Wlan0 trong kali linux

Kết nối WiFi của bạn quá chậm? Bạn đang gặp sự cố mạng liên tục khi lướt web? Rất có thể mạng không dây của bạn đang phải xử lý nhiều lưu lượng hơn bình thường. May mắn thay, việc kiểm soát mạng WiFi trong Linux khá dễ dàng. Bạn có thể sử dụng Evillimiter - một ứng dụng mã nguồn mở - để theo dõi và kiểm soát băng thông của thiết bị. Hướng dẫn này minh họa cách thực hiện việc này bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận từng bước.

Evillimiter là gì?

Evillimiter là một công cụ giám sát mã nguồn mở miễn phí có thể giới hạn việc sử dụng băng thông cho các thiết bị được kết nối với mạng LAN. Evillimiter chạy trên Linux và Windows, có thể hoạt động mà không cần quyền truy cập admin vào mạng.

Lưu ý: Bạn không nên sử dụng công cụ này trên mạng của người khác, tránh các rắc rối về pháp lý có thể xảy ra.

Cách cài đặt Evillimiter

Bạn cần cài đặt Evillimiter trước khi sử dụng. May mắn thay, việc cài đặt rất đơn giản nếu bạn đã cài đặt các dependency. Nó yêu cầu Python 3, theo mặc định sẽ có sẵn trên hầu hết các bản cài đặt Linux. Để cài đặt Evillimiter, hãy kích hoạt Terminal và nhập các lệnh dưới đây:

#Truy xuất mã nguồn

git clone //github.com/bitbrute/evillimiter.git

#Điều hướng đến thư mục nguồn

cd evillimiter

#Cài đặt Evillimiter

sudo python3 setup.py install
  • Sửa lỗi WiFi không hoạt động trên Ubuntu

Cách kiểm soát mạng WiFi bằng Evillimiter

Sau khi quá trình cài đặt kết thúc, bạn có thể bắt đầu giám sát các thiết bị được kết nối với WiFi cá nhân của mình. Để thực hiện việc này, trước tiên hãy khởi động ứng dụng bằng cách chạy lệnh sau:

sudo evillimiter

Lưu ý rằng bạn sẽ cần quyền sudo/root để chạy và sử dụng Evillimiter. Điều này là do nó xử lý network controller và cần truy cập vào các tham số kernel cấp thấp. Khi bạn chạy Evillimiter lần đầu tiên, nó sẽ hiển thị một số thông tin về mạng WiFi. Điều này bao gồm tên interface, IP cổng, MAC và netmask.

Một số thông tin về mạng WiFi

Bảng điều khiển tương tác là nơi bạn nhập các lệnh để theo dõi việc sử dụng băng thông. Evillimiter cung cấp một số lệnh để dễ điều khiển. Bạn có thể xem danh sách các lệnh có sẵn bằng cách nhập ? hoặc help trong bảng điều khiển tương tác.

[Main] >>> help

Bạn cần quét mạng cục bộ trước khi có thể giám sát các thiết bị được kết nối. Sử dụng lệnh scan của Evillimiter để thực hiện việc này.

[Main] >>> scan

Thao tác này sẽ quét tất cả các host được kết nối với WiFi và báo cáo số lượng thiết bị đang hoạt động. Bây giờ, bạn có thể xem các host và giới hạn việc sử dụng băng thông của chúng. Sử dụng lệnh hosts để xem tất cả các host đang hoạt động.

[Main] >>> hosts

Thao tác này sẽ hiển thị danh sách các thiết bị được kết nối với mạng WiFi của bạn. Evillimiter sẽ gán một ID cho mỗi thiết bị, hiển thị thông tin IP và MAC của nó. Trường trạng thái cho biết liệu băng thông đã bị giới hạn cho một thiết bị hay chưa.

Danh sách các thiết bị được kết nối với mạng WiFi

Bây giờ, bạn có thể giới hạn băng thông cho một thiết bị bằng cách sử dụng lệnh limit.

[Main] >>> limit 2 100kbit

Lệnh này giới hạn băng thông của thiết bị thứ hai [ID=2] ở 100 kilobit. Bạn có thể giới hạn nhiều thiết bị cùng một lúc bằng danh sách được phân tách bằng dấu phẩy.

[Main] >>> limit 2,3 50kbit

Lệnh này sẽ giới hạn băng thông của thiết bị thứ hai và thứ ba là 50 kbit.

Giới hạn băng thông cho một thiết bị

Giới hạn băng thông được đặt cho cả tốc độ upload và download. Nhưng bạn cũng có thể giới hạn tốc độ upload/download riêng biệt. Lệnh tiếp theo giới hạn tốc độ download của thiết bị thứ hai là 100 kbit mỗi giây.

[Main] >>> limit 2 100kbit --download

Bạn cũng có thể chặn kết nối Internet cho thiết bị host bằng lệnh block. Bằng cách đó, bạn có thể kiểm soát người dùng WiFi trực tiếp từ Terminal.

cd evillimiter
0

Lệnh này sẽ chặn thiết bị thứ hai sử dụng tài nguyên mạng. Sử dụng flag --upload và --download để chặn lưu lượng một chiều.

cd evillimiter
1

Giả sử bạn muốn phát trực tuyến các phiên chơi game. Bạn có thể chặn tất cả các thiết bị WiFi khác bằng lệnh dưới đây.

cd evillimiter
2
Chặn tất cả các thiết bị WiFi khác

Cho đến nay, bài viết đã chỉ ra cách quét, giới hạn và chặn các thiết bị sử dụng Evillimiter trong Linux. Tuy nhiên, đừng quên giải phóng các thiết bị này sau khi bạn hoàn tất. Sử dụng lệnh free theo sau là host ID để thực hiện việc này.

cd evillimiter
3
Giải phóng các thiết bị sau khi hoàn tất

Để thoát khỏi bảng điều khiển tương tác, hãy nhập quit hoặc exit trong cửa sổ lệnh.

cd evillimiter
4

Nó sẽ thoát khỏi phiên hiện tại và đưa bạn trở lại Terminal.

Tiếp theo là hai tính năng khác của Evillimiter. Vì bảng điều khiển tương tác có màu nên nó có thể không chạy đúng cách trong một số môi trường. Bạn có thể cài đặt các gói cần thiết để mã hóa màu hoặc sử dụng tùy chọn --colorless trong những trường hợp như vậy.

cd evillimiter
5

Nếu bạn chạy lệnh này trong Terminal, nó sẽ bắt đầu một phiên tương tác không màu cho Evillimiter. Mọi người có thể sử dụng chế độ này bất cứ khi nào gặp vấn đề với màu ASCII.

Phiên tương tác không màu cho Evillimiter

Cuối cùng, tùy chọn -f giúp giải quyết những vấn đề với cấu hình Linux iptables hoặc các thông số mạng.

cd evillimiter
6

  • Cách kiểm tra các cổng mở trong Linux
  • Cách chia sẻ file giữa Android và Ubuntu trên mạng
  • Cách tìm các thiết bị được kết nối với mạng bằng Debian
  • Cách kiểm tra hiệu năng Linux server đơn giản

Thứ Hai, 04/01/2021 08:19

51 👨 2.011

0 Bình luận

Sắp xếp theo

Xóa Đăng nhập để Gửi

Bạn nên đọc

  • Ứng dụng CNTT-TT tại An Giang: Hiện trạng và giải pháp
  • 15 game trí tuệ hấp dẫn trên Chrome
  • iPhone 5S lên ngôi smartphone phổ biến nhất đầu năm 2014
  • Hướng dẫn in hai mặt giấy trong Word, PDF, Excel cho máy in hỗ trợ 2 mặt, 1 mặt
  • Thời đại của Windows Phone 7 đã bắt đầu?
  • Nokia muốn đánh bại iOS và Android bằng camera

Linux

  • 5 bản phân phối dựa trên Arch Linux tốt nhất
  • Cài đặt Google Cloud SDK trên Ubuntu 20.04
  • Những điều cần biết khi sử dụng Linux với Wayland
  • Cách quản lý tiến trình đang chạy với Task Manager của XFCE
  • 4 lý do AlmaLinux là giải pháp thay thế tốt hơn cho CentOS
  • So sánh Kali Linux, BackBox và Parrot OS
  • Mọi thứ bạn cần biết về Linux Mint
  • 11 theme LXDE tuyệt vời cho Linux
  • Cách sử dụng lsof để theo dõi file đang mở trên Linux
Xem thêm

  • Công nghệ
    • Ứng dụng
    • Hệ thống
    • Game - Trò chơi
    • iPhone
    • Android
    • Linux
    • Nền tảng Web
    • Đồng hồ thông minh
    • Chụp ảnh - Quay phim
    • macOS
    • Phần cứng
    • Thủ thuật SEO
    • Kiến thức cơ bản
    • Raspberry Pi
    • Dịch vụ ngân hàng
    • Lập trình
    • Dịch vụ công trực tuyến
    • Dịch vụ nhà mạng
    • Nhà thông minh
  • Download
    • Ứng dụng văn phòng
    • Tải game
    • Tiện ích hệ thống
    • Ảnh, đồ họa
    • Internet
    • Bảo mật, Antivirus
    • Họp, học trực tuyến
    • Video, phim, nhạc
    • Mail
    • Lưu trữ đám mây
    • Giao tiếp, liên lạc, hẹn hò
    • Hỗ trợ học tập
    • Máy ảo
  • Tiện ích
  • Khoa học
    • Khoa học vui
    • Khám phá khoa học
    • Bí ẩn - Chuyện lạ
    • Chăm sóc Sức khỏe
    • Khoa học Vũ trụ
    • Khám phá thiên nhiên
  • Điện máy
    • Tủ lạnh
    • Tivi
    • Điều hòa
    • Máy giặt
  • Cuộc sống
    • Kỹ năng
    • Món ngon mỗi ngày
    • Làm đẹp
    • Nuôi dạy con
    • Chăm sóc Nhà cửa
    • Kinh nghiệm Du lịch
    • Halloween
    • Mẹo vặt
    • Giáng sinh - Noel
    • Tết 2023
    • Quà tặng
    • Giải trí
    • Là gì?
    • Nhà đẹp
    • TOP
    • Phong thủy
  • Video
    • Công nghệ
    • Cisco Lab
    • Microsoft Lab
    • Video Khoa học
  • Ô tô, Xe máy
    • Giấy phép lái xe
  • Làng Công nghệ
    • Tấn công mạng
    • Chuyện công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Trí tuệ nhân tạo [AI]
    • Anh tài công nghệ
    • Bình luận công nghệ
    • Tổng hợp
  • Học CNTT
    • Quiz công nghệ
    • Microsoft Word 2016
    • Microsoft Word 2013
    • Microsoft Word 2007
    • Microsoft Excel 2019
    • Microsoft Excel 2016
    • Hàm Excel
    • Microsoft PowerPoint 2019
    • Microsoft PowerPoint 2016
    • Google Sheets - Trang tính
    • Photoshop CS6
    • Photoshop CS5
    • HTML
    • CSS và CSS3
    • Python
    • Học SQL
    • Lập trình C
    • Lập trình C++
    • Lập trình C#
    • Học HTTP
    • Bootstrap
    • SQL Server
    • JavaScript
    • Học PHP
    • jQuery
    • Học MongoDB
    • Unix/Linux
    • Học Git
    • NodeJS

Giới thiệu | Điều khoản | Bảo mật | Hướng dẫn | Ứng dụng | Liên hệ | Quảng cáo | Facebook | Youtube | DMCA

Giấy phép số 362/GP-BTTTT. Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/06/2016. Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN MẠNG TRỰC TUYẾN META. Địa chỉ: 56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 024 2242 6188. Email: info@meta.vn. Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Ngọc Lam.

Bản quyền © 2003-2022 QuanTriMang.com. Giữ toàn quyền. Không được sao chép hoặc sử dụng hoặc phát hành lại bất kỳ nội dung nào thuộc QuanTriMang.com khi chưa được phép.

Chủ Đề