Ngày 21 tháng 10 năm 2023 là ngày gì năm 2024

ANTD.VN - Lịch vạn sự ngày hôm nay 21-10-2022 có gì đáng chú ý? Hôm nay là ngày thuận lợi cho tạo tác, cầu tài, cầu phúc, khai trương, xây dựng.

  • Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 20 tháng 10 năm 2023 tốt hay xấu?
  • Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 19 tháng 10 năm 2023 tốt hay xấu?
  • Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 18 tháng 10 năm 2023 tốt hay xấu?

Ngày 21 tháng 10 năm 2023 là ngày gì năm 2024

Thứ 7 ngày 21 tháng 10 năm 2023

Năm Quý Mão

Tháng Chín (Thiếu)

Tháng Nhâm Tuất

Ngày Nhâm Tý

Giờ Canh Tý

Hành Mộc – Trực Mãn – Sao Đê

Sương Giáng: 23/10/2023 (09/09 âm lịch) lúc 23h22’

Lập Đông: 07/11/2023 (24/09 âm lịch) lúc 22h36’

Vũng Tàu: Nước lớn 03g28’ – nước ròng 12g00’

Giờ Hoàng đạo: Tý (23g-01g), Sửu (01g-03g), Mão (05g-07g), Ngọ (11g-13g), Thân (15g-17g), Dậu (17g-19g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Ngày hôm nay thuận cho việc: Tạo tác, Cầu tài, Cầu phúc, Khai trương, Xây dựng.

Cung hoàng đạo: Thiên Bình – Cái cân (23/9 - 22/10): Người thuộc cung này tài hoa thông minh, sáng tạo, từ tốn, cứng rắn nhưng thiếu quyết đoán, cố chấp.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Chúng ta cần phải đi ngang với thời gian chứ không để thời gian đi ngang qua” (Tục ngữ Đức)

“Cuộc sống luôn đau đớn, thống khổ là do chọn lựa” (Sylvia Boorstein)

“Thượng đế cho chúng ta món quà cuộc sống; chính chúng ta phải cho mình món quà là sống nó” (Voltaire)

Đại diện Bộ Y tế trả lời hàng loạt câu hỏi liên quan đến việc chuyển Covid-19 sang nhóm B

Ngày 21 tháng 10 năm 2023 là ngày gì năm 2024
Đại diện các Cục, Vụ của Bộ Y tế chủ trì buổi họp báo chiều 20-10

Tại buổi họp báo diễn ra ở Bộ Y tế chiều 20-10, ông Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng thông tin, dù Bộ Y tế chính thức có quyết định chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B từ hôm nay, song Bộ Y tế vẫn tiếp tục duy trì hệ thống giám sát bệnh này.

“Do virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi nên Việt Nam sẽ tiến hành giám sát lồng ghép Covid-19 cùng các bệnh truyền nhiễm khác và giám sát các đặc điểm di truyền” – ông Lân nói.

Vậy từ nay có phải đeo khẩu trang phòng Covid-19 không? Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, Bộ Y tế vẫn khuyến cáo người dân đeo khẩu trang ở nơi công cộng, không chỉ phòng Covid-19 mà còn các bệnh khác. Với người mắc Covid-19, người chăm sóc người bệnh cũng cần đeo khẩu trang.

Vậy thời gian tới có triển khai tiêm nhắc lại vaccine phòng Covid-19 hay không? Ông Phan Trọng Lân cho biết, năm 2023, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch tiêm vaccine, trong đó có khuyến cáo cụ thể với những người chưa tiêm đủ các mũi vaccine Covid-19, nhất là người có nguy cơ cao mắc bệnh, người cao tuổi.

“Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện còn phải tiếp tục đánh giá về vaccine Covid-19 trong bối cảnh các biến chủng vẫn có thể thay đổi. Tới nay, WHO chưa có khuyến cáo tiêm nhắc lại Covid-19 hàng năm nhưng thời gian tới, cách tiếp cận có thể thay đổi dựa vào tình hình biến chủng của virus SARS-CoV-2” – ông Lân nói.

Trả lời các câu hỏi về điều trị Covid-19 tại buổi họp báo, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế cho biết, dù chuyển sang nhóm B nhưng không có nghĩa Covid-19 nhẹ đi mà vẫn có các ca bệnh nặng. Vì vậy, phác đồ điều trị vẫn tiếp tục được tuân thủ như bình thường.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân Covid-19 sẽ ra sao, ông Phan Văn Toàn, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế - Bộ Y tế cho biết, từ ngày hôm nay, bệnh nhân đi khám chữa bệnh Covid-19 sẽ được quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán theo quy định. Tức, bệnh nhân tham gia BHYT được đồng chi trả, bệnh nhân không tham gia sẽ không được chi trả.

Để người lao động tự đóng 8% bảo hiểm xã hội, khó khả thi

Ngày 21 tháng 10 năm 2023 là ngày gì năm 2024
Việc đề xuất để cho người lao động tự đóng phải có đánh giá tác động cặn kẽ

Mới đây, tại buổi làm việc giữa Đoàn đại biểu Quốc hội TP. HCM với Bảo hiểm xã hội TP. HCM về việc góp ý sửa đổi dự thảo luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, có ý kiến cho rằng, thực tế tình trạng doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội do một số doanh nghiệp gặp khó khăn, nhưng cũng có những doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, có doanh thu bình thường nhưng vẫn chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội.

Vì thế, với bối cảnh công nghệ ngày càng được sử dụng rộng rãi, cần tính đến việc để người lao động tự chuyển 8% tiền đóng bảo hiểm xã hội của mình về cho cơ quan bảo hiểm, giống như hình thức thanh toán tiền điện, nước, điện thoại trực tuyến hiện nay.

Về nội dung này, Vụ phó Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) Nguyễn Duy Cường cho hay, theo quy định, người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo đơn vị sử dụng lao động. Hàng tháng chủ sử dụng lao động sẽ trích nộp bảo hiểm xã hội từ tiền lương phần trách nhiệm đóng của người lao động (8%) và phần trách nhiệm đóng của chủ sử dụng lao động đóng (14%).

Đa phần các đơn vị đều thực hiện trách nhiệm đầy đủ, chỉ có một số ít trường hợp chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội.