Viên chức và công chức khác nhau như thế nào năm 2024

Khái niệm “công chức” được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức 2019 như sau: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”

Khái niệm “viên chức” quy định tại Điều 2 Luật viên chức 2010 như sau: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”

  1. Điểm giống nhau giữa công chức và viên chức

Công chức và viên chức giống nhau ở một số đặc điểm như sau:

  • Điều kiện để trở thành công chức và viên chức đều là người có quốc tịch Việt Nam.
  • Có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, đáp ứng các điều kiện để trở thành công chức, viên chức.
  • Thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể, thường xuyên trong phạm vi được quy định.
  • Được đảm bảo được hưởng về tiền lương, tiền công, và chế độ lao đông theo quy định của pháp luật.
  • Được tham gia bảo hiểm xã hội và được hưởng các chế độ về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
  • Phân biệt công chức với viên chức

Bởi vì có một số điểm giống nhau mà công chức và viên chức thường bị nhầm lẫn. Để có thể nhìn thấy được sự khác nhau giữa công chức và viên chức, ta cần phân biệt cụ thể hơn về các đặc điểm, tính chất của chúng. Cụ thể, ta phân biệt công chức và viên chức dựa trên các tiêu chí sau:

Tiêu chí

Công chức

Viên chức

Nơi làm việc

- Trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

- Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội [không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng];

- Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân [không phải sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an].

Trong các đơn vị sự nghiệp công lập

Nguồn gốc

Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế.

Được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc theo chế độ hợp đồng.

Chế dộ làm việc

Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế.

Không phân thành ngạch mà phân thành hạng viên chức [phân thành 04 hạng khác nhau] và làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc. Viên chức được đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức theo các trường hợp được quy định trong Luật Viên chức.

Biên chế

Trong biên chế

Không còn biên chế suốt đời nếu được tuyển dụng sau ngày 01/7/2020 trừ:

- Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020 đáp ứng điều kiện;

- Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức;

- Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về cán bộ, công chức theo đó:

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [sau đây gọi chung là cấp tỉnh], ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [sau đây gọi chung là cấp huyện], trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định về công chức theo đó:

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định về viên chức theo đó:

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Sẽ thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2024?

Cán bộ, công chức, viên chức là gì? Cách phân biệt và một số ví dụ về cán bộ, công chức, viên chức mới nhất? [Hình từ internet]

Phân biệt cán bộ, công chức và viên chức?

Cán bộ, công chức và viên chức được phân biệt dựa vào các tiêu chí sau:

Ví dụ về cán bộ, công chức, viên chức?

Các chức danh cán bộ điển hình như: Thủ tướng chỉnh phủ, Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Bí thư đảng ủy, Chủ tịch UBND tỉnh,…

Các chức danh công chức điển hình như: Kiểm sát viên, điều tra viên, Phó viện trưởng Viện kiểm sát, Thẩm phán, Chánh án, Phó chánh án, thư ký tòa các cấp, Chủ tịch UBND Huyện,…

Các chức danh viên chức điển hình như: Giảng viên trưởng Đại học Hà Nội, bác sĩ tại các bệnh viện công,...

Như vậy, trên đây là bảng phân biệt cán bộ, công chức, viên chức và một số ví dụ về cán bộ, công chức, viên chức mà bạn có thể tham khảo.

Chủ Đề