Wbc trong y học là gì

Trên phiếu kết quả, các chỉ số xét nghiệm máu được thể hiện dưới những thuật ngữ chuyên ngành. Do đó, rất khó để người bệnh có thể hiểu được nếu chưa có kiến thức gì. 

Sau đây, ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể hơn về từng chỉ số xét nghiệm máu quan trọng. 

1. WBC - White Blood Cells [Số lượng bạch cầu] 

Chỉ số WBC bình thường là khi nằm trong khoảng từ 3,5 - 10,5 Giga/L. 

  • Số lượng bạch cầu trong máu có thể tăng lên với những trường hợp mắc các bệnh viêm nhiễm nhằm giúp cơ thể chống lại sự thâm nhập của vi khuẩn. Ngoài ra, lượng bạch cầu cũng có thể tăng khi người bệnh sử dụng các loại thuốc như corticosteroid. 
  • Số lượng bạch cầu sẽ giảm khi cơ thể đang trong tình trạng thiếu folate, thiếu máu hoặc vitamin B12. 

2. RBC - Red Blood Cells [Số lượng hồng cầu]

Chỉ số RBC ở người khỏe mạnh bình thường là từ 4,32 - 5,72 T/l [với nam] và 3,9 - 5,03 T/l [với nữ]. 

  • Những bệnh nhân mắc chứng đa hồng cầu hoặc gặp các vấn đề mất nước thường có số lượng hồng cầu cao vượt mức tiêu chuẩn .
  • Một vài nguyên nhân khiến giảm số lượng hồng cầu có thể kể đến như thiếu máu, bệnh lupus ban đỏ,... 

3. Hemoglobin [lượng huyết sắc tố]

Lượng huyết sắc tố đảm bảo an toàn khi ở ngưỡng từ 13,5 - 17,5 g/dl [đối với nam] và 12 - 15,5 g/dl [đối với nữ]. 

  • Các trường hợp có lượng huyết sắc tố tăng cao như: bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch, phổi, đa hồng cầu hoặc cơ thể bị mất nước,...
  • Người bị thiếu máu hoặc sốt xuất huyết sẽ khiến lượng huyết sắc tố giảm thấp hơn ngưỡng bình thường. 

4. Hematocrit [thể tích khối hồng cầu]

Nữ giới khỏe mạnh có thể tích khối hồng cầu là từ 37 - 42%, trong khi đó là 42 - 47% đối với nam giới. 

  • Bệnh đa hồng cầu, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hoặc tình trạng rối loạn dị ứng là những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng thể tích khối hồng cầu. 
  • Thể tích hồng cầu giảm phản ánh tình trạng thiếu máu, mất máu ở người bệnh hoặc phụ nữ trong thời kỳ thai nghén cũng có thể gặp phải sự suy giảm thể tích hồng cầu. 

5. MCV - Mean Corpuscular Volume [Thể tích trung bình của hồng cầu]

Thể tích trung bình của hồng cầu có giới hạn bình thường từ 85 - 95 fL. 

  • Chỉ số MCV thường tăng ở những người nghiện rượu, bị bệnh gan, suy tuyến giáp, đa hồng cầu, xơ hóa tủy xương hoặc ở những người thiếu acid folic, thiếu vitamin B12. 
  • Chỉ số MCV giảm trong các trường hợp: thiếu máu nguyên hồng cầu, thiếu máu mãn tính, thiếu máu do thiếu sắt, nhiễm độc chì, suy thận hoặc người mắc bệnh Thalassemia. 

6. RDW - Red Distribution Width [Dải phân bố kích thước hồng cầu]

Kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số RDW nằm trong khoảng 10 đến 16,5% thì được xem là bình thường. Dải phân bố kích thước hồng cầu thường được kết hợp với chỉ số MCV để đưa ra chẩn đoán tình trạng bệnh lý một cách chính xác. Cụ thể:

  • RDW bình thường nhưng MCV tăng: thường là do tình trạng thiếu máu bất sản gây ra. 
  • RDW bình thường nhưng MCV giảm: bệnh nhân có thể đã mắc bệnh Thalassemia hoặc một số bệnh mãn tính khác.
  • Cả RDW và MCV đều bình thường: có thể là dấu hiệu của tình trạng mất máu hoặc bệnh tan máu cấp tính. Một số bệnh lý huyết sắc tố khác cũng có thể gặp phải trường hợp này. 
  • Cả RDW và MCV đều tăng: là dấu hiệu của bệnh bạch cầu lympho mạn, tình trạng thiếu máu tán huyết, thiếu hụt folate hoặc vitamin B12. 
  • RDW tăng nhưng MCV vẫn bình thường: thường gặp ở giai đoạn đầu của tình trạng thiếu hụt vitamin, folate, thiếu sắt,...
  • RDW tăng nhưng MCV giảm: cơ thể thiếu sắt là nguyên nhân của trường hợp này. Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh Thalassemia hoặc các bệnh huyết sắc tố khác cũng có thể là nguyên nhân. 

7. PLT - Platelet Count [Số lượng tiểu cầu]

Từ 150 - 450 Giga/L là giới hạn bình thường của số lượng tiểu cầu trong máu. 

  • Số lượng tiểu cầu tăng cao thường gặp nhiều ở trẻ em mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp hoặc các bệnh viêm nhiễm, chấn thương khác. 
  • Người mắc các bệnh như suy tủy, ức chế tủy xương, khối u di căn, ung thư giai đoạn cuối,... sẽ có chỉ số PLT thấp hơn bình thường. 

8. MPV - Mean Platelet Volume [Thể tích trung bình tiểu cầu]

Các chỉ số xét nghiệm máu bình thường nếu MPV rơi vào khoảng 4 - 11fL. 

  • Trường hợp người mắc bệnh tiểu đường hoặc các bệnh lý liên quan đến tim mạch sẽ có mức MPV tăng cao hơn mức tiêu chuẩn. 
  • Ngược lại, người mắc bệnh bạch cầu cấp tính hoặc thiếu máu sẽ có mức MPV giảm thấp hơn. 

9. PDW - Platelet Distribution Width [Độ phân bố tiểu cầu]

Sự không đồng đều về mặt kích thước giữa các tế bào tiểu cầu được phản ánh thông qua chỉ số PDW. Nếu PDW là từ 10 - 16,5% thì độ phân bố tiểu cầu là bình thường. 

  • PDW tăng khi bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi hoặc các dạng bệnh máu ác tính. 
  • PDW giảm đối với những trường hợp nghiện rượu nghiêm trọng. 

10. LYM - Lymphocyte [Số lượng bạch cầu Lympho]

Số lượng bạch cầu lympho có mức giới hạn bình thường là từ 17 - 48%. 

  • Khi cơ thể nhiễm khuẩn mạn, nhiễm khuẩn lao hoặc một số loại virus khác sẽ khiến chỉ số này tăng cao. 
  • Ngược lại, chỉ số này sẽ giảm ở các trường hợp giảm nhiễm miễn hoặc người nhiễm HIV. 

Xem thêm: Những điều cần biết về MCHC thấp trong xét nghiệm máu?

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

08:51 - 08/05/2020 Lượt xem: 354

Chỉ số xét nghiệm máu WBC là cơ sở để bác sĩ chẩn đoán một số bệnh liên quan đến máu. Vậy xét nghiệm máu chỉ số WBC là gì? Hãy cùng phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tìm hiểu trong bài viết dưới đây: 1. Xét nghiệm chỉ số máu WBC là […]

Chỉ số xét nghiệm máu WBC là cơ sở để bác sĩ chẩn đoán một số bệnh liên quan đến máu. Vậy xét nghiệm máu chỉ số WBC là gì? Hãy cùng phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tìm hiểu trong bài viết dưới đây:

1. Xét nghiệm chỉ số máu WBC là gì?

WBC là viết tắt của chữ White Blood Cell, chỉ số này cho chúng ta thông tin về tổng số lượng tế bào bạch cầu có trong máu toàn phần của một người.

Bạch cầu là một tế bào hiện hình trong máu với số lượng ổn định cùng vai trò quan trọng. Chức năng chung của bạch cầu là bảo vệ cơ thể. Bạch cầu chia thành năm loại dựa vào đặc điểm cấu tạo:

    • Bạch cầu đa nhân ái kiềm
    • Bạch cầu đa nhân ái toan
    • Bạch cầu đa nhân trung tính
    • Bạch cầu mono
    • Bạch cầu lympho

Trong đó, mỗi loại lại có một chức năng chuyên biệt. Bạch cầu trung tính chống lại tác nhân chủ yếu là vi khuẩn, nó là tế bào đầu tiên được huy động khi cần tấn công tác nhân gây bệnh. Bạch cầu mono cũng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và các thành phần lạ khác, thậm chí bạch cầu mono còn có khả năng nuốt trọn cả trăm vi khuẩn mỗi lần thực bào. Các bạch cầu còn lại cũng góp phần vào chức năng bảo vệ cơ thể giúp hình thành nên hàng rào miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

2. Tại sao cần thực hiện xét nghiệm chỉ số WBC ?

Như ở trên đã thông tin, WBC là chỉ số về số lượng bạch cầu, bác sĩ thường chỉ định thực hiện xét nghiệm này để giúp chẩn đoán về các tình trạng bệnh như: Nhiễm trùng, dị ứng, viêm các cơ quan trong cơ thể.

3. Xét nghiệm WBC được thực hiện như thế nào?

Kỹ thuật viên lấy mẫu sẽ lấy máu tại tĩnh mạch giữa cẳng tay, họ sẽ hướng dẫn bạn tư thế ngồi sao cho phù hợp và thuận lợi nhất đảm bảo cho việc lấy máu diễn ra nhanh chóng, ít cảm giác đau đớn. Sau đó ống nghiệm chứa máu lấy được sẽ chuyển đến phòng xét nghiệm và thực hiện đo chỉ số máu WBC với máy huyết học chuyên biệt. Bạn chỉ cần bỏ ta một ít thời gian chờ đợi sẽ lập tức có kết quả về chỉ số máu WBC.

4. Kết quả chỉ số máu WBC như thế nào là bình thường ?

Tổng số lượng bạch cầu trong máu toàn phần của một người bình thường là 4.500 đến 11.000 tế bào/µL. Khoảng giá trị này có thể thay đổi một chút khi chạy với các máy móc khác nhau hay đối với từng phòng xét nghiệm khác nhau. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về kết quả xét nghiệm kiểm tra.

5. Kết quả bất thường có ý nghĩa gì ?

Số lượng WBC cao hơn bình thường được gọi là tăng bạch cầu.

Nguyên nhân  có thể là do: Nhiễm khuẩn, Một số loại thuốc; Dị ứng hay cơ thể có viêm; Bệnh bạch cầu hoặc bệnh gây tổn thương mô.

Cũng có thể có những lý do ít phổ biến hơn làm cho số lượng WBC bất thường. Các loại thuốc có thể làm tăng số lượng WBC bao gồm: Thuốc chủ vận beta adrenergic [ví dụ albuterol]; Corticosteroid Epinephrine; Yếu tố kích thích bạch cầu Heparin Liti,…

Số lượng WBC thấp hơn mức bình thường được gọi là giảm bạch cầu. Số lượng ít hơn 4.500 tế bào trên mỗi microliter là dưới mức bình thường.

Số lượng WBC thấp hơn bình thường có thể là do: Suy tủy xương; Một số thuốc đang được bệnh nhân sử dụng; Các bệnh tự miễn; Sau cắt lách hoặc xạ trị ung thư; Sau chấn thương có mất máu nặng.

Kết quả xét nghiệm chỉ số máu WBC như thế nào là bất thường

Trong đó, các loại thuốc có thể gây ra tình trạng giảm số lượng WBC bao gồm: Kháng sinh; Thuốc chống co giật; Thuốc chống tuyến giáp Asen Captopril; Thuốc hóa trị Chlorpromazine Clozapine Thuốc lợi tiểu [thuốc nước]; Thuốc chẹn histamine-2 Sulfonamide Quinidin Terbinafine Ticlopidin;…

Bạch cầu có vai trò quan trọng trong cơ thể. Xét nghiệm chỉ số WBC về số lượng bạch cầu giúp bạn nhận ra những dấu hiệu quan trọng về sức khỏe của mình. Để xét nghiệm chỉ số bạch cầu, bạn có thể đặt lịch khám qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Video liên quan

Chủ Đề