Thời gian 1 tiết học ở tiểu học

Sau gần 40 ngày [từ 12/4 đến 20/5] công bố dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được hơn 400 góp ý của chuyên gia giáo dục, nhà khoa học, giáo viên, thành viên Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực... Bên cạnh những ý kiến đồng thuận,Ban soạn thảo chương trình đã tổng hợp được một số góp ý phản biện.

Về thời lượng giáo dục, nhiều ý kiến cho rằng nênquy định thời lượng một tiết học thống nhất từ lớp 1 đến lớp 5 với trung bình mỗi tiết là 35 phút. Dự thảo chương trình tổng thể đang quy định mỗi tiết học cho các lớp 1-2 từ 30 đến 35 phút; lớp 3-5 từ 35 đến 40 phút. Điều này gây khó khăn cho các nhà trường trong việc tổ chức giờ ra chơi cho học sinh mà không ảnh hưởng đến các lớp đang học khác.Thời lượng học của một số môn được đề xuất giảm để bảo đảm thời lượng giáo dục trung bình của các lớp trong chương trình mới không cao hơn hiện nay.

Về hệ thống môn học và hoạt động giáo dục, nhiều ý kiến cho rằng chỉ nên phân chia thành 2 loại bắt buộc và tự chọn thay vì để 4 loại gây khó hiểu cho học sinh. Hệ thống và tên môn học, hoạt động giáo dụccũng nên điều chỉnh đểbảo đảm tính khoa học, khả thi, dễ hiểu, dễ nhớ và giảm tải cho học sinh.

Nhiều ý kiến cho rằng nên điều chỉnh giảm số lượng môn học và thời lượng học trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Ảnh minh họa: Quỳnh Trang.

Việc dạy học phân hóa nên áp dụng ngay từ lớp 10, do đó cầnđiều chỉnh hệ thống môn học bắt buộc, tự chọn ở 3 lớp của THPT để bảo đảm thống nhất theo yêu cầu định hướng nghề nghiệp, phù hợp với điều kiện Việt Nam. Cách thức tự chọn môn học cũng cần thay đổi sao cho vừa đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của học sinh, vừa có tính khả thi đối với khả năng vận dụng linh hoạt của nhà trường.

Việc hướng tới dạy học 2 buổi/ngày cũng nhận được nhiều phản biện. Nhiều chuyên gia cho rằng kếhoạch này cầnbảo đảm sao cho các trường chỉ có điều kiện dạy học 5 buổi/tuần [tối đa 25 tiết/tuần] vẫn thực hiện được đầy đủ nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc thống nhất trong toàn quốc. Ngoài ra, chương trình nên có phần mở dành cho các trường tổ chức học 2 buổi/ngày ở các địa phương có các điều kiện đảm bảo.

Thông tin chuẩn bị đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất ở các cơ sở giáo dục phổ thông, lộ trình thực hiện chương trình mới, cũng được nhận được nhiều trăn trở, lo lắng từ dư luận.

Trước những góp ý trên, Ban soạn thảo chương trình giáo dục phổ thông cho biết, sẽ dành thời gian nghiên cứu kỹ lượng và tiếp thu. Dự kiến, dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sẽ được điều chỉnh theo hướng giảm tải số lượng môn, tiết học; điều chỉnh tên môn học, hoạt động giáo dục và phân loại cho dễ hiểu, dễ nhớ;dạy học phân hóa từ lớp 10...

Quỳnh Trang

Theo chương trình chính thức vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố chiều 28/7, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản [từ lớp 1 đến lớp 9] và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp [từ lớp 10 đến lớp 12]. Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học tự chọn. Thời gian thực học trong một năm học tương đương 35 tuần. Các cơ sở giáo dục có thể tổ chức dạy học 1 buổi/ngày hoặc 2 buổi/ngày.

Cơ sở giáo dục tổ chức dạy học 1 buổi/ngày và 2 buổi/ngày đều phải thực hiện nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất đối với tất cả cơ sở giáo dục trong cả nước.

Cụ thể: 

Ở cấp Tiểu học, các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc bao gồm: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 [ở lớp 3, lớp 4, lớp 5]; Tự nhiên và xã hội [ở lớp 1, lớp 2, lớp 3]; Lịch sử và Địa lý [ở lớp 4, lớp 5]; Khoa học [ở lớp 4, lớp 5]; Tin học và Công nghệ [ở lớp 3, lớp 4, lớp 5]; Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm [trong đó có nội dung giáo dục của địa phương].

Thời lượng giáo dục cấp Tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể vừa được công bố

Nội dung môn học Giáo dục thể chất được thiết kế thành các học phần [mô-đun], nội dung Hoạt động trải nghiệm được thiết kế thành các chủ đề. Học sinh được lựa chọn học phần, chủ đề phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.

Nội dung đáng chú ý nhất ở cấp Tiểu học là môn Ngoại ngữ 1 được đưa vào thành môn học tự chọn từ lớp 1.

Thời lượng: Chương trình cũng quy định rõ, cấp Tiểu học sẽ thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học. Mỗi tiết học từ 35 phút đến 40 phút, giữa các tiết học có thời gian nghỉ.

Cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ. 

cấp Trung học cơ sở, các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc bao gồm: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lý; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.

Thời lượng giáo dục cấp Trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể vừa được công bố

Mỗi môn học Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất được thiết kế thành các học phần. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được thiết kế thành các chủ đề. Học sinh được lựa chọn học phần, chủ đề phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.

Điểm mới nhất của kế hoạch giáo dục cấp Trung học cơ sở chính là nội dung hướng nghiệp được yêu cầu tích hợp vào các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc.

Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc đều tích hợp nội dung giáo dục hướng nghiệp; ở lớp 8 và lớp 9, các môn học Công nghệ, Tin học, Khoa học tự nhiên, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Hoạt động trải nghiệm và Nội dung giáo dục của địa phương  có học phần hoặc chủ đề về nội dung giáo dục hướng nghiệp.

Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Thời lượng: Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học. Mỗi tiết học 45 phút, giữa các tiết học có thời gian nghỉ. Khuyến khích các trường trung học cơ sở đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ở cấp Trung học phổ thông, chương trình không tách cấp học này thành 2 giai đoạn với 2 tính chất [dự hướng và định hướng nghề nghiệp] như dự thảo công bố hồi tháng 4 mà dồn chung thành một giai đoạn chung, thông suốt từ lớp 10 đến lớp 12.

Cụ thể, giai đoạn này bao gồm các môn học bắt buộc là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm, Nội dung giáo dục địa phương.

Thời lượng giáo dục cấp Trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể vừa được công bố

Trong đó, môn Giáo dục thể chất được thiết kế thành các học phần. Hoạt động trải nghiệm được thiết kế thành các chủ đề. Học sinh được lựa chọn học phần, chủ đề phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.

Học sinh sẽ được lựa chọn môn học định hướng nghề nghiệp từ lớp 10. Các môn học được lựa chọn chia thành 3 nhóm môn, học sinh chọn 5 môn học từ 3 nhóm môn học trên, mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn. - Nhóm môn Khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật. - Nhóm môn Khoa học tự nhiên: Vật lý, Hóa học, Sinh học. - Nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật. Theo đó, mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học giúp học sinh tăng cường kiến thức và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp.

Thời lượng: Mỗi chuyên đề học tập từ 10 đến 15 tiết. Tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn là 35 tiết.

Ở mỗi lớp 10, 11, 12, học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và điều kiện tổ chức của nhà trường.

Chương trình vừa được ban hành cũng quy định, các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ 3 nhóm môn học và chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường. Học sinh có thể đăng ký học ở một cơ sở giáo dục khác những môn học và chuyên đề học tập mà trường học sinh đang theo học không có điều kiện tổ chức dạy. Về thời lượng giáo dục, chương trình quy định, cấp Trung học phổ thông mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học. Mỗi tiết học 45 phút, giữa các tiết học có thời gian nghỉ.

Đồng thời, khuyến khích các trường trung học phổ thông đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ.

Thùy Linh

Video liên quan

Chủ Đề