So sánh nấm kim châm và nấm hương

Nấm là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công dụng “vàng” cho cơ thể như tăng cường miễn dịch, chống lão hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, tim mạch. Không những thế, nấm còn là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn thơm ngon hợp vị, trong đó có món lẩu. Để thưởng thức món lẩu trọn vị, bạn hãy lưu ý đến 5 loại nấm bên dưới nhé.

So sánh nấm kim châm và nấm hương

1. Nấm kim châm

Với vị ngọt thanh, giòn nhẹ, nấm kim châm là một trong những loại nấm được tín đồ ẩm thực lựa chọn hàng đầu. Nấm có màu trắng, cây nấm dài nhỏ và mọc thành cụm. Nấm kim châm nổi tiếng với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như giải độc, thanh nhiệt và điều hòa khí huyết, ổn định huyết áp cho người lớn tuổi.

So sánh nấm kim châm và nấm hương

2. Nấm bào ngư

Hay còn được gọi là nấm sò, nấm bào ngư có hai loại màu trắng và màu nâu. Vì được trồng nhiều ở Việt Nam và cho năng suất cao nên giá nấm bào ngư không quá cao và được nhiều bà nội trợ Việt lựa chọn cho bữa cơm gia đình.

So sánh nấm kim châm và nấm hương

Nấm có hình quạt giống vỏ sò và có vị hơi giống vị hải sản. Nấm bào ngư chứa nhiều chất khoáng như photpho, kali, sắt và canxi, cùng hàm lượng vitamin cao giúp tăng cường sức đề kháng. Nấm bào ngư còn giúp chị em giữa được vẻ tươi trẻ khi trong thành phần của nó chứa hoạt chất chống oxy hóa.

3. Nấm bạch tuyết

Hay còn được gọi là nấm hải sản, nấm có màu trắng sáng hơi giống nấm kim châm, nhưng mũ và thân nấm to hơn nấm kim châm. Nấm bạch tuyết có vị giòn dai, đậm vị hải sản nên rất thích hợp ăn cùng nước lẩu chua cay.

So sánh nấm kim châm và nấm hương

Nấm bạch tuyết chứa nhiều hoạt chất chống lão hóa, ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, nấm bạch tuyết còn có khả năng ngăn chặn sự hình thành ung thư.

4. Nấm đùi gà

Còn được biết đến với tên gọi nấm bào ngư Nhật, nấm đùi gà là nguyên liệu không thể thiếu trong món lẩu hoàn hảo. Có kích thước to hơn sovới nhiều loại nấm khác với đường kính từ 3-8cm, nấm đùi gà đặc biệt bởi vị ngọt thanh và giòn sần sật.

So sánh nấm kim châm và nấm hương

Nấm đùi gà chứa nhiều khoáng chất và hàm lượng đạm cao gấp 4 lần so với các loại rau củ thông thường. Loại nấm này giúp tăng cường khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng và cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, chúng còn giúp cải thiện tuần hoàn máu, ổn định huyết áp cũng như giảm mỡ máu hiệu quả. Chính vì thế, nấm đùi gà được nhiều chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là nữ hoàng của các loại nấm.

5. Nấm hương

Nấm hương tươi được dùng nhiều trong các món lẩu thể tăng hương vị đậm đà cho món ăn. Nấm hương còn được gọi là nấm đông cô, chúng có hình tròn, màu nâu sẫm và mùi thơm nồng nàn đặc trưng.

Nấm hương có chứa hơn 30 loại enzim và axit amin cần thiết cho cơ thể. Chúng còn là thực phẩm hỗ trợ giảm cân rất tốt khi chứa ít calo và giàu chất xơ, cung cấp năng lượng vừa đủ cho người dùng.

Hy vọng với bài chia sẻ này, bạn có thể biết thêm thông tin về các loại nấm phổ biến trong món lẩu. Không chỉ hợp khẩu vị mà còn rất tốt cho sức khỏe thực khách, nhà hàng lẩu Jianghu đặc biệt lựa chọn năm loại nấm trên trong thực đơn món ăn kèm cùng lẩu của chúng tôi.

Nấm kim châm là một trong những loại nấm có giá trị dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Với đặc điểm có vị ngọt thanh nên loại nấm này thường được lựa chọn để chế biến các món ăn như lẩu, nướng, xào thịt bò,... Vậy ăn nấm kim châm có tác dụng gì cho sức khỏe?

1. Thành phần dinh dưỡng từ nấm kim châm

Không giống như nhiều loại nấm thông thường khác, nấm kim châm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: protein, lipid, carbohydrate, chất xơ, canxi,.... Bên cạnh đó, nấm kim châm còn chứa đến 16 loại axit amin trong đó, có 8 loại cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài ra, nấm kim châm còn rất dồi dào lisin và kẽm có tác dụng hỗ trợ tăng cường trí nhớ của trẻ. Nấm kim châm còn chứa kali, đây là một khoáng chất cần thiết và có tác dụng rất tốt với người cao huyết áp, hỗ trợ giảm cholesterol máu và thúc đẩy nhu động ruột và dạ dày, chống béo phì.

Các thành phần dinh dưỡng chưa trong 125g nấm kim châm bao gồm:

  • Calo: 24
  • Carb: 5g
  • Chất xơ: 1,8g
  • Protein: 1,7g
  • Chất béo: 0,2g
  • Vitamin B6: 0,07mg
  • Niacin (vitamin B3): 4,6mg
  • Riboflavin (vitamin B2): 0,1mg
  • Rhiamine (vitamin B1): .15mg
  • Folate (vitamin B9): 31microgam

2. Các tác dụng chữa bệnh của nấm kim châm

Ăn nấm kim châm có tác dụng gì? Mặc dù nấm kim châm có hàm lượng calo tương đối thấp nhưng lại chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa quan trọng. Nấm kim châm còn chứa nhiều rất nhiều loại vitamin B như niacin, thiamine và riboflavin, đây là những thành phần rất cần thiết cho các chức não.

Nấm kim châm cũng chứa rất nhiều chất xơ, giữ vai trò rất quan trọng với sức khỏe hệ tiêu hóa. Tiêu thụ chất xơ để tránh các bệnh như táo bón, trĩ, gan và loét dạ dày. Dưới đây là các tác dụng phổ biến của nấm kim châm đối với sức khỏe:

2.1 Tăng cường sức khỏe tim mạch

Nghiên cứu trên chuột thí nghiệm đã cho thấy, những con chuột có tiêu thụ chất được chiết xuất từ nấm kim châm có hàm lượng cholesterol tổng cũng như lượng triglyceride và cholesterol LDL xấu thấp. Đây là những yếu tố này sẽ làm giảm các nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

So sánh nấm kim châm và nấm hương

Ăn nấm kim châm giúp tăng cường sức khỏe tim mạch

2.2 Ngăn chặn tế bào ung thư phát triển

Kết quả nghiên cứu trên chuột thí nghiệm cho thấy tác dụng của nấm kim châm trong việc ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nấm kim châm có thể ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư vú trong môi trường phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, các kết quả này chỉ mới được tìm thấy trên động vật thí nghiệm nên chưa thể khẳng định tác dụng này trên cơ thể con người.

2.3 Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch

Các nhà khoa học đã tìm thấy một hợp chất protein trong nấm kim châm có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Một nghiên cứu trên động vật được thực hiện ở Đài Loan cũng đã chứng minh rằng loại nấm này thực sự có hiệu quả trong việc tăng chức năng miễn dịch và giảm sự phát triển của khối u ở chuột.

3. Một số bài thuốc chữa bệnh từ nấm kim châm

3.1 Bài thuốc giúp bổ trung ích khí, dưỡng huyết tư âm, tăng tinh ích trí

Nguyên liệu:

  • Nấm kim châm: 300-500g
  • Thịt gà : 150g
  • Mực tươi: 150g
  • Trứng gà: 1 quả
  • Nguyên liệu khác gồm cà rốt, dưa chuột, gừng tươi, dầu ăn, bột đao và gia vị vừa đủ

Chế biến: Nấm rửa sạch, mực và thịt gà thái chỉ. Sau đó cho dầu ăn vào chảo, đun nóng già rồi cho tất cả nguyên liệu vào xào nhanh tay. Khi chín thì đem ăn nóng

3.2 Bài thuốc giúp kiện tỳ dưỡng can, ích khí hoạt huyết, ích trí kháng ung

Nguyên liệu

  • Nấm kim châm: 150g
  • gan lợn luộc chín thái chỉ: 150g
  • Hẹ hoa: 50g
  • Củ cải thái chỉ 50g
  • Nước dùng 50ml

Chế biến: Đổ dầu ăn vào chảo, phi tỏi cho thơm rồi cho tất cả các gia vị vào để làm thành món xào và ăn nóng.

3.3 Bài thuốc giúp kiện tỳ dưỡng can, lợi thủy tiêu thũng, ích trí kháng ung

Nguyên liệu:

  • Nấm kim châm 300g
  • Thịt bò 200g
  • Măng củ 100g
  • Củ cải 50g
  • Khoai tây 1 củ
  • Nước gừng tươi, nước dùng, dầu ăn và gia vị vừa đủ.

Chế biến: Nấm đem rửa sạch, măng thái chỉ, thịt bò thái miếng. Cho tất cả nguyên liệu vào hấp cách thủy sau đó đem ra rim kỹ, sau khi hoàn thiện thì ăn nóng cùng với rau sống.

So sánh nấm kim châm và nấm hương

Người bệnh có thể ăn nấm kim châm từ bài thuốc chữa bệnh

3.4 Bài thuốc giúp kiện tỳ dưỡng can, tư âm bổ thận, ích trí kháng ung

Nguyên liệu:

  • Nấm kim châm 300g,
  • Thịt ba chỉ 150g,
  • Tôm nõn 50g,
  • Đậu Hà Lan 20g,
  • Trứng gà 1 quả, dầu ăn,
  • Bột đao và gia vị vừa đủ.

Chế biến: Cho dầu ăn vào chảo, phi hành thơm, sau đó cho tất cả các thành phần vào xào chín và ăn nóng.

Khi đã hiểu rõ về thành phần, công dụng của nấm kim châm, bạn đã có thể tự mình trả lời cho câu hỏi, ăn nấm kim châm có giảm cân không? Tham khảo website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để có thêm nhiều thông tin bổ ích về từng loại thực phẩm trong cuộc sống hàng ngày.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.