Việt nam có tivi màu từ năm nào năm 2024

Truyền hình màu là công nghệ truyền dẫn tivi bao gồm thông tin về màu của hình ảnh, do đó hình ảnh video có thể được hiển thị bằng màu trên tivi. Nó được coi là một cải tiến của công nghệ truyền hình sớm nhất, đơn sắc hoặc truyền hình đen trắng, trong đó hình ảnh được hiển thị ở các sắc thái xám [thang độ xám]. Truyền hình truyền hình các đài và mạng ở hầu hết các nơi trên thế giới đã nâng cấp từ truyền tải đen trắng sang truyền màu trong những năm 1960 đến 1980. Việc phát minh ra các tiêu chuẩn truyền hình màu là một phần quan trọng của lịch sử của truyền hình, và nó được mô tả trong bài báo công nghệ của truyền hình.

Truyền hình ảnh màu bằng máy quét cơ học đã được hình thành từ những năm 1880. John Logie Baird đã đưa ra một minh chứng thực tế về truyền hình màu được quét cơ học vào năm 1928, nhưng những hạn chế của một hệ thống cơ học đã rõ ràng ngay cả lúc đó. Sự phát triển của quét và hiển thị điện tử đã tạo ra một hệ thống điện tử toàn diện. Các tiêu chuẩn truyền đơn sắc ban đầu đã được phát triển trước Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng các phát triển điện tử dân dụng đã bị đóng băng trong phần lớn thời gian của chiến tranh. Vào tháng 8 năm 1944, Baird đã trình diễn đầu tiên trên thế giới về một màn hình tivi màu điện tử hoàn toàn thực tế. Tại Hoa Kỳ, các tiêu chuẩn màu cạnh tranh về mặt thương mại đã được phát triển, cuối cùng dẫn đến tiêu chuẩn NTSC cho màu vẫn tương thích với hệ thống đơn sắc trước đây. Mặc dù tiêu chuẩn màu NTSC được công bố vào năm 1953 và các chương trình giới hạn đã được cung cấp, nhưng phải đến đầu những năm 1970, truyền hình màu ở Bắc Mỹ mới bán chạy hơn các đơn vị đen trắng hoặc đơn sắc. Phát sóng màu ở châu Âu không được chuẩn hóa trên các định dạng PAL và SECAM cho đến những năm 1960.

Các nhà đài bắt đầu chuyển từ công nghệ truyền hình màu tương tự sang truyền hình kỹ thuật số vào khoảng năm 2006. Sự thay đổi này hiện đã hoàn tất ở nhiều quốc gia, nhưng truyền hình tương tự vẫn là tiêu chuẩn ở những nơi khác.

Tivi [TV] đã xuất hiện từ giữa những năm 1920, và cho tới nay công nghệ này đã trải qua rất nhiều bước ngoặc, đặc biệt với sự xuất hiện của các dòng TV LED, QLED... Thế nhưng, những gì chúng ta biết về lịch sử phát triển của công nghệ này liệu có chính xác? Chiếc TV màu đầu tiên đã thực sự có từ thời điểm nào?

Thời điểm khi mà giới nghiên cứu tập trung phát triển "công nghệ truyền hình" này, nhà phát minh người Scotland - John Logie Baird, là người đầu tiên thành công trong việc tiếp cận và sở hữu phát minh "công nghệ truyền hình" được công nhận. Sau khi "ra mắt" thành công phát minh "visual radio" vào năm 1929, chiếc TV [mà John gọi là Televisor] đầu tiên đã được bán ra cũng vào năm này, và vài năm sau đó, đã có khoảng 1000 sản phẩm được tẩu tán.

John Logie Baird thời trẻ ​

Tất nhiên là TV lúc bấy giờ không giống với những phiên bản hiện đại mà chúng ta đang sử dụng, chất lượng hình ảnh cũng rất kém và kích thước của hình ảnh trên TV lúc đó chỉ cỡ khoảng một con tem [?!]. Hơn nữa, thời điểm đó cũng chưa có bất kỳ mạng lưới truyền hình nào, thế nên dù có sở hữu một chiếc TV thì cũng khó có thể "đổi kênh" theo ý thích. Hệ thống mạng lưới truyền hình đầu tiên của Anh [do BBC vận hành] mãi đến năm 1937 mới chính thức đi vào hoạt động, nhưng đến khoảng thời gian năm 1939, hệ thống này rơi vào cảnh "đình trệ" do các ảnh hưởng của chiến tranh. Công nghệ truyền hình như chúng ta biết đến hiện nay chỉ thực sự vận hành từ những năm 1940, khi mà các hoạt động thường nhật được hồi phục trở lại.

Quá trình cải tiến và "thêm màu cho TV" => TV màu

Khái niệm "TV màu xuất hiện vào những năm 1970s và TV trắng đen thì đã ra đời vào thời gian trước đó nữa" là không hề chính xác. Ngay từ ban đầu, ý tưởng về TV màu đã được hình thành và vào năm 1928, John Logie Baird đã cho ra mắt phiên bản TV màu đầu tiên trên thế giới. Một thời gian sau, vào năm 1938, "truyền hình màu" đầu tiên đã được Baird trình chiếu ở tại studio của ông đến một rạp hát gần đó. Thật đáng tiếc khi Baird qua đời không lâu sau đó [1946], vì nếu ông còn sống thì hẳn là nước Anh đã luôn dẫn đầu trong việc phát triển công nghệ truyền hình. Thay vào đó thì vào khoảng thời gian cuối Thế chiến 2, với nguồn tài nguyên khổng lồ kết hợp với những kinh nghiệm trong thời chiến, Mỹ đã soán ngôi Anh và thống trị thị trường đầy tiềm năng này.

Thời điểm lúc bấy giờ, thị trường "phát triển truyền hình màu" chẳng khác gì một chiến trường khốc liệt với mức độ cạnh tranh vô cùng gay gắt. Khi các nhà sản xuất mạng và truyền hình mới của Mỹ cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường "béo bở" này với khả năng sinh lợi cao, một số hệ thống cung cấp "truyền hình màu" khác nhau cũng đã tiếp cận đến người tiêu dùng. Vì công nghệ truyền hình màu có độ rộng băng tần khác với công nghệ truyền hình trắng-đen, những người vừa mới sở hữu TV trắng-đen tất nhiên không thể thưởng thức công nghệ mới này, và họ đành phải nâng cấp thiết bị của họ, hoặc phải đổi sang một chiếc TV khác. Các nhà sản xuất TV tất nhiên cũng không thoát khỏi sự đổi mới đột ngột này. Họ đành phải chọn cách "thay máu" toàn bộ hệ thống sản xuất, chấp nhận cái giá sản xuất đắt đỏ hơn rất nhiều... để có thể tiếp cận với công nghệ mới này nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.

Không phải là một mặt hàng dễ "chốt deal"

Tờ rơi với nội dung để bán TV​

Thời điểm đó, mức giá của hệ thống truyền hình màu khá đắt đỏ, chỉ rất ít đối tượng mới có thể tiếp cận được với công nghệ mới này. Nguyên nhân chính là do thời điểm xuất hiện của công nghệ TV màu rơi vào ngay thời điểm chiến tranh mới kết thúc, đời sống xã hội vẫn còn rất khó khăn. Những người tiếp thị công nghệ này vào lúc bấy giờ có cuộc sống khá chật vật chứ chẳng mấy thoải mái như những sellers ngày nay.

Đến cuối những năm 1960, làn sóng truyền hình màu cuối cùng cũng bắt đầu chuyển sang các quốc gia khác. Hệ thống truyền hình màu với mức giả rẻ hơn đến từ châu Á [đặc biệt là của Nhật Bản] đã góp phần hạ giá thành của công nghệ này, và cho đến nay, với đa dạng thể loại và các mức giá, việc sở hữu một chiếc TV không còn quá khó khăn như ban đầu. Công nghệ TV cũng ngày càng phát triển với sự xuất hiện của các công nghệ tân tiến, hiện đại hơn, phù hợp với thị hiếu và nhu cầu thị trường.

Chủ Đề