm có 4 khoa:
    • Khoa Chấn thương - Chỉnh hình tổng hợp [Khoa B1-A].
    • Khoa Chấn thương chi trên và Vi phẫu [Khoa B1-B].
    • Khoa Phẫu thuật khớp [Khoa B1-C].
    • Khoa Chấn thương chỉnh hình cột sống [khoa B1-D].
  • Viện Tim mạch Quân đội: trực thuộc Bệnh viện TƯQĐ 108 thành lập trên cơ sở phát triển Khoa Nội Tim mạch. Viện gồm có 4 khoa:
    • Khoa Nội Tim mạch [Khoa A2-A].
    • Khoa Phẫu thuật Tim mạch [Khoa A2-B].
    • Khoa Chẩn đoán và Can thiệp Tim mạch [Khoa A2-C].
    • Khoa Hồi sức Tim mạch [Khoa A2-D thành lập 15/4/2019]
  • Viện Phẫu thuật Tiêu hoá. Viện gồm có 3 khoa:
    • Khoa Phẫu thuật Ống tiêu hoá [B3-A]
    • Khoa Phẫu thuật Gan mật tuỵ [B3-B]
    • Khoa Phẫu thuật Hậu môn Trực tràng [B3-C]
  • Viện Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm. Viện gồm có 3 khoa:
    • Khoa bệnh lây theo đường máu [A4-A].
    • Khoa bệnh lây theo đường tiêu hóa [A4-B].
    • Khoa bệnh lây đường hô hấp và hồi sức[A4-C]
  • Trung tâm xạ phẫu CYBERKNIFE: Được thành lập tháng 5 năm 2006.
  • Trung tâm ứng phó các tình huống khẩn cấp: Được thành lập năm 2020.
  • Trung tâm Đột quỵ não [A21]: Được thành lập ngày 21/5/2002 trên cơ sở tách ra từ khoa Nội thần kinh.
  • Trung tâm Máy gia tốc CYCLOTRON 30MEV [Khoa C18].
  • Trung tâm phẫu thuật nội soi.

Khối nộiSửa đổi

  • Khoa Nội Cán bộ [Khoa A1]
  • Bộ môn - Khoa Nội Tiêu hóa [Khoa A3]
  • Khoa Lao và bệnh phổi [Khoa A5]
  • Khoa huyết học lâm sàng [Khoa A6]
  • Khoa Nội Thần kinh [Khoa A7]
  • Khoa Da liễu - Dị ứng [Khoa A8]
  • Khoa Nhi [Khoa A9]
  • Khoa Y học cổ truyền [Khoa A10]
  • Khoa Chăm sóc bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương [Khoa A11]
  • Bộ môn - Khoa Hồi sức tích cực [Khoa A12]
  • Khoa Lọc máu [Khoa A14]
  • Khoa Nội thận [Khoa A15]
  • Khoa Quốc tế [Khoa A16]
  • Khoa Y học hạt nhân [Khoa A20]

Khối ngoạiSửa đổi

  • Khoa Ngoại Tiết niệu [Khoa B2]
  • Khoa Ngoại Tiêu hóa [Khoa B3]
  • Khoa Ngoại Lồng ngực [Khoa B4]
  • Khoa Gây mê hồi sức [Khoa B5]
  • Khoa Ngoại Thần kinh [Khoa B6]
  • Khoa Mắt [Khoa B7]
  • Khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình [Khoa B8]
  • Khoa Tai Mũi Họng [Khoa B9]
  • Khoa Răng miệng [Khoa B10]
  • Khoa Phụ sản [Khoa B11]

Khối cận lâm sàngSửa đổi

  • Khoa khám bệnh Đa khoa - Chuyên khoa [Khoa C1-1]
  • Khoa Khám bệnh - Quản lý sức khỏe cán bộ cao cấp [Khoa C1-2]
  • Khoa Cấp cứu ban đầu [Khoa C1-3]
  • Khoa Huyết học [Khoa C2]
  • Khoa Sinh hóa [Khoa C3]
  • Khoa Vi sinh vật [Khoa C4]
  • Khoa Giải phẫu bệnh lý [Khoa C5]
  • Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng [Khoa C6]
  • Khoa Chẩn đoán chức năng [Khoa C7]
  • Khoa Chẩn đoán hình ảnh [Khoa C8]
  • Khoa Dược [Khoa C9]
  • Khoa Trang bị [Khoa C10]
  • Khoa Dinh dưỡng [Khoa C11]
  • Khoa Chống nhiễm khuẩn [Khoa C12]
  • Khoa Miễn dịch [Khoa C14]
  • Khoa Y học thực nghiệm [Khoa C15]
  • Khoa Truyền máu [Khoa C16]
  • Khoa Sinh học phân tử [Khoa C17]
  • Đơn vị xạ trị [Khoa A6-C]

Giám đốc qua các thời kỳSửa đổi

  • 1952-1954: Phạm Gia Triệu, Thiếu tướng [1985], Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc Nhân dân, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
  • 1954-1955: Nguyễn Thế Khánh, Trung tướng [1995]
  • 1955-1956: Như Thế Bảo
  • 1956-1960: Lê Văn Phụng
  • 1960-1963: Nguyễn Minh Tâm
  • 1963-1966: Lê Khắc Thiện, quyền Viện trưởng
  • 1966-1987, Nguyễn Thế Khánh, Trung tướng [1995]
  • 1985-1995, Bùi Đại, Thiếu tướng [1985], Giáo sư, Tiến sĩ.
  • 1995-1998: Vũ Bằng Đình, Đại tá, Phó Giáo sư, Phó Tiến sĩ, Thầy thuốc Nhân dân.
  • 1998-2008, Đinh Ngọc Duy, Trung tướng [2006]
  • 2008-2014, Trần Duy Anh, Trung tướng [2011]
  • 2014-nay, Mai Hồng Bàng, Trung tướng [2017]

Chính ủy qua các thời kỳSửa đổi

  • -6.2009, Nguyễn Hồng Giang, PGS.TS, Thiếu tướng [2007], Nữ tướng thứ 2
  • 7.2009-2013, Nguyễn Trọng Chính, PGS.TS, Thiếu tướng [2009], nay là Chính ủy Học viện quân y
  • 2013-2017, Lê Thu Hà, Trung tướng [2014], nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện 108, Nữ tướng thứ 4

Phó Giám đốc qua các thời kỳSửa đổi

  • Nguyễn Ngọc Doãn, Thiếu tướng [1985]
  • Phạm Gia Triệu, Thiếu tướng
  • Nguyễn Huy Phan, Thiếu tướng
  • Nguyễn Văn Âu, Thiếu tướng
  • Phạm Tử Dương, Thiếu tướng [1990]
  • Nguyễn Bắc Hùng
  • Lê Xuân Thục, Đại tá
  • Nguyễn Kim Nữ Hiếu
  • Hoàng Minh Châu
  • Phạm Hòa Bình, Thiếu tướng [2009]
  • Nguyễn Việt Tiến, Thiếu tướng [2010]
  • Phạm Nguyên Sơn, Thiếu tướng [2017]
  • Lâm Khánh, Thiếu tướng [2021]

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ “Trang chủ Bệnh viện Trung ương 108”.
  2. ^ Bác Hồ tiết kiệm đến từng con chữ![liên kết hỏng]
  3. ^ “Ngày 20 tháng 7 năm 2005, Bộ Chính trị [khoá IX] đã ra Nghị quyết 51/NQ-TW”.

Liên kết ngoàiSửa đổi

Trang web của Bệnh viện TƯQĐ 108

Video liên quan

Chủ Đề