Xe máy đi qua trạm thu phí

Một nội dung đáng chú ý của dự thảo này là Bộ Tài chính đã bỏ xe mô tô [xe mô tô 2 bánh; xe mô tô 3 bánh; xe gắn máy và các loại xe tương tự] ra khỏi đối tượng chịu phí.

- Bộ Tài chính đang xin ý kiến rộng rãi tại dự thảo Thông tư hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện.

Một nội dung đáng chú ý của dự thảo này là Bộ Tài chính đã bỏ xe mô tô [xe mô tô 2 bánh; xe mô tô 3 bánh; xe gắn máy và các loại xe tương tự] ra khỏi đối tượng chịu phí. Các xe này hiện đang phải nộp 100-150 nghìn đồng/tháng phí sử dụng đường bộ.

Trong dự thảo này, phí đối với ô tô bao gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự vẫn được giữ nguyên như hiện hành với mức thu trung bình 1 tháng dao động từ 130 nghìn đồng đến 1,43 triệu đồng tùy trọng tải của xe.

Sẽ bỏ thu phí đường bộ đối với xe máy.

Thông tư này nếu được ban hành sẽ có hiệu lực từ 1/1/2017 và thay thế Thông tư số 133/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện hiện hành.

Thực tế, dự thảo Thông tư này nhằm cụ thể hóa chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị định số 28/2016/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định số 56/2014/NĐ-CP và Nghị định số 18/2012/NĐ-CP của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ.

Theo Nghị định quy định bỏ thu phí đường bộ đối với xe máy, có hiệu lực thi hành từ ngày 5/6/2016, các loại xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự [xe mô tô] sẽ không phải đóng phí sử dụng đường bộ.

Nghị định này quy định về đối tượng thu phí sử dụng đường bộ hàng năm trên đầu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm: Xe ô tô, máy kéo, rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự [gọi chung là xe ô tô].

Trước đây, trong phiên họp thường kỳ tháng 9/2015, Chính phủ cũng đã đã thống nhất tạm dừng thu phí sử dụng đường bộ trên đầu phương tiện đối với xe mô tô kể từ ngày 01/01/2016.

Quyết định tạm dừng nêu trên được đưa ra sau khi Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải [lúc ấy là ông Đinh La Thăng] báo cáo về kết quả ba năm thu phí xe máy. Theo đó, mức thu được qua các năm giảm dần, cơ chế thu không hiệu quả do cấp phường, xã kiêm nhiệm quá nhiều việc, khó quản lý phương tiện...

Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã lấy ý kiến các bộ, ngành địa phương. Kết quả, các nơi đều cho biết là việc thu phí với xe máy là không khả thi và nên tạm dừng.

Ngoài ra, chế tài xử phạt còn hạn chế nên chủ xe không chấp hành nộp phí dẫn đến số phí thu được thấp, không công bằng về trách nhiệm của chủ phương tiện trong việc nộp phí, hiệu quả thu phí không cao...

Hạnh Nguyên

1. Lỗi ô tô đi vào làn xe máy, "né" trạm

Đây là một trong những lỗi phổ biến thường xuất hiện ở khu vực trạm thu phí có làn đường xe máy rộng rãi và không có nhân viên đứng soát. Các tài xế cần lưu ý, đây là hành vi vi phạm pháp luật và có thể chịu mức phạt rất nặng. Theo Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người vi phạm có thể bị xử phạt theo 03 lỗi sau:

- Người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường: Phạt 200.000 - 400.000 đồng [căn cứ điểm a khoản 1].

- Người điều khiển xe đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định: Phạt 03 - 05 triệu đồng [căn cứ điểm đ khoản 5].

- Người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông: Phạt 03 - 05 triệu đồng [căn cứ điểm b khoản 5].

Ngoài ra, theo khoản 11 Điều này, người vi phạm còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng, đặc biệt, nếu gây tai nạn có thể bị tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng.

Như vậy, tổng hợp mức phạt có thể lên đến 10,4 triệu đồng đối với hành vi đi ô tô vào làn xe máy để tránh trạm thu phí, đồng thời có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe lên đến 04 tháng.

2. Xe không dán thẻ thu phí nhưng đi vào làn thu phí tự động

Từ ngày 1/8, muốn lưu thông trên các tuyến cao tốc [thu phí tự động trên toàn quốc], các phương tiện sẽ phải thực hiện việc gắn thẻ đầu cuối hay - tức dán thẻ thu phí tự động ETC, nếu vi phạm quy định này sẽ bị phạt tiền và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe.

Cụ thể, theo điểm c khoản 4 và điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, nếu xe không dán thẻ ETC mà cố tình đi vào cao tốc, người điều khiển ô tô sẽ bị phạt từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.

Ngoài việc dán thẻ ETC, các tài xế còn phải nộp tiền vào tài khoản thu phí [theo khoản 1 Điều 11 Quyết định 19/2020/QĐ-TTg] tại các điểm cung cấp dịch vu dán thẻ ETC; chuyển khoản ngân hàng; nộp tiền vào ứng dụng hoặc trên website; thanh toán qua app Momo, Viettelpay…

Theo điểm c khoản 4 và điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, nếu xe có dán thẻ thu phí tự động nhưng số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để trả phí khi qua làn ETC mà vẫn cố tình đi vào, người điều khiển ô tô sẽ bị phạt từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.

3. Dừng đỗ quá 5 phút tại trạm thu phí

Để tránh tình trạng ùn tắc giao thông khu vực các trạm thu phí BOT trên các quốc lộ và bảo đảm điều kiện lưu thông thông suốt của người dân, biển báo "Cấm dừng xe quá 5 phút" đã được đặt cách các cabin thu phí của các trạm BOT khoảng 50m

Trường hợp dừng xe quá thời gian trên, tài xế có thể bị xử phạt hành chính theo một trong các lỗi sau:

Phạt 1 - 2 triệu đồng: Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông;

Phạt 3 - 5 triệu đồng: Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

4. Không đảm bảo khoảng cách giữa các xe

Để đảm bảo việc lưu thông cũng như tạo khoảng cách an toàn, tránh va chạm giữa các xe dừng đỗ khi đi qua trạm thu phí, biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" đã được đặt tại các vị trí dễ nhìn ở làn thu phí để các tài xế dễ dàng quan sát và thực hiện.

Tùy từng trạm thu phí mà khoảng cách đặt ra sẽ là khác nhau, thông thường là 3m hoặc 8m. Nếu đã có biển báo này mà tài xế không thực hiện đúng sẽ bị phạt từ 800.000 - 1 triệu đồng về hành vi không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" tại Điểm 1 Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019.

Chủ Đề