Chỉ số cảm xúc tiếng anh là gì năm 2024

Lâu lâu Vanessa's Sharing Corner nên lên bài để đỡ mốc meo ấy chứ nhỉ? Bài viết của tuần này, mình xin phép nói về một vấn đề mà có lẽ nó khá quan trọng với tất cả chúng ta, không chỉ trong công việc mà cả trong đời sống: EQ và IQ.

Với chủ đề này chắc hẳn nếu google thì cũng ra một mớ định nghĩa rồi đến so sánh sự khác nhau giữa EQ và IQ.

Theo Medlactec thì EQ là viết tắt tiếng anh của Emotional Quotient, được hiểu theo nghĩa là khả năng xác định, kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ của bản thân và người xung quanh. Vì vậy EQ là chỉ số đo lường trí tuệ về cảm xúc của con người và là yếu tố quyết định hành vi của người đó. Còn IQ là viết tắt tiếng anh của Intelligence Quotient, hay được hiểu là chỉ số thông minh của não bộ con người. Chỉ số IQ cao đồng nghĩa với việc người đó sẽ có tư duy, phản xạ, nhanh nhạy và ngược lại.

Theo Health Line thì,

Chỉ số trí tuệ (IQ) thường đề cập đến khả năng trí tuệ của mình. Một số yếu tố phổ biến nhất của chỉ số IQ là khả năng:

  • sử dụng logic để giải quyết vấn đề
  • lập kế hoạch và chiến lược
  • hiểu những ý tưởng trừu tượng
  • học hỏi và thích ứng với sự thay đổi
  • nắm bắt và sử dụng ngôn ngữ

Chỉ số cảm xúc (EQ) thường đề cập đến khả năng cảm nhận cảm xúc đối với bản thân và với người khác. Nó cũng đề cập đến cách mà chúng ta sử dụng nhận thức đó để hướng dẫn hành vi của mình. Nói chung, nếu chúng ta có EQ cao, bạn có thể thấy dễ dàng hơn để:

  • xác định cảm xúc trong chính bạn và những người khác
  • đồng cảm với người khác
  • điều chỉnh cảm xúc và hành vi của bạn với các tình huống khác nhau
  • kiểm soát xung động của bạn
  • chịu được những cám dỗ và trì hoãn sự hài lòng
  • giải quyết xung đột với những người khác
  • giao tiếp hiệu quả

Vậy thì chúng ta sẽ muốn EQ hay IQ của mình cao hơn? Hoặc là cả 2 đều nhau?

Thật ra với mình thì cái này cao hơn không quan trọng bằng việc chúng ta đều phải rèn luyện mới có được.

Tuy nhiên, mình xin phép nghiêng hơn về EQ nhé!

Lý do thì một người thông minh nhưng tính nóng thì liệu có bị hỏng việc? Câu trả lời là CÓ! Khi chúng ta làm bất cứ việc gì thì điều đầu tiên không phải dùng cái đầu để suy nghĩ mà là dùng cái tâm để cảm nhận. Cảm xúc mà chúng ta đặt vào mỗi việc nếu được điều khiển một cách đúng đắn thì độ nhạy bén, sự sáng suốt, v.v.v. sẽ được phát huy tối đa.

Mọi người có công nhận rằng những người thành công đều có lối đi riêng? (Haha) Ý là người thành công thường sẽ điều khiển được cảm xúc của bản thân. Một người lãnh đạo muốn dẫn dắt một nhóm nhiều người thì cần "công tư phân minh". Chỉ cần chỉ số cảm xúc hơi tăng tí thì mọi chỉ số khác cũng sẽ bị ảnh hưởng. Có người thường nói đùa rằng: Anh hùng cũng khó qua ải Mỹ nhân. Câu này nôm na hiểu là: một khi để cảm xúc, tình cảm lấn át thì mọi thứ đều sẽ rất khó mà thành công.

Mình có một câu chuyện vui nhỏ từng gặp khi mình còn đi học. Lúc mình học năm 2 hay 3 gì đó, tiếng Anh và tiếng Nga khi đó cũng được xem là ở mức ổn có thể viết cả một bài văn rồi. Tuy nhiên, khi đăng gì đó trên tường nhà Facebook thì cũng hơi 'rén' vì sợ các spelling-checker (bậc thầy chính tả) vào chỉnh. Nhụt lắm cơ!!! Nói vậy thôi chứ vẫn đăng nha! Cuối cùng thì vẫn sai tè le (haha) nhưng mà lúc đó đã có 2 chuyện xảy ra: có 2 người đã chỉnh lại câu cú ngữ pháp cho mình, tuy nhiên 1 người thì nhắn tin riêng, 1 người thì bình luận trực tiếp vào bài viết đó. Mọi người nghĩ xem ai sẽ khiến bạn ổn, ai khiến bạn không ổn? 🤣

Sự tinh tế trong những trường hợp như trên sẽ nói lên được bạn là người có EQ như thế nào. Không phải lúc nào việc bắt lỗi người khác ngay trước đám đông cũng là hay. Chúng ta không phải là giáo viên của ai đó và với tư cách là một người giáo viên với thâm niên 10 năm đi dạy từ việc làm gia sư, đứng lớp trung tâm, trường THCS tới Đại học thì mình xin cam đoan là chẳng có giáo viên nào được dạy là phải bắt lỗi học trò/học viên của mình trước toàn thể lớp cả. Hồi xưa, có thể lúc đi học chúng ta cũng có một vài lần bị "chỉnh" trước mặt bạn bè. Thật ra, giáo viên cần phân định xem cái lỗi sai đó nó có phải là "thường gặp" để nhắc nhở cho toàn bộ lớp cùng né hay không.

Trải qua một khoảng thời gian dài đi làm, đi dạy, mình đã từng chút một phân định xem điều gì nên nói ra trước tập thể, điều gì nên nói riêng với đối phương. Và mình cực kỳ đánh giá cao những con người có thể nhìn vào mặt tốt của người khác nhiều hơn là mặt xấu của họ. Khi chúng ta điều khiển được cảm xúc "so sánh, ganh đua" người khác, chúng ta sẽ bớt chăm chăm vào khuyết điểm của người khác và sẽ học hỏi được rất nhiều thứ từ chính người mà trước đây chúng ta vẫn luôn "cay cú" (haha).

Ai mà chả có khiếm khuyết. Bản thân chúng ta cũng có vậy! Thay vì nhìn vào người khác mà đánh giá thì hãy nhìn vào chính chúng ta của ngày hôm qua, hôm nay và ngày mai. Điều này sẽ giúp chúng ta hoàn thiện bản thân tốt hơn.

Cuối cùng, chúng ta sống trên Trái Đất này là sống với mọi người xung quanh cho nên EQ thật sự rất là quan trọng.

--------------

Chỉ số cảm xúc gọi là gì?

EQ là viết tắt của từ Emotional Quotient có nghĩa là chỉ số thông minh cảm xúc của mỗi người. Chỉ số EQ dùng để đo lường trí tưởng tượng, sáng tạo của một người. Người có EQ cao có khả năng nhận biết, đánh giá và điều tiết cảm xúc của bản thân và mọi người.null14 câu hỏi kiểm tra chỉ số thông minh cảm xúc (EQ) của bạn - Vinmecwww.vinmec.com › Tin tức › Thông tin sức khỏenull

Chỉ số EQ bao nhiêu là tốt?

EQ trung bình: Điểm EQ từ 85 đến 115. Đây là mức điểm phổ biến nhất và tương đương với khoảng 68% dân số. Ở mức này, con người có khả năng nhận biết, quản lý cảm xúc một cách tương đối, tuy nhiên cần phát triển và cải thiện kỹ năng xã hội, đồng cảm. EQ cao: Điểm EQ từ 116 đến 130.nullChỉ số EQ bao nhiêu là cao? Lợi ích khi nhân viên có EQ cao? - Testcenterwww.testcenter.vn › blog › chi-so-eq-bao-nhieu-la-caonull

chỉ số IQ và EQ khác nhau như thế nào?

IQ (Intelligence Quotient) là chỉ số thông minh, đo lường kỹ năng tư duy, giải quyết vấn đề và khả năng học tập của con người. Trong khi đó, EQ liên quan đến khả năng quản lý cảm xúc và xử lý các mối quan hệ xã hội.nullEQ là gì? So sánh sự khác biệt giữa IQ và EQ là gì? - CellphoneScellphones.com.vn › sforum › eq-la-ginull

Tại sao EQ quan trọng hơn IQ?

Theo đó, chỉ số IQ cao sẽ giúp ích cho việc tư duy, tính toán được chính xác, trong khi đó chỉ số EQ cao sẽ giúp bạn bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc tốt hơn để đưa ra những quyết định sáng suốt, giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất.nullEQ và IQ là gì? Giữa IQ và EQ cái nào quan trọng hơn? - Bách hóa XANHwww.bachhoaxanh.com › kinh-nghiem-hay › eq-va-iq-la-gi-giua-iq-va-eq...null