Ý nghĩa của việc trồng rau ở trường học

BNEWS Mô hình trồng rau sạch tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS và THPT Bù Gia Mập [huyện Bù Gia Mập, Bình Phước] trong khuôn viên nhà trường đã và đang mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực.

Việc chăm sóc vườn rau vừa giáo dục cho học sinh kỹ năng sống, vừa cải thiện bữa ăn, giải quyết lo ngại về vấn đề an toàn thực phẩm trong trường học.

Từ tháng 5/2020, Ban giám hiệu trường bắt đầu triển khai mô hình trồng rau sạch. Vườn rau nằm sau tòa nhà lớp học với diện tích hơn 1.000 m2 với nhiều loại rau được trồng theo phương pháp thủy canh như cải xanh, rau muống, nấm bào ngư…

Quang cảnh màu xanh mướt của rau trong nhà màng khiến ai ai ghé thăm cũng phải khen ngợi. Vườn rau là thành quả lao động trong thời gian rảnh rỗi của thầy và trò nhà trường.

Hiện nay, khu vườn trở thành không gian thiên nhiên thu nhỏ giúp học sinh trải nghiệm những kiến thức thực tế, thực hành môn công nghệ, sinh học...

Vườn rau còn tạo môi trường thư giãn rất bổ ích cho các em sau những giờ học tập căng thẳng trên lớp.

Công việc chăm sóc rau do chính bàn tay các học sinh của trường trực tiếp thực hiện, còn giáo viên là người hướng dẫn kỹ năng gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch rau.

Lịch trồng và chăm sóc rau được giáo viên phụ trách phân công cụ thể để học sinh mỗi lớp thay phiên nhau làm, qua đó giúp các em thích thú với công việc chăm sóc rau sạch.

Em Điểu Tâm, học sinh lớp 11C phấn khởi chia sẻ: Từ khi nhà trường có mô hình trồng rau sạch, em và các bạn ở trường cảm thấy rất hào hứng với công việc này.

Bản thân em khi tham gia trồng rau được thầy cô chỉ cách trồng rau nên rất vui. Đặc biệt, sau những giờ học căng thẳng chúng em vào vườn chăm sóc rau thấy tinh thần thoải mái lắm.

Em Huỳnh Thị Thanh Thư, học sinh lớp 12A đang nhặt sâu cho rau cải xanh theo lịch chăm sóc bày tỏ phấn khởi khi nhìn thấy từng hàng rau phát triển xanh tốt.

Em Thư nói: Lần đầu tiên em biết trồng rau theo quy trình thủy canh. Không chỉ đơn thuần là trồng rau sạch, chúng em còn được hiểu thêm kiến thức về môn công nghệ và quy trình trồng rau thủy canh, giúp ích cho kiến thức trồng rau sau này.

Em mong mô hình này càng được mở rộng để tạo nơi trải nghiệm thực tế cho học sinh và có thêm rau sạch ăn chất lượng hơn.

Theo Ban giám hiệu nhà trường, mô hình trồng rau xuất phát từ ý tưởng tận dụng thời gian rảnh để các em thực hành trồng rau, nâng cao kỹ năng sống, bổ trợ kiến thức thực tiễn trong cuộc sống, biết yêu lao động ngay từ còn ngồi trên ghế nhà trường.

Vườn rau còn là môi trường để học sinh trải nghiệm thực tiễn sau khi học lý thuyết trên lớp học, nhất là đối với môn sinh học và môn công nghệ.

Phó tổ Tự nhiên Trường phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Bù Gia Mập là người trực tiếp hướng dẫn học sinh chăm sóc vườn rau cho biết: Việc thực hiện mô hình rau sạch nhằm tận dụng thời gian buổi sáng và buổi chiều để tạo điều kiện cho học sinh trồng rau.

Qua đó giúp các em thêm hiểu về các môn học như môn sinh học và môn công nghệ, đồng thời giáo dục cho học sinh yêu lao động, yêu thiên nhiên, tăng gia sản xuất.

Năm học 2020-2021, Trường phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Bù Gia Mập có 450 học sinh.

Theo chế độ tiêu chuẩn ăn, mỗi em được 38.000/người/ngày [3 bữa ăn]. Để nâng cao chất lượng bữa ăn cho học sinh, nhà trường triển khai trồng rau thủy canh.

Với diện tích này, một tuần cho thu hoạch 3 lần, mỗi lần thu được 45 kg rau, nhờ đó cứ xen kẽ ngày cách ngày, các em lại được ăn những món rau do chính mình trồng, chăm sóc.

Ngoài trồng rau cải xanh, rau muống, trường còn tận dụng các phòng trống để trồng thêm 1.000 bọc nấm bào ngư.

Mô hình trồng rau tại khuôn viên nhà trường không chỉ giúp học sinh cải thiện bữa ăn ngon hơn, điều quan trọng nhất là giáo dục các em về kỹ năng sống, kiến thức từ thực tiễn.

Hiệu trưởng Trường phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Bù Gia Mập Nông Thị Liên cho biết: Với giá cả thị trường như hiện nay, nhà trường triển khai trồng thêm rau để cải thiện khẩu phần ăn cho các con.

Mục đích quan trọng nhất là để học sinh có thêm kỹ năng sống, được thực hiện, biết từng bước kỹ thuật chăm sóc đến trồng và thu hoạch.

Sau này khi các em có thể thực hiện những trang trại trồng rau sạch, phục vụ cho nhu cầu sống sau này.

Với đặc thù hầu hết học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số ăn, ở, sinh hoạt tại khu tập thể nội trú, việc trồng rau nâng cao bữa ăn hàng ngày mang lại ý nghĩa thiết thực, bổ sung thêm kiến thức giúp ích cho các em sau khi ra trường áp dụng.

Mô hình còn tạo điều kiện để học sinh rèn luyện mình, có ý thức về lao động, biết trân trọng những thành quả lao động, gắn việc học đi đôi với hành./.

.

Cập nhật lúc: 09:41, 28/11/2018 [GMT+7]

Học làm nông dân

Sau giờ học, học sinh, thầy cô giáo Trường TH Nghĩa Chánh lại hào hứng ra vườn rau sạch phía sau dãy phòng học học làm nông dân. Các em thi nhau nhổ cỏ, tưới nước cho vườn rau cải, xà lách, mồng tơi, ngò…

Sau 2 năm thực hiện, khoảng sân rộng hơn 300m2 ở hai cơ sở của trường đã được học sinh và giáo viên vun trồng thành những luống rau xanh mát. 

Từ việc xới đất, gieo hạt, tưới nước đến chăm sóc, vun trồng, các em đều tự tay thực hiện dưới sự chỉ dẫn của các thầy, cô giáo. Vườn rau trồng theo mô hình an toàn, không sử dụng thuốc hóa học.

Các em được thầy, cô giáo hướng dẫn cách trồng rau sạch, từ làm đất, lên luống, gieo hạt, đến bón phân, chăm sóc như thế nào cho phù hợp với từng loại rau.  

Học sinh thu hoạch rau do chính tay mình trồng và chăm sóc.

Tuy “học mà chơi, chơi mà học” nhưng đây là giờ học ngoại khóa hết sức bổ ích, giúp học sinh trải nghiệm những kiến thức khoa học từ sách vở áp dụng vào thực tế cuộc sống. Đồng thời giúp học sinh biết cách làm việc nhóm, phối hợp, chia sẻ với nhau.

Mỗi ngày, học sinh thăm vườn rau, thấy được sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng, khám phá được thiên nhiên xung quanh, qua đó biết quý trọng thành quả lao động của mình. Khu vườn đã đem lại sự thú vị và hào hứng rất lớn cho các học sinh.

Em Phước Toàn hào hứng chia sẻ: “Em thấy mô hình trồng rau sạch này này rất bổ ích đối với em và các bạn, giúp các em hiểu được cách làm rau sạch và hơn nữa là tiền bán rau sẽ giúp cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn”.

Bồi đắp thêm lòng nhân ái

Mỗi tháng một lần, vườn rau sạch của học sinh được chính các em thu hoạch mang ra sân trường bày bán cho khách hàng là phụ huynh, thầy, cô giáo trong trường. Các em còn được các thầy cô giáo hướng dẫn cách bày biện “Quầy rau nhân ái” sao cho bắt mắt hơn. 

Tiền bán rau được bỏ vào heo đất làm quỹ nhân ái giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn.

Phó Hiệu trưởng Trường TH Nghĩa Chánh, cô Đặng Thị Thanh Diệu cho biết, thực hiện phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, năm  học 2017 - 2018, trường đã xây dựng mô hình “Quầy rau nhân ái” ở cơ sở chính của trường.

Từ kết quả mô hình mang lại, năm học này, nhà trường nhân rộng ra cả hai cơ sở. Qua mô hình trồng rau sạch, mỗi tháng “Quầy rau nhân ái” của trường thu được từ 200.000 – 750.000 đồng. 

Tiền mua rau khách hàng sẽ bỏ vào con heo đất của trường làm quỹ nhân ái giúp bạn nghèo. Mô hình đã thu được 2 triệu đồng. Số tiền này học sinh đóng góp vào quỹ của trường để cuối năm mua quà tết tặng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn. 

Thầy cô cùng học sinh trồng, chăm sóc rau sạch, bán lấy tiền giúp đỡ bạn nghèo, ngoài ý nghĩa giáo dục kỹ năng sống, giúp các em yêu thiên nhiên, có kỹ năng lao động còn bồi đắp thêm lòng nhân ái cho học sinh từ việc làm cụ thể. Mô hình nhận được sự đồng tình hưởng ứng của phụ huynh. 

Chị Xanh, một phụ huynh chia sẻ: Tôi rất vui khi mua rau do chính con mình và các bạn trồng. Thay vì suốt ngày chỉ biết con chữ, con số, nhà trường dạy cho con trẻ thêm kỹ năng sống, hiểu giá trị sức lao động và sẻ chia với bạn bè. Mô hình này cần được nhân rộng ra các trường học.

Bài, ảnh: C.P

Văn hóa - Xã hội

  • |  Nay way - Bon lan
  • | Văn hoar - Xar hôis

03/05/2018 14:55 G5T+7

Thời gian qua, Trường tiểu học Lê Hồng Phong, phường Nghĩa Thành [Gia Nghĩa] đã tổ chức cho học sinh trồng các loại cải, su hào, xà lách, cà rốt....

Học sinh phân công nhau tưới rau trước giờ học buổi sáng và sau giờ học buổi chiều

Theo Ban Giám hiệu nhà trường, đây là một trong những hoạt động trải nghiệm thực tế rất có ý nghĩa, được các em học sinh yêu thích. Không những vậy, trồng rau đã cung cấp cho nhà bếp một lượng rau củ quả sạch, bảo đảm an toàn thực phẩm trong chính bữa ăn của các em. Qua trồng rau, các lớp cũng đã gây được nguồn quỹ thường xuyên để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp.

Số tiền thu được học sinh dùng làm quỹ lớp, mua lại giống rau mới và bỏ heo giúp đỡ bạn nghèo trong lớp

Nguyễn Hiền

2,444

Video liên quan

Chủ Đề