Hóa học hữu cơ nguyễn đình triệu 2008 năm 2024

Cuốn sách “Hoá hoc Hữu cơ 2” được biên soạn theo “Chương trình đào tạo cứ nhân khoa học Hoá học Đại học Sư phạm” đã được Hội đồng bộ môn Hoá học các trường đại học sư phạm thông qua ngày 29/3/2000 do yêu cầu mới về đào tạo giáo viên phổ thông trung học.

Tiếp theo cuốn “Hoá học Hữu cơ 1”, cuốn “Hoá học Hữu cơ 2” gồm 5 chương:

Chương VIII: Dẫn xuất halogen Chương IX: Hợp chất cơ – nguyên tố Chương X: Ancol – phenol – ete Chương XI: Hợp chất cacbonyl Chương XII: Axit cacboxylic và dẫn xuất

Mỗi chương có thể chia thành nhiều bài. Trong mỗi chương hoặc mỗi bài, các tác giả trình bày theo hệ thống: Đồng phân và danh pháp, các phương pháp điều chế, tính chất vật lí, tính chất hoá học, giới thiệu một số hợp chất tiêu biểu và ứng dụng.

Nội dung các chương bao gổm các kiến thức khoa học, hiện đại, hệ thống và luôn luôn liên hệ với thực tế đời sống, sản xuất.

Để nâng cao chất lượng học tập, giảng dạy và nghiên cứu Hoá học Hữu cơ nhất thiết phải có những bộ giáo trình Hoá học Hữu cơ với nội dung vừa cơ bản vừa hiện đại về mặt lí thuyết và phương pháp thực nghiệm vừa phong phú và cập nhật về mặt thực tế, đồng thời phải chặt chẽ, logic về mặt bố cục, chuẩn xác về mặt khoa học lại sáng sủa và dễ hiểu.

Nhằm đáp ứng nhu cầu trên, Bộ môn Hoá học Hữu cơ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có kế hoạch xuất bản bộ Giáo trình Hoá học Hữu cơ gồm 3 cuốn: Hoá học Hữu cơ 1 gổm 7 chương. Các chương I, II, III, IV và V do PGS.TS Nguyễn Hữu Đĩnh biên soạn. Các chương VI và VII do PGS.TS Đỗ Đình Rãng biên soạn.

Các chương I và II đề cập những vấn dề về cấu trúc phân tử hữu cơ, bản chất, đặc điểm và sự biến đổi liên kết trong hợp chất hữu cơ ở trạng thái tĩnh cũng như khi tham gia phán ứng hoá học. Hai chương này nhằm cung cấp cơ sở lý thuyết và dữ liệu về cấu trúc, về nhiệt động học để việc nghiên cứu các loại hợp chất hữu cơ ở các chương sau được thuân lợi và sâu sắc.

Chương III giới thiệu 4 phương pháp phổ thông dụng trong Hoá học Hữu cơ là phổ tử ngoại – khả kiến, phổ hồng ngoại, phổ cộng hưởng từ hạt nhân và phố khối lượng, đây là những công cụ không thể thiếu đối với Hoá học Hữu cơ. Ở các chương này, phần cơ sở lí thuyết được trinh bày ngắn gọn, các dữ liệu được sắp xếp ở dạng bảng tiện lợi cho việc sử dụng, đặc biệt có đưa nhiều thí dụ minh họa nhằm giúp người đọc không những nắm được lí thuyết mà còn biết cách vận dụng chúng.

Các chương IV, V và VI trình bày cấu trúc, đồng phân, danh pháp, tính chất, phương pháp điều chế và ứng dụng của ankan, xicloankan, anken, ankin, dien, sơ lược vể tecpen và aren. Chương VII giới thiệu các nguồn hidrocacbon trong thiên nhiên (dầu mổ, khí thiên nhiên và than mổ) cùng các phương pháp chế hoá chúng thành thương phẩm.

Ở các chương này, những vấn đề lí thuyết tiên tiến, những phương pháp tổng hợp mới lạ trong phỏng thí nghiệm và nhất là trong công nghiệp đã dược chú trọng đưa vào thay thế cho những gì đã lạc hậu.

Hiện nay bộ môn Hóa Hữu cơ đang đảm nhiệm giảng dạy các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành và một số chuyên đề thuộc khối kiến thức nhóm chuyên ngành trong chương trình đào tạo cử nhân Hóa học, Công nghệ kỹ thuật hóa học, Hoá dược, Sư phạm Hoá học, giảng dạy một số học phần thuộc khối kiến thức nhóm ngành trong chương trình đào tạo cử nhân hóa học và cử nhân tài năng & tiên tiến ngành hóa học của khoa Hóa học. Đảm nhiệm giảng dạy các môn học thuộc khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành của chương trình đào tạo Thạc sỹ, Tiến sỹ Hoá Hữu cơ.

3. Giới thiệu sơ lược về các hướng nghiên cứu chính

- Nghiên cứu tổng hợp và hoá học các hợp chất dị vòng.

- Nghiên cứu tổng hợp và chuyển hoá monosaccaride và disaccaride.

- Nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng các chất lỏng ion.

- Nghiên cứu mối liên quan định lượng giữa cấu trúc phân tử với hoạt tính sinh học (QSAR) và khả năng phản ứng hoá học (QSPR).

  1. Hoá học các hợp chất thiên nhiên:

- Nghiên cứu cấu trúc, tổng hợp, và hoá học các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học từ thực vật Việt Nam.

  1. Vật liệu hữu cơ ứng dụng:

- Phát triển công nghệ chế tạo polyme làm phụ gia giảm nhiệt độ đông đặc cho dầu thô và diesel sinh học.

- Phát triển công nghệ mới sản xuất diesel sinh học, chất hóa dẻo, chất ổn nhiệt cho cao su và polyme thân thiện hơn với môi trường.

- Vật liệu polyme composit: Nghiên cứu chế tạo vật liệu cho các ứng dụng: cảm biến theo dõi phá huỷ vật liệu, lớp phủ, lớp phủ bảo vệ, vật liệu hấp thu dầu, …

- Nghiên cứu biến tính cellulose thành vật liệu hấp phụ kim loại nặng.

- Xúc tác đồng thể và dị thể ứng dụng trong các phản ứng tổng hợp hữu cơ, hóa dầu, xử lý các hợp chất hữu cơ độc hại dễ bay hơi, chất ô nhiễm môi trường, …

- Nghiên cứu các quá trình xúc tác hoá học xanh.

- Nghiên cứu phát triển các phương pháp chuẩn bị mẫu và phân tích hữu cơ sử dụng trong phân tích với các thiết bị GC, GCMS, HPLC…