Bài tập tình huống về thừa kế đất đai năm 2024

Pháp luật về thừa kế là một phần quan trọng trong Bộ luật Dân sự. Học viện Đào tạo pháp chế ICA tổng hợp 15 bài tập chia thừa kế giúp bạn đọc có tài liệu tham khảo và ôn tập để nâng cao kiến thức và áp dụng pháp luật để giải quyết các bài tập tình huống.

Tình huống 1

Ông Minh kết hôn với bà Hoa có 3 con là Lan, Đào và Cúc. Năm 2000 do mâu thuẫn vợ chồng ông Chí bỏ nhà ra đi và chung sống với bà Nở có 2 con chung là M (sinh năm 2000) và N (sinh năm 2010). Tháng 10/201 9 ông Chí và M bị tai nạn giao thông, ông Minh chết và M bị thương tật nặng, mất hoàn toàn khả năng lao động.

Lúc còn sống ông Minh lập di chúc hợp pháp để lại 1 nửa tài sản của mình cho Lan, Đào và Cúc.

Hãy chia di sản thừa kế của ông Minh, biết rằng: Tài sản chung giữa ông Minh và bà Hoa là 800 triệu đồng. Tài sản riêng cả ông Minh là 150 triệu. Chi phí mai táng của ông Minh hết 10 triệu đồng. Cha mẹ ông Minh đều chết trước ông Minh.

Tình huống 2

Ông A bị ốm chết, không để lại di chúc. Toàn bộ tài sản của A sau khi chết có giá trị 1.200 triệu đồng. Được biết A có mối quan hệ thân thích với họ hàng như sau: bà K là vợ đã ly dị, bà H là vợ đang trong hôn nhân. M và N là con chung của A và K. P (chưa thành niên) là con chung của K và H và X là mẹ đẻ. Y là mẹ vợ (mẹ đẻ của H), Q là em trai của A. Hỏi:

  1. Phân chia di sản thừa kế của A.
  1. Giả sử trong tình huống trên M đã lập gia đình với L đã có 2 con là B với C. Không may do tai nạn M chết trước A. Việc chia thừa kế của A trong trường hợp này sẽ như thế nào.

Tình huống 3

Ông A bị ốm chết. Di sản của A sau khi chết có giá trị 1 tỷ 8 trăm triệu đồng. Được biết A có các mối quan hệ thân thích họ hàng với các đối tượng như sau:

Bà K là vợ đã ly dị; bà H là vợ đang trong hôn nhân trước khi A chết; M và N là con chung của A và K; P là con chung (chưa thành niên) của A và H; Bà X là mẹ đẻ, bà Y là mẹ vợ (mẹ đẻ bà H); Q là em trai của A.

a/ Phân chia di sản thừa kế của A trong trường hợp A chết có để lại di chúc với nội dung để lại toàn bộ tài sản của mình cho bà K và 2 con chung với bà K (M và N).

b/ Giả sử trong tình huống nêu trên Tòa án xác định di chúc của ông A để lại không có hiệu lực pháp luật, việc phân chia thừa kế của A được tiến hành như thế nào?

c/ Giả sử trong tình huống nêu trên, di chúc có nội dung để lại toàn bộ di sản của A cho bà X và ông Q, việc chia thừa kế của A trong trường hợp này sẽ được tiến hành như thế nào?

Tình huống 4

Năm 2017 ông B 75 tuổi bị đột quỵ qua đời đột ngột. Ông để lại tài sản chung với vợ là bà K bao gồm: căn nhà trị giá 2,5 tỷ đồng, mảnh đất 900 triệu, 700 triệu tiền mặt, chiếc xe hơi trị giá 600 triệu.

Ông B có những người thân: bà nội, dì, chú, vợ, 2 con trai, 2 cháu nội. Trong đó người con cả bị tai nạn giao thông mất năm 2015 để lại 2 đứa con (cháu nội ông B).

Dựa vào pháp luật hãy chia tài sản cho người thân của ông B.

Tình huống 5

Cụ A, 90 tuổi, có duy nhất một người con gái là bà B và cháu ngoại là cô C (con của bà B), ngoài ra cụ còn có một em trai là cụ D, 85 tuổi. Cụ A không có chồng và cha mẹ cụ đã mất từ lâu. Cách đây ít lâu bà B không may qua đời, hiện tại cụ đang sống cùng cô cháu gái C. Cụ sở hữu một số tài sản nhất định. Vậy cho em hỏi nếu sau này cụ A qua đời thì tài sản của cụ sẽ được chia thừa kế thế vị cho cô C hay chia theo hàng TK thứ 2 của cụ gồm cụ D và cô C?

Bài tập tình huống về thừa kế đất đai năm 2024

Tình huống 6

Hậu có vợ là Ly có tài sản chung là 1.3 tỉ đồng. Họ có 3 con chung là Tùng, Nam, Phương (đều có thu nhập cao và đã đi làm). Do cuộc sống chung k hạnh phúc Hậu và Ly đã ly thân. Tùng sống với Hậu và Nam, Phương sống với Ly. Tùng là đứa con hư hỏng đã có lần đánh ông Hậu gây thương tích và đã bị toà án kết án về hành vi này. Năm 2006, Hậu bị tai nạn xe máy. Trước khi chết Hậu đã viết di chúc là để lại cho ông bác ruột là Hải 200 triệu, phần còn lại chia đều cho Nam và Phương. Hãy cho biết Hải được hưởng bao nhiêu từ di sản của Hậu.

Tình huống 7

Ông A kết hôn với bà B sinh được 5 người con. Anh con cả đã chết để lại 2 con: 1 trai và 1 gái đã thành niên. Gia tài của Ông bà gồm 2 ngôi nhà: 1 ngôi nhà trị giá 100 triệu đồng, 1 cái trị giá 200 triệu đồng. Trước khi chết Ông A lập di chúc cho bà B một ngôi nhà trị giá 100 triệu đồng. Biết đứa con trai út của Ông bà đã sinh được 1 cháu trai đã thành niên. Sau đó anh con trai út này đã bị tai nạn và bị tâm thần. Anh (chị) hãy chia tài sản của ông A?

Tình huống 8

Anh A và chị B kết hôn năm 2005. họ có hai con chung là C sinh năm 2009 và D sinh năm 2012. Sau khi sinh con trai thứ 2 anh chị bất hòa, sống ly thân.

Ngày 1/2/2018 anh A bị tai nạn xe máy phải đưa vào bệnh viện. cho rằng không thể qua khỏi, anh A di chúc miệng là để lại toàn bộ số tài sản của mình cho hai người là anh T (bạn thân từ nhỏ) và cô G (vợ cũ của anh A, đã ly dị). Sau ca phẫu thuật không thành công, anh A qua đời. Chia di sản thừa kế của anh A, biết rằng tài sản chung của A và B là 900tr, năm 2014 anh A được G gửi cho 100tr để chữa bệnh nhưng anh A chưa sử dụng và vẫn giữ trong cuốn sổ tiết kiệm riêng.

  1. Hãy chia thừa kế trong trường hợp trên.
  1. Giả sử ca phẫu thuật thành công, anh A ra viện khỏe mạnh bình thường, 5 tháng sau anh chết sau 1 cơn nhồi máu cơ tim, lúc này việc chia di sản của anh A có gì khác.

Tình huống 9

Ông Hân và bà Lan là hai vợ chồng, có con là Phát và Quân. Phát đã lấy vợ là Như và có con là Minh và Nhung. Năm 2011 Phát chết không để lại di chúc. Năm 2017 Hân chết do tai nạn. Trước khi chết, Hân có di chúc hợp pháp là để lại cho Minh và Nhung mỗi cháu 1/2 tài sản của mình. Tài sản chung của Phát và Như là 800tr. Tài sản chung của Hân và Lan là 1 tỷ 2. Mai táng cho Hân hết 20tr. Khi Hân chết Quân chưa thành niên

  1. Anh chị hãy phân chia thừa kế trong trường hợp trên.
  1. Giả sử Phát và Hân chết cùng thời điểm năm 2017 thì việc chia thừa kế có gì khác.

Tình huống 10

Ông Hòa và bà Thái là hai vợ chồng, có tài sản chung là 900 triệu đồng, có 2 con chung là Hợp (sinh năm 1994) và Thành (sinh năm 2002). Năm 2010 bà Thái chết, không để lại di chúc, Hợp và Thành về sống với ông bà ngoại.

Năm 2011, ông Hòa lấy vợ mới là bà Yến, hai người có con chung là Toàn (sinh năm 2012), ông Hòa tuyên bố toàn bộ tài sản của ông là tài sản chung với bà Yến. Hợp và Thành phản đối cuộc hôn nhân của bố nên không qua lại với ông Hòa và Bà Yến.

Đầu năm 2016 ông Hòa chết, do vẫn còn giận Hợp và Thành, ông viết di chúc để lại toàn bộ tài sản của mình cho bà Yến và Toàn, truất quyền hưởng thừa kế của Hợp và Thành. Biết tiền mai táng cho ông Hòa hết 30 triệu.

  1. Hãy chia thừa kế trong trường hợp trên? Biết rằng tài sản ông Hòa chung với bà Yến là 900 triệu đồng.
  1. Giả sử khi còn sống, Hợp đánh ông Hòa và bị Tòa án kết án về hành vi cố ý gây thương tích thì việc chia thừa kế có gì khác?

Tình huống 11

M có vợ là N. Khi còn sống hai vợ chồng lập di chúc chung định đoạt tài sản chung vợ chồng như sau: cho X và Y mỗi người được hưởng 1/3 di sản. Phần còn lại dùng vào việc thờ cúng. Tài sản chung của hai vợ chồng có 1,2 tỷ. Năm 2009, M và N gặp tai nạn dẫn đến M chết, N bị mất năng lực hành vi dân sự. Năm 2010 các con của M, N là X, Y đòi chia di sản thừa kế theo di chúc nói trên. Hỏi:

  1. Yêu cầu của X, Y có được chấp nhận hay không?
  1. Năm 2012 thì N chết. Hãy chia di sản thừa kế của M, N biết rằng ngoài tài sản chung trên M còn có tài sản riêng là 600 triệu, N không có tài sản riêng nào khác;

Cha mẹ của M, N đều đã chết.

Tình huống 13

Ông Chuẩn và bà Thanh là hai vợ chồng, họ có 3 người con chung là Kiên, Hậu và Mai. Ông Chuẩn và bà Thanh ly thân đã lâu.

Năm 2018, ông Chuẩn bị tai nạn giao thông và qua đời, trước khi chết ông để lại di chúc truất quyền thừa kế của vợ là bà Thanh và dành toàn bộ di sản cho các con. Khi ông Chuẩn qua đời, bà Thanh mai táng cho ông hết 6 triệu đồng, lấy từ tài sản chung của ông bà. Bà Thanh khởi kiện lên Tòa án đòi chia thừa kế di sản của ông Chuẩn.

Tòa xác định được: Tài sản chung của ông Chuẩn và bà Thanh còn lại là 820 triệu đồng. Tài sản riêng của ông Chuẩn do được thừa kế của cha mẹ là 20 triệu đồng.

1. Hãy chia thừa kế trong trường hợp trên.

2. Giả sử Ông Chuẩn bị tai nạn chết đột ngột không để lại di chúc thì việc phân chia thừa kế được giải quyết như thế nào?

Tình huống 14

Anh Hải và chị Thịnh kết hôn với nhau năm 1996, họ có 2 người con là Hiền (sinh năm 2007) và Đạt (sinh năm 2002). Sau khi sinh con do bất hòa nên anh chị sống ly thân.

Ngày 01/01/ 2017, anh Hải bị tai nạn xe máy phải đưa vào bệnh viện, tưởng mình không qua khỏi anh Hải di chúc miệng (trước nhiều người làm chứng) để lại toàn bộ tài sản của mình cho Hiền và mẹ anh là bà Huệ (bố anh đã mất) mỗi người 1/2 tài sản của mình.

Sau khi phẫu thuật ở bệnh viện anh Hải không chết, ra viện khỏe mạnh bình thường. Ngày 01/10/2017 anh Hải bị nhồi máu cơ tim chết đột ngột không trăn trối được gì.

1. Chia quyền thừa kế trong trường hợp trên

2. Giả sử anh Hải chết ngay sau khi phẫu thuật (01/01/2017)thì việc chia quyền thừa kế diễn ra như thế nào, biết tài sản chung của anh Hải và chị Thịnh là 2,4 tỷ đồng.

Tình huống 15

Anh Minh và chị Thanh kết hôn năm 2005, họ có 2 con chung là Bích sinh năm 2008 và Toản sinh năm 2011. Sau khi sinh con trai thứ hai anh chị bất hòa, sống ly thân.

Ngày 5/2/2016, anh Minh bị tai nạn xe máy phải đưa vào bệnh viện. Cho rằng không thể qua khỏi, anh Minh di chúc miệng (trước nhiều người làm chứng) là để lại toàn bộ số tài sản của mình cho hai người là anh Hoà (bạn thân từ nhỏ) và cô Giang (vợ cũ của anh Minh, đã ly di). Sau ca phẫu thuật không thành công, anh Minh qua đời. Chia di sản thừa kế của anh Minh, biết rằng tài sản chung của Minh và Thanh là 900 triệu đồng, năm 2014 anh Minh được Giang gửi cho 100 triệu đồng để chữa bệnh nhưng anh Minh chưa sử dụng và vẫn giữ trong một cuốn sổ tiết kiệm riêng.

1. Hãy chia thừa kế trong trường hợp trên?

2. Giả sử ca phẫu thuật thành công, anh Minh ra viện khóe mạnh bình thường, 5 tháng sau anh chết sau một cơn nhồi máu cơ chữa bệnh tim. lúc này việc chia di sản của Minh có gì khác?

Trên đây là nội dung tư vấn về chủ đề: “Tổng hợp 15 bài tập chia thừa kế”. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Tham khảo ngay Khóa học kỹ năng rà soát pháp lý hợp đồng của Học viện đào tạo pháp chế ICA nhé!

Câu hỏi thường gặp:

Thừa kế thế vị được hưởng như thế nào?

Thừa kế thế vị được đặt ra khi con hoặc cháu chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu/chắt được hưởng phần di sản mà cha/mẹ được hưởng nếu còn sống. Thừa kế thế vị chỉ phát sinh trên cơ sở thừa kế theo pháp luật, không phát sinh từ căn cứ di chúc

Ai là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc?

Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con thành niên mà không có khả năng lao động của người lập di chúc mà không từ chối nhận di sản và không thuộc trường hợp không có quyền hưởng di sản thì vẫn sẽ được hưởng di sản thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.