Vùng xanh có nghĩa là gì

Không ngừng mở rộng “vùng xanh” trên bản đồ COVID

[ĐCSVN] - Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp, các địa phương phía Nam đã khẩn trương, quyết liệt trong triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Đặc biệt, hiện nay, các địa phương đang chú trọng mở rộng “vùng xanh”, khống chế và từng bước đẩy lùi “vùng đỏ”.

Thiết lập và mở rộng thêm nhiều "vùng xanh" để sớm phủ xanh bản đồ COVID -19 [ảnh: V.Lê]

“Vùng xanh” được hiểu là những khu vực an toàn, không có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19, “vùng đỏ” là vùng nguy cơ rất cao, “vùng cam” là vùng nguy cơ cao và “vùng vàng” là vùng nguy cơ.

Trong đợt dịch thứ tư bùng phát, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đều nhấn mạnh phải thực hiện rất quyết liệt cả 2 mũi. Mũi thứ nhất, làm sao để truy vết, khoanh vùng những điểm, ổ dịch nóng. Mũi thứ hai, phải giữ bằng được những vùng còn an toàn. Tuy nhiên, nhiều nơi chưa chú ý đến mũi thứ hai. Công tác phòng, chống dịch, dường như các địa phương chủ yếu tập trung dập dịch ở các điểm nóng "vùng đỏ", "vùng cam" mà chưa thật sự chú ý đến việc hình thành, nhân rộng "vùng xanh". Có nơi bắt tay vào triển khai, nhưng khi xuất hiện các ổ dịch “vùng đỏ” thì dồn sức truy vết, xét nghiệm, mà bỏ quên “vùng xanh”. Điều này đã dẫn đến tình trạng ở nhiều nơi, "vùng xanh" ngày càng bị thu hẹp.

Qua các buổi làm việc trực tiếp với các tỉnh, thành phía Nam vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã lưu ý các địa phương về vấn đề này. Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Bây giờ, nơi nào còn xanh, chúng ta phải giữ cho chắc”.

Nhằm thực hiện mục tiêu kiểm soát dịch COVID-19 trước ngày 15/9 đối với TP Hồ Chí Minh, trước ngày 1/9 đối với tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An và trước ngày 25/8 đối với các tỉnh phía Nam khác, các địa phương khu vực phía Nam đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp bảo vệ, mở rộng “vùng xanh”, tạo hậu phương vững chắc chi viện, tiến công thu hẹp “vùng đỏ”.

Tùy vào đặc thù cụ thể, từng địa phương triển khai nhiều cách làm, giải pháp quyết liệt để mở rộng “vùng xanh” với phương châm củng cố, phát triển ngay từ cơ sở, địa bàn dân cư và trong từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Trong đó, một số địa phương đã rất sáng tạo, phát động Nhân dân tự đứng lên đăng ký, tổ chức để giữ cho ấp, cụm, tổ dân phố, xã hình thành “vùng xanh”.

Đối với tâm dịch TP Hồ Chí Minh, bằng sự nỗ lực của toàn dân, hệ thống chính trị các cấp, Thành phố đã thiết lập và nỗ lực mở rộng nhiều vùng xanh trên bản đồ, thu hẹp vùng đỏ, vùng cam trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ để đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn.

Tại TP Hồ Chí Minh, phong trào "Mở rộng vùng xanh trên bản đồ COVID-19" được chia làm ba nhóm: khu phố - ấp; phường - xã - thị trấn; thành phố Thủ Ðức và các quận, huyện. Mục tiêu phong trào là kéo giảm số F0 phát sinh trong cộng đồng hằng ngày trên từng địa bàn để giảm cấp độ màu tùy theo từng địa phương nhằm xanh hóa toàn Bản đồ COVID-19 của Thành phố trong thời gian tới.

Mới đây, UBND Thành phố cũng vừa có văn bản khẩn gửi các quận, huyện nhằm tăng cường bảo vệ các vùng xanh.

Theo đó, mỗi "vùng xanh" chỉ có một lối vào – một lối ra riêng biệt, kiểm soát 24/24h, đảm bảo thoát hiểm và xe cấp cứu, cứu hỏa di chuyển.

Mỗi "vùng xanh" quy định về điều kiện phòng, chống dịch mức cao nhất; người được ra vào, người bị cấm vào; quyền và trách nhiệm của người dân [không chứa chấp, lưu trú người ngoài, kể cả người thân, bạn bè]; quyền và trách nhiệm của lực lượng làm nhiệm vụ...

Việc kiểm soát ra vào "vùng xanh" thực hiện theo nguyên tắc "giữ chặt, kiểm soát nghiêm".

Người bảo vệ "vùng xanh" chủ yếu là lực lượng tại chỗ, nòng cốt là Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng do UBND phường, xã, thị trấn lập. Bên cạnh đó, mỗi "vùng xanh" phường, xã, thị trấn lập ít nhất một tổ phản ứng nhanh để kịp thời trợ giúp y tế, xử lý người chống đối, gây rối khi người dân hoặc tổ công tác ở các khu vực yêu cầu...

Tại Bình Dương, địa phương đang có tình hình dịch bệnh khá phức tạp. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của tỉnh đã phân chia 9 địa phương trong tỉnh theo vùng tương ứng với số ca mắc COVID-19, trong đó TP Thuận An, TP Dĩ An, TP Thủ Dầu Một và thị xã Tân Uyên được xác định là “vùng đỏ”, thị xã Bến Cát, huyện Bàu Bàng là “vùng vàng”, các huyện còn lại Bắc Uyên Uyên, Phú Giáo, Dầu Tiếng là “vùng xanh”.

Tại từng vùng dịch, Ban chỉ đạo đã đề ra chiến lược bảo vệ “lõi xanh” giữa “vùng đỏ” và chuyển đỏ thành xanh, phấn đấu “xanh hóa” 4 địa phương “vùng đỏ” vào ngày 30/8.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, tỉnh đã yêu cầu các địa phương tiếp tục quán triệt tinh thần làm chặt, làm tới đâu chắc tới đó. Tăng cường kiểm soát “vùng xanh”, khóa chặt “vùng đỏ”, kể cả “vùng vàng” có lõi đỏ cũng cần khóa chặt không cho người “vùng đỏ”, “vùng vàng” đến “vùng xanh” và ngược lại.

Để đạt được kết quả như mục đích kế hoạch đề ra là giữ vững và không ngừng mở rộng “vùng xanh” tiến tới “xanh hóa” bản đồ COVID thì vai trò của lượng tại chỗ, nòng cốt là Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân trong vùng an toàn chấp hành nghiêm các quy định về phòng, chống dịch cần được đẩy mạnh hơn nữa. Việc tuyên truyền không chỉ giúp cho bà con hiểu mà còn để bà con cùng sẻ chia, đồng thuận và hợp tác với các lực lượng chức năng trong công tác phòng, chống dịch.

Việc thiết lập và bảo vệ các “vùng xanh” giờ đây đã được các tỉnh, thành trong cả nước áp dụng. Với sự quyết tâm, quyết liệt, đồng bộ chắc chắn chúng ta sẽ có nhiều “vùng xanh” bền vững, và nó không ngừng được mở rộng mỗi ngày, để hình thành một “vành đai xanh” vững chắc, tiến tới xanh hóa toàn bộ bản đồ COVID-19.

Cùng với trách nhiệm của các cấp chính quyền, thiết nghĩ, chính ý thức và trách nhiệm của mỗi người dân đặc biệt là những người đang sống trong các vùng an toàn là phòng tuyến quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đối với sự hình thành những “vùng xanh” bền vững, là nhân tố quyết định thành bại của cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.

V.Lê

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Niềm tin và trách nhiệm
  • Cần duy trì room tín dụng để kiểm soát rủi ro
  • Để không còn những “nỗi đau An Phú”
  • Mạnh tay hơn nữa với ''ma men''!
  • “Khai giảng xanh” - thông điệp giàu ý nghĩa
  • Minh bạch để phát triển
  • Sửa đổi Luật Đất đai bảo đảm lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp

Dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Để kiểm soát dịch bệnh cũng như nhanh chóng đưa Việt Nam trở lại trạng thái bình thường, Nhà nước đã thiết lập nhiều vùng để tăng khả năng kiểm soát dịch bệnh. Các vùng hiện nay được phân thành 4 vùng với 4 màu thể hiện mức độ nghiêm trọng, cần quan tâm của vùng đó: vùng xanh, vùng đỏ và vùng cam.

Sau khi kết thúc đợt giãn cách thứ 3 vào ngày 6/9, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội thống nhất theo đề xuất thiết lập 4 vùng "đỏ - cam - vàng - xanh" theo nguyên tắc phân vùng phù hợp với mức độ nguy cơ của dịch. Dựa trên cơ sở phân vùng để thiết lập mức độ và biện pháp thực hiện giãn cách phù hợp, cũng như tiến hành những biện pháp phục hồi kinh tế tại những vùng an toàn để tránh khủng hoảng kinh tế thị trường.

Vậy các vùng màu như vậy có ý nghĩa như thế nào? Theo Luật gia Nguyễn Văn Nghĩa [Đoàn Luật sư TP Hà Nội], Căn cứ vào Quyết định 2686/QĐ-BCĐQG, Chỉ thị 15/TTg, Chỉ thị 16/TTg, thì:

Vùng xanh - mức độ bình thường mới

Vùng xanh là vùng bình thường mới, là vùng không có khả năng lây nhiễm Covid-19. Mỗi địa phương sẽ có những cách để khoanh vùng và bảo vệ khu vực vùng xanh khác nhau. Vùng xanh có thể là một ngõ, một khu vực, một hẻm chưa có ca nhiễm Covid-19 nào, được lập chốt chặn và có thông báo ở đầu ngõ, hẻm…

Bản đồ thông tin dịch tễ Covid-19 của các quận huyện trên địa bàn thành phố [Ảnh chụp màn hình].

Vùng vàng - mức nguy cơ

Vùng vàng là vùng có nguy cơ bị lây nhiễm Covid-19. Việc xác định vùng vàng sẽ dựa trên những yếu tố dịch tễ như sau:

Cấp xã

Cấp huyện

Cấp tỉnh

- Có F0 được xác định nguồn lây trong cộng đồng.

- Trong vòng 14 ngày, số Fo xác định được nguồn lây vượt tỉ lệ 1/100.000 người.

- Trong vòng 14 ngày, số F0 xác định được nguồn lây vượt tỷ lệ 1/100.000 người.

- Có F1, người đi về từ vùng dịch trong nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh, chợ dân sinh, bệnh viện…có nguy cơ lây nhiễm cao.

- Có xã ở mức độ rất cao.- Có 20% xã có nguy cơ cao.
- Có 30% xã có nguy cơ.

- Có từ 20% số xã ở mức độ có nguy cơ.- Có 50% số huyện có nguy cơ.- Có 30% số huyện có nguy cơ cao.
- Có từ 02 huyện có nguy cơ rất cao.

- Liền kề với xã hoặc địa bàn nguy cơ cao và có điều kiện qua lại thuận lợi.

  

- Có nguy cơ xâm nhập cao từ nhập cảnh trái phép và cách ly nhiều.

  

Vùng cam - mức nguy cơ cao

Vùng cam là khu vực có nguy cơ cao lây nhiễm Covid - 19. Vùng cam gồm các nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ quan, đơn vị, chợ, siêu thị, bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh,… Tại vùng cam, người dân nên nghiêm túc chấp hành việc khai báo y tế bằng mã QR code khi đến làm việc, lao động hoặc mua sắm.

Cấp xã

Cấp huyện

Cấp tỉnh

- Có F0 chưa rõ nguồn lây.

- Có 30% số xã trở lên có nguy cơ cao, nằm rải rác trên địa bàn huyện.- Có 50% số xã trở lên ở mức độ nguy cơ.
- Có 1 xã có nguy cơ rất cao.

- Có 50% số huyện trở lên ở mức độ nguy cơ.- Có 2 huyện trở lên ở mức độ nguy cơ cao.
- Có 1 huyện có nguy cơ rất cao.

- Có F0 xác định được nguồn lây trong nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh, chợ dân sinh, bệnh viện… có nguy cơ lây nhiễm cao.

- Có nguồn lây nhiễm khó kiểm soát và có nguy cơ lây lan nhanh trên 20% số xã.

- Diễn biến dịch có tình huống bất thường chưa lường trước được trong khi năng lực truy vết, xét nghiệm, cách ly, điều trị chưa đảm bảo và chưa đáp ứng được ngay, cần tạm thời đặt trong trạng thái nguy cơ cao hơn.

- Liền kề với xã hoặc địa bàn có điều kiện qua lại thuận tiện được đánh giá nguy cơ rất cao.

- Có khu công nghiệp, cơ sở sản xuất quan trọng [theo chỉ đạo của cấp tỉnh] cần phải bảo vệ tuyệt đối an toàn, tiếp giáp với khu vực có nguồn lây nhiễm khó kiểm soát, khó truy vết.

 

Vùng đỏ - mức nguy cơ rất cao

Vùng đỏ là khu vực phong tỏa hoặc khu cách ly. Vùng này là vùng có tình hình diễn biến dịch bệnh và nguy cơ lây lan tương đối cao cần phải tập trung khoanh vùng; xét nghiệm nhanh, cách ly sớm và thu hẹp phạm vi có dịch, dập dịch nhanh nhất có thể. Người dân trong khu vực vùng đỏ cần chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của chính quyền cơ sở.

Cấp xã

Cấp huyện

Cấp tỉnh

- Có chùm F0 chưa rõ nguồn lây.

- Có 30% số xã trở lên có nguy cơ rất cao, nằm rải rác trên địa bàn huyện.
- Có 50% số xã trở lên có nguy cơ cao.

- Có trên 30% số huyện có nguy cơ rất cao và nằm rải rác trên địa bàn tỉnh.
- Có 50% số huyện trở lên có nguy cơ cao.

- Có F0 xã định được nguồn lây nhiễm từ khu công nghiệp, trường học, siêu thị lớn và các khu vực có nguồn lây nhiễm khó kiểm soát, khó truy vết.

- Có nguồn lây nhiễm khó kiểm soát và có nguy cơ lây lan nhanh trên 50% số xã.

- Có ổ dịch lớn khó kiểm soát và có nguy cơ lây lan nhanh trên 50% số huyện và lây sang tình khác.

Những biện pháp sẽ được thiết lập tại các vùng này:

Tại vùng xanh

Đối với cá nhân: 

  • Thực hiện nghiêm 5K [khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tập trung, khai báo y tế].

Đối với tổ chức, đơn vị:

  • Thực hiện nghiêm các biện pháp đảm bảo an toàn của Bộ Y tế.
  • Tự đánh giá và cập nhập trên antoancovid.vn

Đối với chính quyền:

  • Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các biện pháp đảm bảo y tế; các tổ chức, đơn vị không tự đánh giá và cập nhập trên antoancovid.vn
  • Không có phép hoạt động của các tổ chức không đảm bảo an toàn.

Tại vùng vàng

  • Thực hiện truy vết, khoanh vùng, cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
  • Tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dễ bị lây nhiễm như: vũ trường, karaoke, quán bar, mát xa,..
  • Thực hiện khai báo y tế bắt buộc đối với những người có nguy cơ.
  • Hạn chế các hoạt động tập trung đông người.

Tại vùng cam

  • Dừng các hoạt động tập trung từ 30 người trở lên. Nếu cần thiết phải tổ chức thì phải được cấp tỉnh hoặc trung ương cho phép và phải đảm bảo tuyệt đối an toàn. Không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện. Yêu cầu giữ khoảng cách tối thiểu 2m nơi công cộng.
  • Giảm mật độ giao thông, số lượng người trên các phương tiện giao thông.
  • Giảm số người làm việc tại các cơ quan, công sở; tăng cường làm việc trực tuyến.
  • Điều chỉnh lịch học; trường hợp cần phải điều chỉnh vượt quá khung kế hoạch thời gian năm học thì phải thống nhất với BGD&ĐT.
  • Thực hiện khai báo y tế bắt buộc với toàn bộ người dân trên địa bàn.

Tại vùng đỏ

Theo quy định tại khoản Điều IV Quyết định 2686/QĐ-BCĐQG, những giải pháp bắt buộc sẽ được thực hiện tại vùng đỏ là:

  • Áp dụng các biện pháp như vùng cam;
  • Đánh giá nguy cơ và áp dụng các biện pháp cách ly y tế vùng có dịch Covid - 19;
  • Áp dụng thiết chế cách ly tập trung, cách ly tại khu vực, địa điểm có đông người lao động là người có tiếp xúc gần phải cách ly tập trung lưu trú. Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định đối với khu cách ly y tế tập trung;
  • Áp dụng giãn cách xã hội trong vòng 14 ngày trên địa bàn: dừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh trừ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thiết yếu; tổ chức lại sản xuất tại các khu công nghiệp đảm bảo công tác phòng dịch, không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa [đặc biệt với những nhà máy, xí nghiệp lớn mang tính toàn cầu]; người dân được phép lao động, sản xuất tại gia và thu hoạch nông sản theo nhóm hộ gia đình; dừng các hoạt động văn hóa, lễ hội, thể thao, giải trí, tôn giáo tín ngưỡng; không tập trung từ 3 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện, giữ khoảng cách tối thiểu 2m; dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng, xe công vụ, đưa đón công nhân được hoạt động khi chính quyền cho phép;
  • Không ngăn sông cấm chợ. Các phương tiện chuyên chở nông sản, nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa phải tuân thủ yêu cầu về phòng chống dịch. Các phương tiện được đi qua nhưng không được đón trả khách.

Câu hỏi thường gặp

Trong vùng dịch đỏ có được tổ chức đám cưới, đám tang không?

Trong vùng dịch đỏ không được tổ chức đám cưới, đám tang.

Những trường hợp được ra đường trong vùng dịch đỏ?

Trong vùng đỏ, những trường hợp được ra đường gồm có: mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm, hàng hóa thiết yếu; các trường hợp khẩn cấp như cấp cứu, chữa cháy,…; làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao, các cơ sở được cho phép.

Các phương tiện chuyên chở hành khách có được đi qua vùng đỏ hay không?

Các phương tiện chuyển chở hành khách được đi qua vùng đỏ nhưng không được đón khách và trả khách.

Trên đây là những thông tin được quy định trong các văn bản hiện hành. Tuy nhiên trên thực tế do tình hình dịch bệnh căng thẳng, các địa phương được phép áp dụng các biện pháp chống dịch thắt chặt hơn.

Khả Vân

Video liên quan

Chủ Đề