Chuyên gia phân tích tài nguyên là gì năm 2024

Review ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU): Cơ hội nghề nghiệp tương lai rộng mở

Trong những năm trở lại đây, sự bùng nổ dân số cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế đã ảnh hưởng rất lớn đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Như chúng ta đã biết thì hầu hết các nguồn tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn, do đó nếu sử dụng không hợp lý sẽ nhanh chóng cạn kiệt. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên tại NEU – một ngành học có nhiệm vụ phát triển nền kinh tế dựa trên tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững và tối ưu.

Chuyên gia phân tích tài nguyên là gì năm 2024

Tổng quan về ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên

Mục lục

1. Ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên là gì?

Mã ngành: 52110107

Ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên (Natural Resource Economics) là một ngành khoa học nghiên cứu sự tác động của nền kinh tế đối với tài nguyên thiên nhiên và hệ thống môi trường cũng như sự tác động của tài nguyên thiên nhiên đối với nền kinh tế, nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế hiệu quả và bền vững nhưng vẫn đảm bảo nguồn tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lý và giảm thiểu tác động tiêu cực của các hoạt động kinh tế đến môi trường.

2. Học ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên tại NEU như thế nào?

Thời gian đào tạo ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên tại NEU kéo dài 4 năm, mỗi năm sẽ có 2 học kỳ chính và 1 học kỳ phụ (còn gọi là học kỳ hè).

Khối lượng kiến thức đào tạo là của ngành là 130 tín chỉ, với 43 tín chỉ khối kiến thức giáo dục đại cương và 87 tín chỉ khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (trong đó kiến thức chuyên sâu có 18 tín chỉ và chuyên đề thực tập có 10 tín chỉ).

Sinh viên theo học ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên tại NEU sẽ được trang bị đầy đủ hệ thống kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh; kiến thức chuyên sâu về quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, kiến thức về kinh tế tài nguyên; kiến thức định giá tài nguyên và kiến thức về thị trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu và hội nhập kinh tế quốc tế.

Bên cạnh kiến thức, sinh viên cũng sẽ được đào tạo kỹ năng lập và quản lý dự án khai thác và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên; kỹ năng lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên; kỹ năng xác định giá trị tài nguyên thiên nhiên; kỹ năng giám sát và đánh giá tác động môi trường của các dự án và chương trình về tài nguyên thiên nhiên; kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm để vận dụng kiến thức vào việc phân tích và hoạch định chính sách tài nguyên thiên nhiên một cách thành thạo.

Cụ thể, bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo của ngành này trong bảng dưới đây:

Chương trình đào tạo ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên của NEU

Chuyên gia phân tích tài nguyên là gì năm 2024
Chuyên gia phân tích tài nguyên là gì năm 2024
Chuyên gia phân tích tài nguyên là gì năm 2024

3. Điểm chuẩn ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên của NEU

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên sau khi tốt nghiệp ra sao?

Ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên là một ngành học vẫn còn khá mới mẻ ở nước ta. Chính vì vậy mà cơ hội việc làm của ngành này là rất nhiều. Sau khi tốt nghiệp ngành này tại NEU, sinh viên có thể hoàn toàn tự tin ứng tuyển vào làm ở các vị trí sau:

– Bạn có thể làm chuyên viên, quản lý dự án tại các doanh nghiệp, các tổ chức quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên, các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên các cấp từ trung ương đến địa phương.

– Bạn có thể làm nhân viên, quản lý chuyên quản lý, tư vấn và phân tích các vấn đề kinh tế tài nghiên thiên nhiên tại các tổ chức, doanh nghiệp, các sở tài nguyên.

– Bạn có thể làm chuyên viên định giá tại các tổ chức tài chính, các ngân hàng, các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ liên quan tới hàng hóa tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

– Bạn có thể làm giảng viên hoặc cán bộ nghiên cứu trong các trường đại học, các viện nghiên cứu.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trong bài viết “Review ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU): Cơ hội nghề nghiệp tương lai rộng mở” sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin cần biết về ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên tại NEU và từ đó có được quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn ngành học tương lai.

(TVI Thẩm định giá trị tài nguyên) – Thẩm định giá trị tài nguyên là xác định các giá trị của các khoáng sản, tài nguyên rừng, mỏ đá, mỏ quặng vàng, mỏ quặng chì, mỏ thiếc, tài nguyên năng lượng…

1. Tài nguyên là gì?

Tài nguyên là một danh từ dùng để chỉ tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người. Một số loại tài nguyên được phân loại cụ thể:

  • Tài nguyên thiên nhiên
  • Tài nguyên xã hội.
  • Tài nguyên tái tạo, tài nguyên không tái tạo.
  • Tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng, tài nguyên khí hậu cảnh quan, di sản văn hoá kiến trúc, tri thức khoa học và thông tin.

1.1 Tài nguyên khoáng sản

“Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong vỏ trái đất, mà ở điều kiện hiện tại con người có đủ khả năng lấy ra các nguyên tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày”.

Tài nguyên khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏ khoáng sản. Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của loài người và khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản có tác động mạnh mẽ đến môi trường sống. Một mặt, tài nguyên khoáng sản là nguồn vật chất để tạo nên các dạng vật chất có ích và của cải của con người. Bên cạnh đó, việc khai thác tài nguyên khoáng sản thường tạo ra các loại ô nhiễm như bụi, kim loại nặng, các hoá chất độc và hơi khí độc (SO2, CO, CH4 v.v…).

Chuyên gia phân tích tài nguyên là gì năm 2024
Thẩm định giá tài nguyên khoáng sản – Thẩm định giá Tâm Việt

  • Tài nguyên khoáng sản được phân loại theo nhiều cách:
  • Theo dạng tồn tại: Rắn, khí (khí đốt, Acgon, He), lỏng (Hg, dầu, nước khoáng).
  • Theo nguồn gốc: Nội sinh (sinh ra trong lòng trái đất), ngoại sinh (sinh ra trên bề mặt trái đất).
  • Theo thành phần hoá học: Khoáng sản kim loại (kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý hiếm), khoáng sản phi kim (vật liệu khoáng, đá quý, vật liệu xây dựng), khoáng sản cháy (than, dầu, khí đốt, đá cháy)

1.2 Tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng là một phần của tài nguyên thiên nhiên, thuộc loại tài nguyên tái tạo được. Nhưng nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên rừng có thể bị suy thoái không thể tái tạo lại. Tài nguyên rừng có vai trò rất quan trọng đối với khí quyển, đất đai, mùa màng, cung cấp các nguồn gen động thực vật quý hiếm cùng nhiều lợi ích khác. Rừng giúp điều hòa nhiệt độ, nguồn nước và không khí. Con người có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên này để khai thác, sử dụng hoặc chế biến ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống. Ở những vùng khí hậu khác nhau thì tài nguyên rừng cũng khác nhau.

1.3 Tài nguyên năng lượng

“Năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất xuất phát từ hai nguồn chủ yếu: Năng lượng mặt trời và năng lượng lòng đất”.

Năng lượng mặt trời tạo tồn tại ở các dạng chính: bức xạ mặt trời, năng lượng sinh học (sinh khối động thực vật), năng lượng chuyển động của khí quyển và thuỷ quyển (gió, sóng, các dòng hải lưu, thuỷ triều, dòng chảy sông…), năng lượng hoá thạch (than, dầu, khí đốt, đá dầu). Năng lượng lòng đất gồm nhiệt lòng đất biểu hiện ở các các nguồn địa nhiệt, núi lửa và năng lượng phóng xạ tập trung ở các nguyên tố như U, Th, Po,…

2. Mục đích của việc thẩm định giá trị tài nguyên

  • Mua bán, chuyển nhượng
  • Cổ phần hóa, thu hút đầu tư
  • Góp vốn
  • Thế chấp
  • Mục đích của nhà nước
  • Lập chính sách
  • Hỗ trợ tìm kiếm giải pháp
    Chuyên gia phân tích tài nguyên là gì năm 2024
    Thẩm định tài nguyên rừng

3. Phương pháp định giá tài nguyên.

  • Phương pháp so sánh / so sánh trực tiếp
  • Phương pháp chi phí giảm giá
  • Phương pháp đầu tư (phương pháp đầu tư truyền thống/kỹ thuật luồng tiền chiết khấu)
  • Phương pháp thặng dư (hay phương pháp phân tích kinh doanh / phát triển giả định)
  • Phương pháp lợi nhuận và các phương pháp khác…

Chuyên gia phân tích tài nguyên là gì năm 2024

Công ty cổ phần Thẩm định giá Tâm Việt với đội ngũ chuyên gia am hiểu về thị trường tài nguyên khoáng sản có khả năng phân tích, đánh giá các động thái của thị trường, kết hợp với các chuyên gia về đầu tư xây dựng, chuyên gia khai thác Mỏ, rừng, và có thể đưa ra những chỉ về giá trị tài sản thẩm định giá, mà cả động thái thị trường, tài nguyên khoáng sản toàn khu vực nói chung tại các thời kỳ trước, trong và sau thời điểm thẩm định giá, cũng như xu hướng biến động của tài sản thẩm định giá trong tương lai giúp cho nhà đầu tư có thêm nhãn quan thông tin về dự án tương lai của mình.

Chuyên gia phân tích tài chính là gì?

Chuyên viên phân tích tài chính là những người hoạt động trong lĩnh vực tài chính, chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo và phân tích các thông tin nhằm đưa ra các khuyến nghị kinh doanh cho doanh nghiệp. Các phân tích của họ dựa trên chỉ số hay xu hướng thị trường và tình trạng tài chính doanh nghiệp.

Chuyên viên phân tích tài chính tiếng Anh là gì?

Financial Analyst - Chuyên Viên Phân Tích Tài Chính.

Thế nào là chuyên gia tài chính?

Chuyên gia tài chính là gì? Khái niệm chuyên gia tài chính dùng để chỉ những chuyên gia trong lĩnh vực quản lý tài chính cá nhân, người am hiểu chuyên sâu về quản lý dòng tiền cá nhân, kiểm soát chi tiêu và hoạch định mục tiêu, kế hoạch tài chính cho tương lai.

Financial Analyst làm những việc gì?

Financial Analyst hay còn gọi là Phân Tích Viên Tài Chính, là một trong những vị trí quan trọng trong lĩnh vực tài chính. Họ chịu trách nhiệm phân tích dữ liệu tài chính, dự đoán xu hướng kinh doanh và đưa ra gợi ý chiến lược cho doanh nghiệp.