Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan ví dụ

Phân tích luận điểm của V.I. Lênin: Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan?

Lời giải

Theo quan điểm mácxít, ý thức chẳng qua chỉ là vật chất được chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó; ý thức là một hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

Ý thức là sản phẩm của vật chất nhưng đó là sản phẩm của dạng vật chất có tổ chức cao nhất đó là óc người, ý thức chỉ tồn tại trong óc người. Nội dung của ý thức do thực tại khách quan quy định, thực tại khách quan giống như “bản chính”, ý thức giống như “bản sao”. Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan thông qua lăng kính chủ quan của mỗi người, gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người, nội dung của ý thức là do thế giới khách quan quy định. Như vậy, ý thức không phải là vật chất, mà là hình ảnh của vật chất, phản ánh thế giới vật chất; là hình ảnh của sự vật được thể hiện trong bộ não con người.

Sự phản ánh của ý thức mang dấu ấn của chủ thể phản ánh. Quá trình phản ánh của ý thức là quá trình “cái vật chất” được di chuyển vào óc người và được cải biến trong đó. Do đó, sự phản ánh của ý thức phụ thuộc vào bản thân chủ thể trong quá trình phản ánh thế giới khách quan.

Thứ nhất, sự phản ánh của ý thức phụ thuộc vào trình độ, năng lực của chủ thể trong quá trình phản ánh. Đó là tri thức, sự hiểu biết của chủ thể về tự nhiên và xã hội. Trình độ của chủ thể càng cao thì phản ánh thế giới vật chất càng chính xác và việc điều chỉnh hành vi của mình cũng khoa học hơn.

Thứ hai, sự phản ánh của ý thức phụ thuộc vào kinh nghiệm của chủ thể. Sự giàu có hay nghèo nàn của kinh nghiệm sẽ trực tiếp quy định chất lượng, hiệu quả phản ánh hiện thực khách quan của ý thức.

Thứ ba, sự phản ánh của ý thức phụ thuộc, bị chi phối bởi lập trường giai cấp của chủ thể phản ánh. *

Ngoài ra, sự phản ánh của ý thức còn bị chi phối bởi tình cảm, ý chí của chủ thể phản ánh.

Trong nhận thức và cải tạo thực tiễn đòi hỏi phát huy tính năng động chủ quan của ý thức, bồi dưỡng tri thức, tình cảm, ý chí, đồng thời chống chủ quan, duy ý chí.

Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, điều này có nghĩa là nội dung của ý thức là do thế giới khách quan quy định, nhưng ý thức là hình ảnh chủ quan, là hình ảnh tinh thần chứ không phải là hình ảnh vật lý, vật chất như chủ nghĩa duy vật quan niệm.

Vật chất là nguồn gốc khách quan, là cơ sở sản sinh ra ý thức, còn ý thức chỉ là sản phẩm, là sự phản ánh thế giới khách quan trong nhận thức và hành động của con người thì phải xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng và hành động theo hiện thực khách quan.

Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc người, chỉ con người mới có ý thức. Điều này đã được các nhà khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng chứng minh thông qua các công trình nghiên cứu khoa học.

Theo tâm lý học, ý thức được định nghĩa là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con người, là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan.

Còn theo triết học Mác – Lênin quan niệm ý thức là một phạm trù song song với phạm trù vật chất, theo đó, ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến, sáng tạo, ý thức có mối quan hệ hữu cơ với vật chất.

Ý thức có 02 nguồn gốc là nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội:

Thứ nhất: Nguồn gốc tự nhiên
Theo thành tựu của khoa học tự nhiên, các nhà duy vật biện chứng cho rằng nguồn gốc của ý thức không thể tách rời bộ óc con người và thế giới khách quan tác động lên bộ óc con người.

– Bộ óc con người:

Đây là một dạng vật chất sống có tô chức cao, có qua trình tiến hóa lâu dài, ý thức là thuộc tính riêng của dạng vật chất này tức là chỉ con người mới có ý thức.

Ý thức phụ thuộc vào hoạt động của bộ óc con người, khi bộ óc người bị tổn thương thì hoạt động của ý thức cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu chỉ có bộ óc con người mà không có sự tác động cũng sẽ không có ý thức.

– Sự tác động của thế giới khách quan lên bộ óc con người:

Mọi đối tượng vật chất tự nhiên đều có thuộc tính chung, phổ biến là phản ánh. Phản ánh chính là chép lại, chụp lại một sự vật, hiện tượng nhất định. Để quá trình phản ánh xảy ra cần phải có vật tác động và vật nhận tác động.

Sau quá trình tiến hóa, con người trở thành sản phẩm cao nhất nên bộ óc con người cũng hoàn mỹ nhất so với các đối tượng khác trong thế giới tự nhiên. Do vậy, sự phản ánh của bộ óc con người được gọi riêng bằng phạm trù ý thức.

Thứ hai: Nguồn gốc xã hội
Để ý thức ra đời thì nguồn gốc tự nhiên là chưa đủ, điều kiện quyết định, trực tiếp cho sự ra đời là tiền đề xã hội bao gồm: lao động và ngôn ngữ. Theo Ph. Ăng-ghen, lao động và ngôn ngữ là hai sức kích thích biến đổi bộ não động vật thành bộ não người, biến tâm lý động vật thành ý thức con người.

– Lao động:

Trong thế giới tự nhiên, con vật tồn tại nhờ những vật phẩm có sẵn như côn trùng, loài vật yếu hơn, cây cỏ… không giống với con người. Con người có khả năng và bắt buộc phải sản xuất những sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu cuộc sống.

Ý thức có được chủ yếu là do con người chủ động tác động vào thế giới khách quan để cải tạo, biến đổi nó thành những sản phẩm mới. Nhờ sự tác động vào thế giới khách quan, con người bắt những đối tượng phải bộc lộ những thuộc tính, kết cấu, quy luật của mình.

– Ngôn ngữ:

Trong lao động sản xuất, con người có nhu cầu trao đổi kinh nghiệm, tư tưởng với nhau, nhu cầu này đòi hỏi phải có ngôn ngữ [tiếng nói và chữ viết]. Theo C. Mác, ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, không có ngôn ngữ, con người không thể có ý thức.

Triết học duy tâm quan niệm: ý thức là một thực thể độc lập, là thực tại duy nhất từ đó cường điệu tính năng động của ý thức đến mức coi ý thức sinh ra vật chất chứ không phải là sự phản ánh của vật chất.

Còn đối với chủ nghĩa duy vật biện chứng thì quan niệm ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não con người không qua thực tiễn.

Vậy tại sao nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan?

– Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, điều này có nghĩa là nội dung của ý thức là do thế giới khách quan quy định, nhưng ý thức là hình ảnh chủ quan, là hình ảnh tinh thần chứ không phải là hình ảnh vật lý, vật chất như chủ nghĩa duy vật quan niệm.

– Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan cũng có nghĩa là ý thức phản ánh sự tự giác, sáng tao thế giới.

Phản ánh ý thức là sáng tạo vì điều này bao giờ cũng do nhu cầu thực tiễn quy định, nhu cầu đó đòi hỏi chủ thể phản ánh phải hiểu cái được phản ánh. Trên cơ sở đó hình thành nên hình ảnh tinh thần và những hình ảnh tinh thần đó ngày càng phản ánh đúng đắn hơn hiện thực khách quan, Song, sự sáng tạo của ý thức là sự sáng tạo của phản ánh, dựa trên cơ sở phản ánh.

Phản ánh ý thức là sáng tạo, vì phản ánh đó bao giờ cũng dự trên hoạt động thực tiễn và là sản phẩn của các quan hệ xã hội. Là sản phẩm của các quan hệ xã hội, bản chất của ý thức là có tính xã hội.

Bản chất của ý thức là một trong những nội dung được đề cập trong  triết học Mác- Lênin. Theo đó, khi nhắc đến nội dung này nhiều người vẫn chưa được hiểu rõ về vấn đề nên bài viết xin chia sẻ ví dụ về bản chất của ý thức để độc giả có thể tham khảo.

Ý thức là gì?

Ý thức theo tâm lý học được định nghĩa là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con người. Ý thức là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan. Theo định nghĩa của triết học Mác-Lenin  thì có thể hiểu ý thức là một phạm trù song song với phạm trù vật chất. Theo đó, ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cái biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ hữu cơ với vật chất.

Ý thức là một hiện tượng xã hội. Sự ra đời, tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ các quy luật sinh học mà chủ yếu là của quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của con người quy định. ý thức mang bản chất xã hội.

Nguồn gốc của ý thức

Trong lịch sử triết học, vấn đề nguồn gốc, bản chất, kết cấu và vai trò của ý thức luôn là một trong những vấn đề trung tâm của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Trên cơ sở những thành tựu của triết học duy vật, của khoa học, của thực tiễn xã hội, triết học Mác – Lênin góp phần làm sáng tỏ những vấn đề trên.

Ý thức có hai nguồn gốc: Nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. Trong đó:

+ Nguồn gốc tự nhiên: Nguồn gốc tự nhiên của ý thức được tạo bởi các yếu tố tự nhiên từ ý thức chính là bộ óc và sự hoạt động cùng các mối quan hệ thế giới khách quan và con người. Trong đó thì thế giới khách quan có sự tác động tới bộ óc của con người tạo ra khả năng về sự hình thành ý thức từ con người đối với thế giới khách quan. Tóm lại, ý thức là sự phản ánh về thế giới khách quan từ con người.

+ Nguồn gốc xã hội: Nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội. Ý thức phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người thông qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội. ý thức là sản phẩm xã hội, là một hiện tượng xã hội.

Bản chất của ý thức là gì?

Để đi tìm bản chất của ý thức đã được đưa ra nhiều ý kiến khác nhau. Triết học duy tâm quan niệm ý thức là một thực thể độc lập, là thực tại duy nhất, từ đó cường điệu tính năng động của ý thức đến mức coi ý thức sinh ra vật chất chứ không phải là sự phản ánh của vật chất. Còn các nhà triết học duy vật đều thừa nhận vật chất tồn tại khách quan và ý thức là sự phản ánh sự vật đó. Chủ nghĩa duy vật biện chứng dựa trên cơ sở lý luận phản ánh: “về bản chất, coi ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo; ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”.

Để hiểu về bản chất của ý thức:

+ Ta thừa nhận cả vật chất và ý thức nhưng giữa chúng có sự khác nhau mang tính đối lập. Trong đó ý thức là sự phản ánh, là cái phản ánh; còn vật chất là cái được phản ánh. Vật chất tồn tại khách quan, ở ngoài và độc lập với ý thức. Ý thức là hiện thực chủ quan, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

+Thứ hai ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức không phải là hình ảnh vật lý hay hình ảnh tâm lý động vật về sự vật. Ý thức là của con người, mà con người là một thực thể xã hội năng động sáng tạo. Ý thức ra đời trong quá trình con người hoạt động cải tạo thế giới, cho nên ý thức con người mang tính năng động, sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu thực tiễn xã hội.

Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức được thể hiện ở khả năng hoạt động tâm sinh lý của con người trong việc định hướng tiếp nhận thông tin, chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, lưu giữ thông tin và trên cơ sở những thông tin đã có nó có thể tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa của thông tin được tiếp nhận. Sự phản ánh sáng tạo của ý thức nghĩa là ý thức phản ánh hiện thực một cách có định hướng và có chọn lọc nhằm nhận thức và cải biến thế giới thông qua lao động. Trong khi phản ánh về thế giới con người đã hình dung sự cải biến thế giới trong tương lai. Trên cơ sở những cái đã có, ý thức có thể tạo ra tri thức mới, có thể tưởng tượng, có thể tiên đoán và dự báo tương lai, có thể lập ra những giả thuyết khoa học…

+ Thứ ba ý thức là một hiện tượng xã hội. Sự ra đời, tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ các quy luật sinh học mà chủ yếu là của quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của con người quy định. ý thức mang bản chất xã hội.

Ví dụ về bản chất của ý thức

Để làm rõ hơn bản chất ý thức bài viết xin đưa ra Ví dụ về bản chất của ý thức. Trong quá trình lao động để cải tạo thế giới khách quan, con người tác động vào sự vật  một cách có định hướng, chọn lọc, tùy theo nhu cầu của mình. Cụ thể như ví dụ như các hoạt động xây nhà, cày ruộng, đào mương, xây cầu, làm đường,… mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn hay ở mỗi địa phương có sự khác nhau và đều được con người tác động theo mục đích, nhu cầu khác nhau phù hợp điều kiện vật chất, kinh tế-xã hội,.. Chính vì thế, ý thức của con người là sự phản ánh năng động, sáng tạo, có định hướng, chọn lọc về hiện thực khách quan.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến ý thức, nguồn gốc, bản chất của ý thức cũng như Ví dụ về bản chất của ý thức. Hy vọng thông tin trên là hữu ích với độc giả.

Video liên quan

Chủ Đề