Viết đoạn văn trình bày luận điểm lớp 8 năm 2024

Thứ tư, 6/5/2020, 0:0 , Lượt đọc : 1436

Người đăng tin: THCS Thanh Xuân

Một sản phẩm của công ty TNHH Giáo dục Edmicro

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC EDMICRO MST: 0108115077 Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà Tây Hà, số 19 Đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Lớp học

  • Lớp 1
  • Lớp 2
  • Lớp 3
  • Lớp 4
  • Lớp 5
  • Lớp 6
  • Lớp 7
  • Lớp 8
  • Lớp 9
  • Lớp 10
  • Lớp 11
  • Lớp 12

Tài khoản

  • Gói cơ bản
  • Tài khoản Ôn Luyện
  • Tài khoản Tranh hạng
  • Chính Sách Bảo Mật
  • Điều khoản sử dụng

Thông tin liên hệ

[+84] 096.960.2660

  • Chính Sách Bảo Mật
  • Điều khoản sử dụng

Follow us

- Câu chủ đề nêu luận điểm trong đoạn đặt ở vị trí cuối cùng: “Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.”. Đoạn văn qui nạp.

- Trình tự lập luận:

+ Vốn là kinh đô cũ;

+ Vị trí trung tâm trời đất;

+ Thế đất quí hiểm;

+ Dân cư đông đúc, muôn vật phong phú, tốt tươi;

+ Nơi thắng địa;

+ Kết luận: Xứng đáng là kinh đô muôn đời.

- Nhận xét:

+ Luận cứ đưa ra toàn diện, đầy đủ;

+ Lập luận rất mạch lạc, chặt chẽ, đầy sức thuyết phục.

Đoạn văn 1.b

- Câu chủ đề nêu luận điểm là câu đầu đoạn văn: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”. Đoạn văn diễn dịch.

- Trình tự lập luận: theo lứa tuổi [cụ già - nhi đồng trẻ thơ]; theo không gian vùng, miền [kiều bào nước ngoài - vùng tạm bị chiếm trong nước; miền ngược - miền xuôi]; theo vị trí công tác, ngành nghề, nhiệm vụ được giao [chiến sĩ ngoài mặt trận - công chức ở hậu phương; phụ nữ - bà mẹ; công nhân - nông dân - điền chủ].

- Nhận xét: Cách lập luận toàn diện, đầy đủ, vừa khái quát, vừa cụ thể.

Đoạn văn 2

- Câu chủ đề của đoạn văn đặt ở vị trí cuối cùng: “Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà, nó mới càng hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra”. Nội dung luận điểm diễn đạt gọn lại là: Bản chất giai cấp chó đểu của vợ chồng Nghị Quế hiện rõ qua việc chúng mua chó. Đoạn văn qui nạp.

- Cách lập luận tương phản: đặt chó bên người; đặt cảnh xem chó, quí chó, vồ vập mua chó, sung sướng, bù khú về chó bên cạnh giọng chó má với người bán chó [chị Dậu] … Cách lập luận này có tác dụng rất lớn đến việc chứng minh và làm rõ luận điểm: Bản chất chó đểu của giai cấp địa chủ.

- Nếu lập luận được sắp xếp ngược lại: đưa luận cứ Nghị Quế giở giọng chó má lên trước luận cứ vợ chồng địa chủ yêu quí gia súc thì sẽ làm cho luận điểm mờ nhạt đi, lỏng lẻo hơn. Do đó, cách sắp xếp luận cứ của tác giả rất chặt chẽ, không thể đảo, đổi tùy tiện.

- Những cụm từ: chuyện chó con, giọng chó má, thằng nhà giàu rước chó vào nhà, chất chó đểu của giai cấp nó được xếp cạnh nhau làm cho đoạn văn vừa xoáy vào luận điểm, vào vấn đề, vừa làm cho bản chất chó, bản chất thú vật của bọn địa chủ hiện ra bằng hình ảnh với cái nhìn khách quan và khinh bỉ của người phê bình.

Kết luận: Cách trình bày đoạn văn nghị luận, nghĩa là cách lập luận cần phải trong sáng, hấp dẫn, có thể dùng hình ảnh, sắp xếp luận cứ lôgíc đến mức không thể đảo, đổi. Như vậy, luận điểm sẽ càng vững chắc, đầy sức thuyết phục.

*Ghi nhớ: SGK/ trang 81

II. Kiến thức bổ trợ

1. Nêu luận điểm

Nội dung luận điểm phải được diễn đạt trong câu chủ đề của đoạn văn. Câu chủ đề phải gọn, rõ, và thường dùng câu khẳng định. Về vị trí của câu chủ đề trong đoạn văn, có thể có các trường hợp sau:

• Câu chủ đề nêu luận điểm có thể đặt ở đầu đoạn: đoạn diễn dịch.

• Câu chủ đề có thể đặt ở cuối đoạn: đoạn qui nạp.

• Câu chủ đề nêu luận điểm có thể nêu lần 1 ở đầu đoạn, nhắc lại lần 2 bằng hình thức khác ở cuối đoạn: đoạn tổng - phân - hợp.

2. Trình bày luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm

- Một luận điểm chỉ thật sự sáng tỏ và trở nên đáng tin cậy khi nó được bảo đảm bằng những lí lẽ và chứng cứ xác thực mà ta vẫn gọi là luận cứ.

- Luận cứ bao gồm lí lẽ [luận] và dẫn chứng [cứ]. Luận điểm là hạt nhân, luận cứ là nguyên sinh chất để đảm bảo và nuôi sống luận điểm. Có nghĩa là, luận cứ không chỉ cần phù hợp với lẽ phải và sự thật mà còn phải phù hợp với luận điểm và đủ để làm cho luận điểm trở nên hoàn toàn sáng rõ.

- Giống như luận điểm trong một bài văn, các luận cứ trong một đoạn văn cũng cần được sắp xếp theo một trật tự hợp lí. Tìm đủ luận điểm và luận cứ trong bài văn nghị luận chính là lập ý.

- Sắp xếp luận điểm, luận cứ để thành hệ thống trong bài văn nghị luận gọi là lập luận. Yêu cầu của lập luận là phải chặt chẽ, mạch lạc, tập trung, liên tục, làm nổi bật vấn đề, thuyết phục…

3. Phối hợp giữa nêu luận điểm và trình bày luận cứ

Việc phối hợp giữa nêu luận điểm và trình bày luận cứ diễn ra theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, có 2 kiểu trình bày đoạn văn nghị luận phổ biến nhất:

Chủ Đề