Ví dụ về yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

10 doanh nghiệp sản xuất hoặc mua sản phẩm để bán lại trên thị trường cho người tiêu dùngnhằm thu được lợi nhuận, vì thế, quan niệm của người tiêu dùng về chất lượng phải được nắm bắt đầy đủ và kịp thời. Dưới quan điểm của người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm phải thểhiện các khía cạnh sau : 1 Chất lượng sản phẩm là tập hợp các chỉ tiêu, các đặc trưng thể hiện tính năng kỹ thuật hay tính hữu dụng của nó. 2 Chất lượng sản phẩm được thể hiệncùng với chi phí. Người tiêu dùng khơng chấp nhận mua một sản phẩm với bất kỳ giá nào. 3 Chất lượng sản phẩm phải được gắn liền với điều kiện tiêu dùng cụ thể của từng người, từngđịa phương. Phong tục, tập quán của một cộng đồng có thể phủ định hồn tồn những thứ mà thơng thường người ta xem là có chất lượng. Chất lượng sản phẩm có thể được hiểu như sau:”Chất lượng sản phẩm là tổng hợp những chỉ tiêu, những đặc trưng của sản phẩm thể hiện mức thỏa mãn những nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định. Một cách tổng quát,chúng ta có thể hiểu chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu. Sự phù hợp nầy phải được thể hiện trên cả 3 phương diện , mà ta có thể gọi tóm tắt là 3P, đó là : 1Performance hayPerfectibility : hiệu năng, khả năng hoàn thiện 2Price : giá thỏa mãn nhu cầu 3Punctuallity : đúng thời điểm

2. Các yếu tố cấu thành chất lượng sản phẩm

Chất lượng được cấu thành một số yếu tố chính có thể kể đến như chất lượng dinh dưỡng, chất lượng vệ sinh, chất lượng cảm quan, chất lượng công nghệ, chất lượng dịch vụ…- Chất lượng dinh dưỡng: gồm cả về số lượng và chất lượng. Đối với Việt Nam yếu tố về chất lượng dinh dưỡng được đặt lên hàng đầu do nhu cầu về mặt số lượng đòi hỏi ở mức cao và sốlượng có thể cân đo được tính bằng calo nhằm cung cấp năng lượng cho cơ thể. Số lượng lại phụ thuộc vào nhu cầu của ngươi tiêu dùng. Bởi vì người tiêu dùng ở nhiều lứa tuổi khácnhau, còn chất lượng thể hiện ở việc đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng. - Chất lượng vệ sinh: Chính là tính khơng độc, khơng ơ nhiễm của sản phẩm. Ở các nước pháttriển chất lượng vệ sinh đặt lên hàng đầu. - Chất lượng thị hiếu giá trị cảm quan: Là chất lượng được đánh giá bằng mức độ ưa thíchcủa con người dựa trên các giác quan và tâm sinh lý. Loại chất lượng này thường quyết định ngay sự sử dụng sản phẩm đó hay khơng trước khi xét đến các tiêu chí dinh dưỡng hay côngnghệ - Chất lượng sử dụng: Tức là tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng sản phẩm, khả năngbảo quản, thương mại, giá cả hợp lý. Ví dụ sản phẩm đồ hộp ngon nhưng việc mở nắp rất khó và đòi hỏi các dụng cụ đi kèm thì khả năng tiêu thụ cũng sẽ bị hạn chế- Chất lượng cơng nghệ: Là tồn bộ hoạt động của công nghệ chế biến thực phẩm từ nguyên liệu ban đầu đến thành phẩm. Người sử dụng có thể quan tâm đến cơng nghệ chế biến sảnphẩm, ví dụ sử dụng UHT trong tiệt trùng sữa hoặc chiếu tia cực tím hay ozon trong khử trùng nước uốngDưới góc độ của nhà sản xuất thực phẩm, Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm có thể chia ra thành hai loại: các yếu tố bên ngồi vĩ mơ và các yếu tố bên trong vi mô.Các yếu tố vĩ môNhu cầu của nền kinh tế, thị trường: khách hàng là người có những nhu cầu khác nhau về sản phẩm thực phẩm, trên cơ sở đó nhà sản xuất có thể đáp ứng và thậm chí đón đầu để tạothành một hướng cho việc phát triển sản phẩm của mình trong tình hình cạnh tranh khốc liệt như ngày nay. “Không dùng chất bảo quản”, “màu tự nhiên”, “công nghệ chế biến tối thiểu –minimal processing” trên nhãn của nhiều sản phẩm thực phẩm đang xuất hiện trên thị trường hiện nay là những ví dụ.11Sự phát triển của khoa học kỹ thuật: ngày càng có nhiều kiến thức hơn về các khía cạnh có liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhà sản xuất cần nắm bắt những điều này để chúngcó tác dụng tích cực trên việc sản xuất của mình. Ví du như tiến bộ kỹ thuật cho phép xác định dư lượng 3-MCPD trong thực phẩm dễ dàng đã khiến có những yêu cầu gắt gao hơn đối vớithực phẩm có thể chứa chất này, và điều này thậm chí đòi hỏi sự thay đổi quy trình cơng nghệ sản xuất.Cơ chế quản lý: xu thế chung là tiến tới các luật lệ tương thích với luật lệ, yêu cầu của quốc tế, đặc biệt là Codex. Nhà sản xuất cần lưu tâm đến các quy định của luật pháp, luật của quốcgia mà mình định xuất khẩu việc ghi nhãn sai là lý do đứng thứ ba ~17 các vụ thực phẩm bị thu hồi tại Australia từ năm 1990-2004.Các yếu tố vi mơ Các yếu tố bên trong chính có thể được biểu hiện bằng quy tắc 4M: Man, Machine, Method,Material. Đây là những yếu tố căn bản trong sản xuất. Vậy nếu có vấn đề gì phát sinh thì chúng ta có thể tập trung vào 4 yếu tố này để giải quyếtSau đây có thể đặt câu hỏi cho từng yếu tố cụ thể, ví dụ: - Man con người, lực lượng lao động :Ai làm? Người làm đã được đào tạo chưa? Có tài liệu đào tạo chưa? Ai đào tạo, đào tạo trong bao lâu?- Methods phương pháp: Có tiêu chuẩn làm việc khơng? Tiêu chuẩn cơng việc hay hướng dẫn cơng việc có phê duyệtchưa? Có làm theo phương pháp hay tiêu chuẩn công việc không?- Machines khả năng về cơng nghệ, máy móc, thiết bị: Máy móc có tốt khơng, có được bảo dưỡng thường xun khơng? Máy có được kiểm tra, hiệuchỉnh định kỳ khơng? Thơng số máy có phù hợp khơng?- Materials vật tư, nguyên liệu : Nguyên vật liệu đầu vào có kiểm tra khơng? Ngun vật liệu có đúng tiêu chuẩn khơng? Có bịq hạn sử dụng khơng? Có được bảo quản đúng cách khơng? Và còn rất nhiều câu hỏi mà ta có thể đặt ra để tìm được ngun nhân gốc của vấn đề nảy sinh

[TOP]

a. Nhóm yếu tố nguyên nhiên vật liệu [Materials]             Đây là yếu tố cơ bản của đầu vào, có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Muốn có sản phẩm đạt chất lượng [theo yêu cầu thị trường, thiết kế...] điều trước tiên, nguyên vật liệu để chế tạo sản phẩm phải đảm bảo những yêu cầu về chất lượng, mặt khác phải đảm bảo cung cấp cho cơ sở sản xuất những nguyên vật liệu đúng số lượng, đúng chất lượng, đúng kỳ hạn, có như vậy cơ sở sản xuất mới chủ động ổn định quá trình sản xuất và thực hiện đúng kế hoạch chất lượng.

b. Nhóm yếu tố kỹ thuật - công nghệ - thiết bị [Machines]

            Nếu yếu tố nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản quyết định tính chất và chất lượng của sản phẩm thì yếu tố kỹ thuật - công nghệ - thiết bị lại có tầm quan trọng đặc biệt, có tác dụng quyết định việc hình thành chất lượng sản phẩm.             Trong sản xuất hàng hóa, người ta sử dụng và phối trộn nhiều nguyên vật liệu khác nhau về thành phần, về tính chấtm về công dụng. Nắm vững được đặc tính của nguyên vật liệu để thiết kế sản phẩm là điều cần thiết, song trong quá trình chế tạo, việc theo dõi khảo sát chất lượng sản phẩm theo tỷ lệ phối trộn là điều quan trọng để mở rộng mặt hàng, thay thế nguyên vật liệu, xác định đúng đắn các chế độ gia công để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.             Các sản phẩm hiện đại phải có kết cấu gọn nhẹ, thanh nhã, đơn giản, đảm bảo thỏa mãn toàn diện các yêu cầu sử dụng.             Công nghệ: quá trình công nghệ có ảnh hưởng lớn quyết định chất lượng sản phẩm. Đây là quá trình phức tạp, vừa làm thay đổi ít nhiều hoặc bổ sung, cải thiện nhiều tính chất ban đầu của nguyên vật liệu theo hướng sao cho phù hợp với công dụng của sản phẩm.             Bằng nhiều dạng gia công khác nhau: gia công cơ, nhiệt, hóa học, hóa lý... vừa tạo hình dáng kích thước, khối lượng hoặc có thể cải thiện tính chất của nguyên vật liệu để đảm bảo chất lượng của sản phẩm theo mẫu thiết kế.             Ngoài yếu tố kỹ thuật - công nghệ cần phải chú ý đến việc lựa chọn thiết bị. Kinh nghiệm cho thấy rằng, kỹ thuật và công nghệ được đổi mới nhưng thiết bị cũ kỹ thì không thể nào nâng cao được chất lượng sản phẩm. Hay nói cách khác nhóm yếu tố kỹ thuật - công nghệ - thiết bị có mối quan hệ tương hỗ khá chặt chẽ, không chỉ góp phần vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, mà còn tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường, đa dạng hóa chủng loại, nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ.

c. Nhóm yếu tố phương pháp tổ chức quản lý [Methods]         

            Có nguyên vật liệu tốt, có kỹ thuật - công nghệ - thiết bị hiện đại, nhưng không biết tổ chức quản lý lao động, tổ chức sản xuất, tổ chức thực hiện tiêu chuẩn, tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm, tổ chức vận chuyển, dự trữ, bảo quản sản phẩm hàng hóa, tổ chức sửa chữa, bảo hành... hay nói cách khác không biết tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh... thì không thể nâng cao chất lượng sản phẩm.

d. Nhóm yếu tố con người [Men]

            Nhóm yếu tố con người bao gồm cán bộ lãnh đạo các cấp, cán bộ công nhân viên trong một đơn vị và người tiêu dùng.             Đối với cán bộ lãnh đạo các cấp cần có nhận thức mới về việc nâng cao chất lượng sản phẩm, để có những chủ trương, những chính sách đúng đắn về chất lượng sản phẩm, thể hiện trong mối quan hệ sản xuất và tiêu dùng, các biện pháp khuyến khích tinh thần vật chất, quyền ưu tiên cung cấp nguyên vật liệu, giá cả, tỷ lệ lãi vay vốn...             Đối với cán bộ công nhân viên trong một đơn vị kinh tế trong một doanh nghiệp phải có nhận thức rằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm là trách nhiệm và vinh dự của mọi thành viên, là sự sống còn, là quyền lợi thiết thân đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và cũng chính là của bản thân mình.             Sự phân chia các yếu tố trên chỉ là quy ước. Tất cả bốn nhóm yếu tố trên đều trong một thể thống nhất và trong mối quan hệ hữu cơ với nhau.

            Trong phạm vi một doanh nghiệp việc khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm theo sơ đồ: Qui tắc 4M [hình 1.1].

            Chất lượng sản phẩm hàng hóa là kết quả của quá trình thực hiện một số biện pháp tổng hợp: kinh tế - kỹ thuật hành chính xã hội... những yếu tố vừa nêu trên [quy tắc 4M] mang tính chất của lực lượng sản xuất. Nếu xét về quan hệ sản xuất , thì chất lượng sản phẩm hàng hóa lại còn phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố sau:
a. Nhu cầu của nền kinh tế Chất lượng của sản phẩm chịu sự chi phối của các điều kiện cụ thể của nền kinh tế, thể hiện ở các mặt: đòi hỏi của thị trường, trình độ, khả năng cung ứng của sản xuất, chính sách kinh tế của Nhà nước... Nhu cầu của thị trường rất đa dạng phong phú về số lượng, chủng loại... nhưng khả năng của nền kinh tế thì có hạn: tài nguyên, vốn đầu tư, trình độ, kỹ thuật công nghệ, đổi mới trang thiết bị, kỹ năng, kỹ xảo của cán bộ công nhân viên... Như vậy, chất lượng của sản phẩm còn phụ thuộc vào khả năng hiện thực của toàn bộ nền kinh tế.

b. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật

            Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật hiện đại trên quy mô toàn thế giới. Cuộc cách mạng này đang thâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người. Chất lượng bất kỳ một sản phẩm nào cũng gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, chu kỳ công nghệ của sản phẩm được rút ngắn, công dụng của sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng nhưng cũng chính vì vậykhông bao giờ thỏa mãn với mức chất lượng hiện tại, mà phải thường xuyên theo dõi biến động của thị trường về sự đổi mới của khoa học kỹ thuật liên quan đến nguyên vật liệu kỹ thuật, công nghệ, thiết bị,... để điều chỉnh kịp thời, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển doanh nghiệp...

c. Hiệu lực của cơ chế quản lý

            Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết  quản lý của Nhà nước, sự quản lý ấy thể hiện bằng nhiều biện pháp: kinh tế - kỹ thuật, hành chính - xã hội... cụ thể hóa bằng nhiều chính sách nhằm ổn định sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng dẫn tiêu dùngm tiết kiệm ngoại tệ như chính sách đầu tư vốn, chính sách giá, chính sách về thuế, tài chính [bao gồm thuế xuất nhập khẩu], chính sách hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước đối với một số doanh nghiệp...             Hiệu lực của cơ chế quản lý là đòn bẩy quan trọng trong việc quản lý chất lượng sản phẩm, đảm bảo cho sự phát triển ổn định của sản xuất, đảm bảo uy tín và quyền lợi của nhà sản xuất và người tiêu dùng. Mặt khác hiệu lực của cơ chế quản lý còn đảm bảo sự bình  đẳng trong sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong nước, giữa khu vực quốc doanh, khu vực tập thể, khu vực tư nhân, giữa các nhà doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài.

d. Các yếu tố về phong tục, văn hóa, thói quen tiêu dùng

            Ngoài các yếu tố mang tính khách quan như vừa nêu trên, nhu cầu của nền kinh tế, sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, hiệu lực của cơ chế quản lý, còn một yếu tố không kém phần quan trọng đó là yếu tố về phong tục, văn hóa, thói quen tiêu dùng [thị hiếu] của từng vùng, lãnh thổ, từng thị trường.             Con người cần ăn uống để sống, nhưng cộng đồng xã hội loài người rất phong phú về tầng lớp, tôn giáo, tín ngưỡng, tập quán... việc lựa chọn và đánh giá chất lượng thực phẩm cũng bị chi phối bởi các yếu tố tâm lý xã hội.             - Tôn giáo: thực phẩm không được chứa đạm động vật với người ăn theo Phật giáo, người theo đạo hồi không ăn thịt lợn và uống rượu, rượu vang và bánh mì là biểu tượng của người theo Thiên chúa giáo.             - Đẳng cấp, sự biểu thị tầng lớp xã hội giàu sang hay những lễ hội lớn bằng những món ăn đắt tiền [như sâm banh] ngay cả khi một cách khách quan chất lượng sản phẩm này không tốt lắm.             - Sản phẩm lạ: nhiều người rất ưa thích sản phẩm lạ, ví dụ người Việt Nam ưa vang, bia và coca ngoại hoặc các sản phẩm đóng hộp, người phương Tây lại ưa nem, phở.             - Phụ gia: người tiêu dùng luôn lo lắng với sản phẩm có bổ sung chất phụ gia, chất màu trong nước giải khát hay bánh kẹo tuy không độc hoặc sản phẩm qua xử lý bằng phóng xạ mặc dù không còn ảnh hưởng nữa.             - Sản phẩm truyền thống thường được ưa thích và đánh giá cao như ở Việt Nam ưa bánh nướng, bánh dẻo trung thu hay bánh cốm, phương Tây ưa bánh kẹp nướng bằng than củi.             Những yếu tố tâm lý xã hội thay đổi rất lớn theo quốc gia, thời đại, vị trí xã hội và cá nhân đã dẫn đến ngành nghiên cứu thị trường, các nhà công nghiệp rất khó khăn khi đưa ra sản phẩm mới. Hình ảnh bao bì ảnh hưởng tức thời khi người tiêu dùng chọn sản phẩm nên việc tìm hiểu thị trường và quảng cáo rất quan trọng.             Do đó các doanh nghiệp phải tiến hành điều tra, ngiên cứu nhu cầu sở thích của từng thị trường cụ thể, nhằm thỏa mãn những yêu cầu về số lượng và chất lượng.

 Từ khóa: quản lý, tổ chức, cơ sở, thiết kế, xác định, thị trường, quyết định, sản phẩm, nâng cao, ảnh hưởng, yêu cầu, có thể, quá trình, vật liệu, chế tạo, sản xuất, tuy nhiên, đầy đủ, kinh doanh, phân loại, yếu tố

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

[BOTTOM]

Video liên quan

Chủ Đề