Vua minh mạng trị vì bao nhiêu năm năm 2024

Sách Đại Nam thực lục, tập 3, sđd, tr.697 cho biết ở 6 tỉnh phía nam, vua Minh Mạng cấp quan phòng, ấn, triện mới cho Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chánh, Án sát, Lãnh binh… vì “phần nhiều không biết thất lạc vào đâu” và “để tỏ ra đổi mới”. “Duy ấn quan phòng Tổng đốc An - Hà, ấn triện tỉnh Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường hãy còn, thì không thay đổi”.

Vua Minh Mạng [bên trái] qua nét vẽ của người châu Âu

Bấy giờ, chức vụ trọng yếu ở các tỉnh là Tổng đốc và Tuần phủ đa phần do võ quan nắm giữ, điều này chỉ thay đổi vào giai đoạn cuối triều Minh Mạng. Đầu thời Pháp thuộc, chính quyền thuộc địa Nam kỳ cũng trải qua giai đoạn dài do các Thống soái quân sự đứng đầu, mãi đến năm 1879 mới xuất hiện Thống đốc dân sự đầu tiên.

Sau khi vua Minh Mạng đặt tên gọi cho “Nam Bắc trực, Tả Hữu kỳ và Nam Bắc kỳ [Quảng Nam, Quảng Ngãi là Nam trực; Quảng Trị, Quảng Bình là Bắc trực; Bình Định đến Bình Thuận là Tả kỳ; Hà Tĩnh đến Thanh Hoa [nay là tỉnh Thanh Hóa] là Hữu kỳ; Biên Hòa đến Hà Tiên là Nam kỳ; Ninh Bình đến Lạng Sơn là Bắc kỳ]”.

Theo Đại Nam thực lục [tập 4, nhóm dịch, NXB Giáo dục, 2007, tr.202] thì danh xưng Nam kỳ chính thức được vua Minh Mạng ra đời dù rằng đã xuất hiện trước đó trong các thư tịch, về sau dân gian quen gọi là Nam kỳ lục tỉnh [南圻六省].

Một vị quan Đại Nam ở Nam kỳ thời Minh Mạng

John Crawfurd

Và những năm đầu thập niên 1830, sau khi xóa bỏ lần lượt Bắc thành và Gia Định thành, vua Minh Mạng tiến hành cuộc cải cách hành chính quan trọng ngay sau đó. Thời vua Gia Long, bộ máy hành chính vận hành theo cơ chế phân quyền. Đàng Ngoài và Đàng Trong cũ được phân chia lại thành 27 trấn, doanh [hoặc dinh], triều đình Huế trực tiếp quản lý 4 doanh [Kinh kỳ] Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức [sau đổi thành phủ Thừa Thiên], Quảng Nam và 7 trấn từ Nghệ An đến Bình Thuận.

Năm 1802, vua Gia Long thành lập Bắc thành, đặt chức quan Tổng trấn, ủy quyền cho quản lý trực tiếp 11 trấn [nội, ngoại] ở vùng đất phía bắc. Sáu năm sau, 5 trấn phía nam từ Bình Thuận trở vào được gọi là Gia Định thành. Đến năm 1826, vua cho đổi các doanh thành trấn.

Nam kỳ xưa

Albert Morice

Đứng đầu hai bộ máy hành chính Bắc thành và Gia Định thành là quan Tổng trấn. Năm 1831, Bắc thành chính thức giải thể, cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng bắt đầu từ tháng 10 ÂL năm 1831 ở phía bắc.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia ghi nhận: "Trong nhiều năm trị vì, vua Minh Mạng ban bố hàng loạt cải cách quốc nội. Ông đổi tên nước Việt Nam thành Đại Nam, lập thêm Nội các và Cơ mật viện ở Huế, bãi bỏ chức Tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành, đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi. Quân đội cũng được chú trọng xây dựng [do liên tục diễn ra nội loạn và chiến tranh giành lãnh thổ với lân bang]".

Vua Minh Mạng còn cử quan đôn đốc khai hoang ở ven biển Bắc kỳ và Nam kỳ. Ông cũng rất quan tâm đến việc duy trì nền khoa cử Nho giáo, năm 1822 ông mở lại các kỳ thi Hội, thi Đình ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài [...]. Và rồi đúng một năm sau đó, ba tháng sau cái chết của Tổng trấn Lê Văn Duyệt, Gia Định thành cũng chịu chung số phận. Quyền lực của người Gia Định không còn, cũng kết thúc luôn quyền lực quân sự, và cả dân sự, của các viên võ quan nắm quyền Tổng trấn. [còn tiếp]

Nghiên cứu việc cải cách hành chính của vua Minh Mệnh cách ngày nay gần 190 năm sẽ cho chúng ta nhiều bài học và kinh nghiệm quý giúp chúng ta làm tốt hơn, hoàn thiện hơn công tác cải cách, sắp xếp lại bộ máy, sáp nhập, phân chia địa giới hành chính theo chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước hiện nay./.

Con người hình như nhất định không chịu coi sự suy giảm về sức lực theo tuổi tác là điều bất khả kháng. Chính vì thế, việc con người tìm cách duy trì khả năng tình dục từ xưa tới nay ở bất kỳ dân tộc nào cũng đều lưu truyền những bài thuốc đặc biệt ấy. Và vua Minh Mạng thang cũng không phải là một ngoại lệ.

Vua Minh Mạng [sinh năm Tân Hợi 1791, mất năm Tân Sửu 1841] có cả thảy 43 người vợ. Chuyện hậu cung của vị vua này cũng có nhiều nét khác biệt mà đến giờ vẫn còn nhiều bí mật và dị bản khác nhau. Có những đêm vua Minh Mạng có thể ân sủng đến 4 ái phi cũng bởi nhờ bài thuốc này.

Cùng với đó là những hé mở về những bài thuốc “xuân dược” được các vua chúa triều Nguyễn dùng thông qua những người từng là hậu duệ của cung cấm. Giờ đây, nhiều người vẫn xưng là dòng tộc vua để kinh doanh loại thuốc này nhưng thật ít, giả nhiều.

Bí mật “xuân dược” của đế vương nước Nam

Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, tương truyền một số lương y hiện nay ở Huế có nghe các vị ngự y tiền bối kể lại rằng vua Minh Mạng đã xài phí sức lực vào việc giới tính từ rất sớm, ngay từ thời còn là hoàng tử.

Sau khi lên ngôi kế vị, vua Minh Mạng bên cạnh những sứ mạng lớn lao cho quốc gia đại sự, Ngài cũng giống như các vị tiên đế, là chẳng hề quên “trọng trách” của mình đối với tam cung lục viện, với hàng ngàn cung tần mỹ nữ trẻ đẹp.

Để giúp cho vua Minh Mạng chu toàn mọi sứ mạng, một vị quan ngự y riêng được tín cẩn đã bỏ công nghiên cứu và sáng chế ra một bài thuốc ngâm rượu đặc biệt dâng hiến cho vua, mục đích là giúp ngài nâng cao thể lực, tráng kiện minh mẫn, luôn sáng suốt trong vai trò an dân trị quốc, đồng thời cũng bao hàm thêm một hậu ý khác nữa là để đắc lực trợ chiến mỗi khi loan phòng hữu sự.

Lại cũng có tài liệu ghi chép thêm rằng, do vì trác táng quá độ, nhà vua hết sinh khí, bạc nhược ốm đau liệt giường tưởng chừng như sắp... “đứt bóng”! Rồi một vị ngự y danh tiếng đã phải dùng đến phép thuật kim châm, kích thích lại hết các kinh mạch, giúp vua có lại thần khí, kế đến mới ra tay phục dược bằng vô số các bài thuốc uyên bác.

Mất một thời gian khá lâu sau vua mới lấy lại được phong độ. Cuối cùng của việc điều trị này là quan ngự y trên đã nghĩ ra bài thuốc rượu độc đáo để vua dắt túi phòng thân. Và hiệu nghiệm đầu tiên rất cụ thể đó là về mặt sinh lý, nhà vua đã sinh được 78 hoàng tử và 64 hoàng nữ. Hiệu nghiệm thứ hai đó là về mặt tinh thần, trí tuệ.

Lịch sử cho thấy 20 năm trị vì, vua Minh Mạng đã làm được rất nhiều việc tốt đẹp cho đất nước trên nhiều lĩnh vực hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội... Có thể nói thời Minh Mạng là đỉnh cao của vương triều Nguyễn.

Vì công hiệu của toa thuốc mà nhà vua đã dùng ấy, các quan lớn trong triều đã “phạm thượng” bí mật sao chép mang về để dùng, rồi sau đó lan truyền trong dân gian. Thêm một cứ liệu nữa khiến người ta quy kết những toa thuốc có tên “Nhất dạ lục giao” là toa thuốc của vua Minh Mạng, bởi vì tương truyền, chính vua Minh Mạng đã từng có thơ nhắc đến việc “Nhất dạ lục giao tam hữu dựng” [một đêm 6 lần giao hợp, 3 lần có con].

Tuy nhiên, câu chuyện “lục giao sanh ngũ tử” có lẽ là chẳng ai có thể kiểm chứng được. Dẫu sao, xét về số con của vua Minh Mạng thì hậu thế phải công nhận ông thuộc vào loại có khả năng tính dục tuyệt luân. Theo sử sách, hằng đêm, vua thức khuya để coi chương sớ từ các phiên trấn gửi về đến canh ba [tức hơn 11 giờ khuya] mới đi ngủ.

Truyền thuyết đồn rằng, vào một buổi tối kia, sau khi nhâm nhi hết vài ly rượu thuốc, Ngài đã xung độ lên và giao hoan trong đêm đó liên tiếp 6 bà cung phi. Kết quả sau đó là 5 bà đều mang thai. Như thế là chỉ trong một đêm nhà vua đã sản xuất ra 5 người con, do đó mới phát sinh câu nói: “Nhất dạ lục giao, sinh ngũ tử” [Một đêm giao hợp 6 lần, đẻ 5 đứa con].

Hoạt động chăn gối về đêm sung mãn như thế mà ban ngày vẫn thiết triều, cưỡi ngựa không biết mệt, chứng tỏ vua Minh Mạng là một người có một “thể chất tiên thiên” bẩm sinh cường tráng. Những toa thuốc mà vua dùng chỉ là trợ lực cho đường sinh lý chứ không phải là chủ trị quyết định.

Những bài thuốc công hiệu tới mức nào?

Theo lương y Phan Tấn Tô - Phó chủ tịch Hội Đông y tỉnh Thừa Thiên - Huế, đã có ít nhất là 25 dị bản “Minh Mạng thang” khác nhau được sưu tầm, phát hiện và công bố. Tuy nhiên, đến thời điểm này, các lương y ở Huế và cả nước chưa ai tìm thấy xuất xứ, nguồn gốc của bài thuốc.

Nguyên nhân được lý giải rằng, bài thuốc thuộc loại tối mật của triều đình nhà Nguyễn do các ngự y trong thái y viện bốc riêng cho vua, không ai được phép bắt chước. Không chỉ là những câu chuyện truyền miệng, từ cách đây khá lâu có một nhóm lương y tại Huế [Lê Quý Ngưu, Phan Tấn Tô, Nguyễn Thanh Thọ...] đã âm thầm sưu tầm các tài liệu cổ để nghiên cứu các bài thuốc còn lưu trữ tại các gia đình hoàng tộc, hay các ngự y của triều đình Huế.

Từ lâu, bài thuốc Minh Mạng còn vượt trội so với bài thuốc tráng dương của Tần Thủy Hoàng bên Trung Hoa. Cả hai bài trên có tác dụng đại bổ thận, bồi bổ thần kinh, gia tăng khí huyết, tăng cường sinh lực, mạnh gân cốt, bán thân bất toại, dương sự kém, tăng tuổi thọ”. Vậy sự thật của bài thuốc này là như thế nào.

Đương thời người ta gọi lương y Lê Văn Doãn [1873-19470] là một bậc “thánh y”. Bởi vì, bên cạnh tài chữa bệnh cứu người, ông còn được người dân quý mến bởi sự thương người như thân thể của mình. Đã từng làm quan ngự y trải qua năm đời vua triều Nguyễn, đến lúc già ông cáo quan về hưu trí tại làng Nguyệt Biều [nay thuộc phường Thủy Biều, TP Huế].

Và đến thời điểm này, hậu duệ của ông chỉ còn lại một người. Đó là cô con gái Lê Thị Ngà năm nay đã bước sang tuổi cửu tuần và là người được ông truyền lại bài thuốc “Minh Mạng thang” kia. Ở tuổi 90, cụ Lê Thị Ngà [làng Nguyệt Biều, P. Thủy Biều, TP Huế], hậu duệ cuối cùng của “thánh y” Lê Văn Doãn, tuy đôi tai hơi lãng nhưng vẫn giữ được vẻ minh mẫn qua từng câu nói.

Sâu thẳm trong ánh mắt gợn đục của bà vẫn ánh lên niềm tự hào khi nhắc lại chuyện về người cha là vị danh y một thời Lê Văn Doãn. Trò chuyện với chúng tôi về bài thuốc Minh Mạng, bà Ngà khẳng định bài thuốc đó là có thật, chính cha bà đã chép tay lại cẩn thận và giấu vào trong một chiếc hộp rất đẹp để trong khuê phòng.

Đó là hai bài thuốc “xuân dược” chép tay rất nổi tiếng một thời “Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử” [một đêm ngủ với 6 bà thì có 5 bà có tin mừng] và “Nhất dạ ngũ giao tứ tử” [một đêm ngủ với 5 bà thì 4 bà có tin mừng]. Trong thời gian ở kinh thành làm quan ngự y, ông đã được các vị vua triều Nguyễn tin dùng trong việc bốc thuốc kê đơn cho mình.

Bài thuốc “Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử” và “Nhất dạ ngũ giao tứ tử” được dùng cho cả đàn ông và đàn bà, nhưng tùy theo từng độ tuổi thích hợp. Bài thuốc thứ nhất, chỉ dùng cho những người từ 40 tuổi trở lên. Còn bài thuốc thứ hai chỉ dùng trong độ tuổi từ 30-40.

Ngoài công dụng rất công hiệu trong việc chữa bệnh yếu sinh lý, bài thuốc “nhất dạ lục giao sinh ngũ tử” còn rất công hiệu trong việc chữa các chứng bệnh như thấp khớp, đau lưng, các bệnh liên quan đến gan... Hai bài thuốc này kết hợp rất nhiều loại thảo dược, theo bà Ngà thì cần phải có đến gần 25 vị thuốc mới điều chế ra các loại thuốc trên.

Theo đó, bài thuốc gồm 25 vị, có hướng dẫn cách ngâm rượu và cách dùng cũng như mô tả sáu công dụng đặc biệt: đại bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, bồi bổ thần kinh; ngăn ngừa bệnh tật, trị khỏi đau lưng, nhức mỏi và bồi bổ cho sản phụ; người liệt dương [uống 1 - 2 tháng có thể có con]; người khản tiếng, nói không to, uống thuốc nói được to tiếng; thận yếu lâu, bán thân bất toại, đi đứng không được.

Tuy nhiên, vì đất nước kinh qua quá nhiều binh đao lửa đạn, những tài liệu chép tay quý giá của lương y Lê Văn Doãn đã bị thất lạc, những bài thuốc chép tay này được giao lại cho bà Ngà cất giữ khi lương y qua đời. Bà Ngà ngậm ngùi: “Được cha [lương y Lê Văn Doãn] giao cho những tài liệu quý giá đến vậy, tôi cũng cố công gìn giữ lắm.

Có một số bài thuốc tôi đã đánh mất nên tự cảm thấy rất có lỗi với cha tôi. Giá như đến bây giờ còn lưu giữ được thì tôi đã cứu được vô số người bệnh, mỗi khi họ đến cầu cứu chữa trị...”, lương y Thích Tuệ Tâm, Giám đốc Tuệ Tĩnh đường Liên Hoa ở Huế là một trong những người sưu tầm được nhiều nhất các dị bản “Minh Mạng thang” [17 bài], ông cũng thường xuyên sử dụng hai bài “nhất dạ...” vừa kể để bốc cho người bệnh có nhu cầu từ nhiều năm nay.

Theo ông, người xưa lập phương thuốc phải tùy vào bệnh cảnh của từng người, gọi là “đối chứng, lập phương”. Không có một công thức cố định để áp dụng cho tất cả mọi người. Bài thuốc này bao gồm các vị thuốc có tác dụng bổ khí huyết, bổ âm, bổ dương, trừ phong thấp, mạnh gân cốt, hành khí, hành huyết và kích thích tiêu hóa.

Bài thuốc này cả nam và nữ đều dùng được. “Tuy vậy, tùy từng trường hợp mà có thể gia-giảm khác nhau [ví dụ mùa đông thì tăng thêm các vị nóng; người yếu thận thì phải tăng thêm các vị bổ thận; người không yếu thận nhưng bị phong thấp thì giảm bổ thận, tăng vị chống nhức mỏi...], nên muốn sử dụng hiệu quả thì phải tìm đến thầy thuốc bắt mạch kê đơn.

Còn uống rượu sản xuất đại trà, hoặc tự mua về ngâm rượu uống thì hầu như không có tác dụng, thậm chí còn bị tác dụng ngược! Con người là một chỉnh thể bất khả phân, sức khỏe là sự điều hòa khí huyết, cân bằng âm dương, trên thông với trời, dưới thông với đất, chứ không phải kích thích riêng lẻ từng bộ phận, từng cơ quan như quan niệm của y học phương Tây.

Theo đó, Minh Mạng thang là một loại thuốc bổ chứ không phải là thang thuốc dâm dược mà nhiều tác giả trước đây đã vô tình hay cố ý đề cập làm cho nhiều người hiểu sai lệch!”, lương y Thích Tuệ Tâm nhận định.

vua Minh Mạng sống được bao lâu?

Hoàng đế Minh Mạng mất ngày 28 tháng Chạp năm Canh Tý [20-1-1841], hưởng thọ được 50 tuổi. Sau khi mất, bài vị Hoàng đế Minh Mạng được đưa vào thờ ở Thế Miếu với Miếu hiệu Thánh Tổ.

Việt Nam có tất cả bao nhiêu đời vua?

“54 vị Hoàng đế Việt Nam” giới thiệu chân dung của 54 vị hoàng đế tiêu biểu trong số gần một trăm vị hoàng đế từ nhà Tiền Lý [Lý Nam Đế] đến nhà Nguyễn với vị vua cuối cùng là Bảo Đại.

Việt Nam thời vua Minh Mạng rộng bao nhiêu km?

Đỉnh điểm vào thời vua Minh Mạng, lãnh thổ Việt Nam rộng 575.000 km2, gấp 1.7 lần so với diện tích ngày nay. Sau khi vua Gia Long lên ngôi, nhà Nguyễn được xây dựng rất mạnh mẽ, khiến các nước lân bang ở phía tây là Ai Lao và Campuchia đều phải thần phục, mong nhận được sự bảo hộ từ Việt Nam.

vua Minh Mạng sinh ra ở đâu?

25 tháng 5, 1791, Gia ĐịnhMinh Mạng / Ngày/nơi sinhnull

Chủ Đề