Việt Nam có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp tỉnh

Cho đến năm 1832, vua Minh Mạng triều Nguyễn đã chia lại đất nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. Sau khi Việt Nam giành được độc lập tháng 8/1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, theo Hiến pháp năm 1946, đất nước được chia làm ba Bộ: Bắc Bộ, Trung Bộ, và Nam Bộ. Giai đoạn 1945 - 1946, nước ta có 65 tỉnh. Năm 1975 đất nước thống nhất; đến năm 1976, nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam có 38 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 35 tỉnh và 3 thành phố trực thuộc Trung ương [HN, HP, TP.HCM].
Kể từ đó đến nay, số đơn vị hành chính các cấp có nhiều biến động theo chiều hướng tăng khá nhanh. Cụ thể:
a] Về đơn vị hành chính cấp tỉnh: Từ năm 1976 đến trước 8/2008 sau nhiều lần điều chỉnh ĐGHC số đơn vị hành chính cấp tỉnh đã tăng từ 38 đơn vị lên 64 đơn vị. 8/2008 tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào thủ đô Hà Nội, kể từ đó đến nay nước ta còn 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh.
b] Về đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã:
Từ năm 1996 đến năm 2006, chỉ trong vòng 10 năm, số đơn vị hành chính cấp huyện đã tăng thêm 99 đơn vị [từ 574 đơn vị lên 673 đơn vị]; Số đơn vị hành chính cấp xã đã tăng thêm 708 đơn vị [từ 10.221 lên 10.929 đơn vị].
Trong vòng 10 năm, từ 2006 đến 2017, số đơn vị hành chính cấp huyện đã tăng thêm 40 đơn vị [từ 673 đơn vị lên 713 đơn vị]; Số đơn vị hành chính cấp xã đã tăng thêm 238 đơn vị [từ 10.929 lên 11.167 đơn vị]. Tuy tốc độ tăng đã giảm nhưng mức tăng vẫn đáng kể. Trong đó:
Riêng năm 2013, đã điều chỉnh ĐGHC 189 đơn vị hành chính cấp xã, mở rộng 4 thành phố; thành lập 3 thành phố, 8 thị xã, 2 quận, 4 huyện và phường thuộc 10 tỉnh.  Năm 2014, chỉ đổi tên 1 phường, nhưng đến năm 2015 đã điều chỉnh ĐGHC thuộc 12 tỉnh để thành lập mới 5 huyện, thị xã; thành lập [nâng cấp] 8 thành phố, thị xã; mở rộng 1 thị xã; thành lập 36 phường [nâng cấp và thành lập mới] và mở rộng 2 thị trấn.
Tại phiên họp 38, sáng 14/5/2016, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định các đề án mới về điều chỉnh ĐGHC tạm dừng trình, xem xét thông qua để chờ bộ tiêu chí, tiêu chuẩn mới.
Từ năm 2017 đến nay chỉ điều chỉnh ĐGHC để mở rộng 1 thành phố, thành lập [nâng cấp] 1 thành phố và 6 phường thuộc 2 tỉnh. Tổng số ĐVHC các cấp vẫn giữ nguyên.
Tính đến 31/5/2018, Việt Nam có tổng cộng 713 đơn vị hành chính cấp huyện [gồm: 67 thành phố trực thuộc tỉnh, 52 thị xã, 49 quận và 545 huyện] và 11.167 đơn vị hành chính cấp xã.
Qua nhiều nghiên cứu, khảo sát cho thấy có lẽ Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới có tình trạng biến động về đơn vị hành chính nhiều và liên tục như trong mấy chục năm qua. Từ các nước phát triển đến các nước chậm phát triển, các nước có diện tích lớn, dân số đông đến các nước nhỏ, đều rất ít biến động về hệ thống đơn vị hành chính các cấp. Việc thay đổi, nếu có, thường là sáp nhập các đơn vị hành chính nhỏ lại hoặc mở rộng, hình thành các đô thị mới theo hướng giảm bớt số đơn vị hành chính. Điều này ngược lại với ở Việt Nam, các đơn vị hành chính thường được chia tách, xé nhỏ ra dẫn đến số lượng đơn vị hành chính ngày càng tăng lên.
2. Xu hướng trong thời gian tới
Kể từ ngày 25/05/2016, với bộ tiêu chuẩn mới của đơn vị hành chính, việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh ĐGHC, đổi tên và phân loại đơn vị hành chính thực hiện theo Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có tính pháp lý cao hơn, chặt chẽ, khoa học hơn; nhiều tiêu chuẩn, tiêu chí đã được cập nhật theo yêu cầu ngày nay của đất nước. Nhà nước ta khuyến khích việc sáp nhập, điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính mà làm giảm hoặc không làm tăng số lượng đơn vị hành chính.
Bằng Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 của Quốc hội, việc phân loại đô thị được khoa học, cụ thể hơn; nhiều tiêu chí đã được cập nhật theo yêu cầu của đất nước trong thời kỳ mới./.                                                                                    

Hà Nội, ngày 5/6/2018

 Nguyễn Quang Chung

Ngày nay, việc phân chia lãnh thổ quốc gia thành các đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương các cấp là một việc làm tất yếu của các Nhà nước trên toàn thế giới. Sự ổn định của các đơn vị hành chính sẽ tác động duy trì và phát triển mối quan hệ cộng đồng, nâng cao tinh thần đoàn kết hợp tác, tác động trực tiếp đến sự ổn định bộ máy hành chính nhà nước.

Mục lục bài viết

1. Đơn vị hành chính là gì?

Đơn vị hành chính được hiểu là đơn vị được phân chia trên lãnh thổ của một quốc gia để tổ chức quản lý nhà nước về hành chính theo từ điển Tiếng Việt, mỗi đơn vị hành chính trên lãnh thổ quốc gia được phân định phải đảm bảo sự phối hợp, sự quản lý tập trung thống nhất của nhà nước trung ương và quyền tự chủ của địa phương theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, pháp luật nước ta vẫn chưa có quy định đưa ra một định nghĩa cụ thể về đơn vị hành chính, do đó, định nghĩa trên đây chỉ mang tính chất tham khảo khi tìm hiểu về đơn vị hành chính.

Đơn vị hành chính là bộ phận cấu thành quốc gia có chủ quyền, trong khi lãnh thổ phụ thuộc chỉ ràng buộc vào quốc gia ở mức độ lỏng lẻo hơn. Tuy nhiên, thuật ngữ đơn vị hành chính trên thực tế cũng có thể bao hàm lãnh thổ phụ thuộc hoặc các khu vực lãnh thổ được thừa nhận là đơn vị hành chính [chẳng hạn như cách phân chia trong cơ sở dữ liệu địa lý].

2. Đơn vị hành chính ở Việt Nam hiện nay:

Theo Điều 110 Hiến Pháp 2013 và Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương2015 quy định các đơn vị hành chính tại Việt Nam hiện nay gồm có:

– Thứ nhất: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương[gọi chung là cấp tỉnh].

– Thứ hai: Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương [sau đây gọi chung là cấp huyện].

– Thứ ba: Xã, phường, thị trấn [gọi chung là cấp xã].

– Thứ tư: Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt: sẽ do Quốc hội quyết định thành lập, được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt về kinh tế – xã hội, có chính quyền địa phương được tổ chức phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt đó.

Theo đó, ta nhận thấy, về cơ bản thì Việt Nam có 3 cấp hành chính cụ thể như sau:

– Cấp tỉnh: Sau nhiều lần chia tách và nhập lại, tính đến nay, Việt Nam có 63 đơn vị hành chính cấp Tỉnh, bao gồm 5 thành phố trực thuộc trung ương và 58 tỉnh.

– Cấp huyện: Đây là cấp hành chính cấp 2 của Việt Nam, thấp hơn [về thẩm quyền], và thông thường thì cấp huyện cũng có quy mô dân số, diện tích, kinh tế nhỏ hơn cấp tỉnh. Cấp huyện là cấp hành chính cao hơn cấp xã, phường, thị trấn. Cấp hành chính này trên thực tế hiện nay cũng có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo cấp hành chính nó trực thuộc, gồm huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, gọi tuần tự theo mức đô thị hóa. Trong đó, quận và thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương không có trong tỉnh, chỉ áp dụng cho các đơn vị nội thành của thành phố thuộc trung ương. Thành phố thuộc tỉnh không có trong thành phố trực thuộc trung ương. Hiên nay các đơn vị hành chính cấp huyện của Việt Nam có tổng cộng 705 đơn vị, gồm: 1 thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, 79 thành phố thuộc tỉnh, 51 thị xã, 46 quận và 528 huyện.

– Cấp xã: Đây là đơn vị hành chính cấp cơ sở, thấp hơn cấp Huyện. Gọi là xã, phường, thị trấn tùy theo mức đô thị hóa. Trong đó, phường không có trong huyện, xã không có trong quận, thị trấn chỉ có trong huyện. Hiện nay có 4 đơn vị hành chính cấp huyện không có đơn vị cấp xã [đều là các huyện đảo], bao gồm: Hoàng Sa, Lý Sơn, Côn Đảo, Cồn Cỏ.

Dưới xã thì vẫn còn có làng/ thôn/ bản/ buôn/sóc/ ấp,… dưới phường/ thị trấn sẽ có khu dân cư/ khu phố/ khu vực/ khóm/ ấp. Khi lượng dân cư đông thì thôn làng dưới xã có thể chia ra các xóm, còn khu dân cư ở phường/thị trấn thì chia ra tổ dân phố, dưới tổ dân phố còn chia ra cụm dân cư. Đây là cấp cơ sở không pháp nhân, phục vụ cho quản lý dân cư nhưng không được xem là cấp hành chính, và những người tham gia quản lý hoạt động ở cấp này chỉ hưởng phụ cấp công tác mà không được coi là công chức.

Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định.

3. Phân loại đơn vị hành chính tại Việt Nam:

Như đã phân tích ở trên, ta nhận thấy, đơn vị hành chính là đơn vị được phân chia trên lãnh thổ của một quốc gia để tổ chức quản lý nhà nước về hành chính, mỗi đơn vị hành chính trên lãnh thổ quốc gia được phân định phải đảm bảo sự phối hợp, sự quản lý tập trung thống nhất của nhà nước trung ương và quyền tự chủ của địa phương theo quy định của pháp luật.

Căn cứ Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định như sau:

“Điều 3. Phân loại đơn vị hành chính

1. Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế – xã hội; xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.

2. Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế – xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo.

3. Đơn vị hành chính được phân loại như sau:

a] Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt; các đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;

b] Đơn vị hành chính cấp huyện được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;

c] Đơn vị hành chính cấp xã được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III.

4. Căn cứ vào quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể tiêu chuẩn của từng tiêu chí, thẩm quyền, thủ tục phân loại đơn vị hành chính.”

Phân loại đơn vị hành chính là nhằm mục đích để bảo đảm sự ổn định của đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước ở địa phương. Làm căn cứ để hoạch định chính sách phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng tổ chức bộ máy của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Làm cơ sở để xây dựng chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.

Đối với từng cấp, các đơn vị hành chính sẽ được phân loại như sau:

– Đơn vị hành chính cấp tỉnh được phân thành hai loại: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt; các đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III.

– Đơn vị hành chính cấp huyện được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III.

– Đơn vị hành chính cấp xã được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III.

Thẩm quyền quyết định phân chia đơn vị hành chính được quy định cụ thể với nội dung như sau:

– Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I, loại II và loại III.

– Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định công nhận phân loại đơn vị hành chính cấp huyện loại I, loại II và loại III.

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận phân loại đơn vị hành chính cấp xã loại I, loại II và loại III.

Hiện nay, trên thực tế thì việc phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế – xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo.

Điểm phân loại đơn vị hành chính là tổng số điểm đạt được của các tiêu chuẩn trên. Tổng số điểm tối đa của các tiêu chí là 100 điểm cụ thể như sau:

– Đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được phân loại I khi có tổng số điểm đạt được từ 75 điểm trở lên.

– Đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được phân loại II khi có tổng số điểm đạt được từ 50 điểm đến dưới 75 điểm.

– Đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã không đạt khung điểm xác định loại I, loại II thì được phân loại III.

Việc phân loại đơn vị hành chính nhằm tạo sự rõ ràng và thuận tiện, người ta dùng cách gọi mang tính trung lập và tiêu chuẩn cho phân cấp hành chính cao nhất của một quốc gia là đơn vị hành chính cấp một hoặc cấp hành chính thứ nhất, dưới đó là đơn vị hành chính cấp hai hoặc cấp hành chính thứ nhì. Tạ Việt Nam thì còn có cấp hành chính thứ ba.

Có bao nhiêu đơn vị hành chính?

Đến tháng 04/2023, Việt Nam có 705 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: 1 thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, 82 thành phố thuộc tỉnh [trong đó có 1 thành phố đảo], 52 thị xã, 46 quận và 524 huyện [trong đó có 11 huyện đảo].

Việt Nam có bao nhiêu đơn vị cấp tỉnh?

Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Quốc hội quyết định. Từ năm 2008 đến nay, Việt Nam có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, trong đó có 58 tỉnh.

Hiện nay nước ta có bao nhiêu cấp hành chính?

Phân cấp hành chính Việt Nam hiện nay theo Điều 110 Hiến pháp 2013 và Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương gồm 3 cấp hành chính là: Cấp tỉnh: Tỉnh / Thành phố trực thuộc trung ương. Cấp huyện: Quận / Huyện / Thị xã / Thành phố thuộc tỉnh / Thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

Việt Nam có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp xã?

Đến ngày 10 tháng 4 năm 2023, Việt Nam có 10.598 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 1.771 phường, 620 thị trấn và 8.207 xã, trong đó có 358 xã thuộc các thành phố trực thuộc tỉnh, 321 xã thuộc các thị xã và 7.528 xã thuộc các huyện.

Chủ Đề