Sổ hộ khẩu gia đình trong tiếng anh là gì năm 2024

Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC xin gửi tới Quý khách hàng thông tin câu trả lời cho câu hỏi “Sổ hộ khẩu tiếng anh là gì? (Cập nhật 2023). Mời quý khách cùng theo dõi..

1. Sổ hộ khẩu là gì ?

Hộ khẩu là sổ được dùng để xác định nơi cư trú của các các nhân, thực hiện quyền chuyển nhượng, mua bán và sở hữu đất. Là giấy tờ pháp lí để đăng ký thường trú, tạm trú , chuyển tách hộ khẩu, cấp đổi sổ hộ khẩu, xóa hay xác nhận đăng ký thường trú, giấy khai sinh, chứng minh thư, thẻ căn cước, xin visa, đăng ký kết hôn … . Nếu thay đổi chỗ ở, các cá nhân phải thực hiện thủ tục thay đổi hộ khẩu.

Lưu ý : hộ khẩu chỉ là giấy tờ đăng ký địa chỉ nhà chính thức của mỗi cá nhân, giúp chứng minh cư trú hợp pháp của người nào đó. Tuy nhiên ở Việt Nam đã chính thức bỏ thủ tục cấp sổ hộ khẩu vào ngày 30/10/2017. Việc quản lý nơi cư trú được thực hiện bởi thẻ căn cước công dân, trên đó có ghi mã số để truy cập vào cơ sở dữ liệu dân cư thông qua Internet

2. Sổ hộ khẩu tiếng anh là gì?

Household Registration Book. Ex: The household registration book or ‘so ho khau’ in Vietnamese will soon become a relic of the past as the Government has resolved to simplify administrative procedures related to residence management.

Family Register. Ex: A family register is a civil registry used in many countries to track information of a genealogical or family-centric legal interest.

Family Record Book. Ex: Check out our family record book selection for the very best in unique or custom, handmade pieces from our journals & notebooks shops.

Number of Inhabitants. Ex: Number of inhabitants in cities with a population greater than (5000) people.

Household Registration Of Family.

Sổ hộ khẩu bản tiếng anh thường được sử dụng nhằm mục đích xin visa du lịch, du học, định cư nước ngoài. Tuy nhiên, một số nước có thể không yêu cầu bản dịch tiếng anh sổ hộ khẩu. Vì vậy, bạn cần cân nhắc khi dịch thuật, tốt nhất để tránh thực hiện những thủ tục rườm rà không phù hợp và tốn thời gian, bạn hãy hỏi bên thứ 3 hoặc trực tiếp tham khảo yêu cầu của lãnh sự quán để hiểu rõ hơn nhé!

3.Thủ tục thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu

Bước 1– Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật

Bước 2– Công dân nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn (nếu là xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh) để làm thủ tục điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và hẹn công dân thời gian trả kết quả.

* Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định thay đổi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh hoặc các thay đổi khác về hộ tịch của cơ quan có thẩm quyền thì chủ hộ hoặc người có thay đổi hoặc người được uỷ quyền phải đến nộp hồ sơ điều chỉnh trong sổ hộ khẩu.

* Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có thông báo của cơ quan đăng ký cư trú về việc điều chỉnh sổ hộ khẩu do thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính, đường phố, số nhà, công dân có trách nhiệm đến để làm thủ tục điều chỉnh.

* Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.

Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời

*Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).

Bước 3– Nhận lại sổ hộ khẩu (đã điều chỉnh) tại trụ sở Công an xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh:

Người nhận đưa giấy biên nhận, cán bộ trả kết quả viết phiếu thu lệ phí. (trừ trường hợp được miễn). Người nhận đem phiếu đến nộp tiền cho cán bộ thu lệ phí và nhận biên lai thu tiền. Cán bộ trả kết quả kiểm tra biên lai nộp lệ phí và yêu cầu ký nhận, trả Sổ hộ khẩu cho người đến nhận kết quả.

Thời gian trả hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).

Lệ phí đăng ký cư trú: Mức thu không quá 15.000đ/lần đính chính đối với các quận hoặc phường nội thành của thành phố thuộc tỉnh. Đối với các khu vực khác, mức thu tối đa bằng 50% mức thu trên. Mức thu cụ thể do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định. Không thu lệ phí đối với các trường hợp: bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; hộ gia đình thuộc diện xoá đói, giảm nghèo; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo qui định của Uỷ ban Dân tộc; trường hợp đính chính lại địa chỉ do nhà nước thay đổi địa giới hành chính, đường phố, số nhà.

4.Có cần Hợp pháp hóa lãnh sự, Chứng nhận lãnh sự sổ hộ khẩu tiếng Anh hay không?

Theo Nghị định 111/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự đã quy định 02 (hai) trường hợp như sau:

  • Trường hợp 1: Giấy tờ, tài liệu do cơ quan nhà nước Việt Nam cấp cần phải được chứng nhận lãnh sự để được công nhận và sử dụng ở nước ngoài;
  • Trường hợp 2: Giấy tờ, tài liệu do cơ quan nước ngoài cấp để được công nhận và sử dụng ở Việt Nam thì phải làm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự.

Như vậy, đối với sổ hộ khẩu tiếng anh sau khi đã được dịch thuật công chứng khi cần sử dụng tại nước ngoài thì bạn phải tiếp tục thực hiện thủ tục chứng nhận lãnh sự tại Sở ngoại vụ để được công nhận hợp pháp ở nước ngoài.

Việc chứng nhận lãnh sự đầy đủ giấy tờ tùy thân được xem là cần thiết. Ngoài ra chi phí trong trường hợp Chứng nhận lãnh sự này chỉ tốn 30.000 VNĐ/bản/lần và thời gian giải quyết chỉ kéo dài trong 01 – 03 ngày làm việc tùy từng hồ sơ tính từ khi nhân viên tiếp nhận đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Giới thiệu dịch vụ công ty luật ACC

Đến với ACC chúng tôi, Quý khách hàng sẽ được cung cấp những dịch vụ tư vấn tốt nhất với đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm cùng với chuyên viên pháp lý luôn có mặt trên 63 tỉnh/thành phố và đang thực hiện dịch vụ tư vấn pháp lý.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật ACC liên quan đến nội dung “Sổ hộ khẩu tiếng anh là gì? (Cập nhật 2023) ”. Còn bất cứ thắc mắc gì quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn hoặc gửi thư về các thông tin dưới đây. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến dống góp của quý khách hàng trên cả nước để chung tôi ngày một chuyên nghiệp hơn.