Tài sản có sinh lời trong ngân hàng là gì năm 2024

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM - Net Interest Margin) phản ánh tốc độ tăng trưởng thu từ lãi so với tốc độ tăng chi phí.

NIM đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi nguồn vốn có chi phí thấp; cho thấy ngân hàng đã tối đa hóa các nguồn thu từ lãi và giảm thiểu chi phí từ lãi.

Công thức tính:

Tài sản có sinh lời trong ngân hàng là gì năm 2024

Trong đó:

– Thu nhập lãi thuần = "Thu nhập lãi và thu nhập tương tự" - "Chi phí lãi và chi phí tương tự"

– Tổng tài sản sinh lời bình quân = Tiền gửi tại NHNN + Tiền gửi lại các TCTC khác (không bao gồm dự phòng rủi ro) + Chứng khoán đầu tư (không bao gồm dự phòng giảm giá) + Cho vay khách hàng (không bao gồm dự phòng rủi ro); Mua nợ (không bao gồm dự phòng rủi ro). Giá trị là giá trị chưa trích lập dự phòng.

Nếu tính theo năm: Giá trị thu nhập lãi thuần tính đến cuối năm, Giá trị tổng tài sản sinh lời là trung bình cộng của giá trị đầu năm và cuối năm.

Ý nghĩa: Tỷ lệ NIM là thước đo tính hiệu quả cũng như khả năng sinh lời. NIM chỉ ra năng lực của hội đồng quản trị cũng như nhân viên ngân hàng trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu so với mức tăng của các khoản chi phí.

Ví dụ: Tính NIM của ACB năm 2020

Thu nhập lãi thuần = 14.582 tỷ đồng

Tổng tài sản sinh lời bình quân = ((16.616.798 + 31.671.245 + 6.167.917 + 308.528.625 + 63.399.011) + (10.420.306 + 30.341.599 + 2.985.262 + 266.164.852 + 55.956.160))/2 = 396.125.887,5 tỷ đồng)

Như vậy, hệ số NIM của ACB năm 2020 = (14.582/ 396.125.887,5)*100 = 3,5%

Tài sản có sinh lời trong ngân hàng là gì năm 2024

https://cafef.vn/ty-le-thu-nhap-lai-thuan-nim-la-gi-cach-tinh-he-so-nim-cua-ngan-hang-20220213102923335.chn

Tài sản có của ngân hàng (tiếng Anh: Bank assets) là hoạt động của ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động được vào các tài sản nhằm mục đích thu lãi suất, tạo ra lợi nhuận.

Tài sản có sinh lời trong ngân hàng là gì năm 2024

Hình minh họa (Nguồn: infomoney)

Tài sản có của ngân hàng (Bank assets)

Tài sản có của ngân hàng - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Bank assets.

Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động được để tạo lập các tài sản mang lại thu nhập cho ngân hàng. Tài sản có của ngân hàng thực chất là công việc sử dụng vốn vào các tài sản nhằm mục đích thu lãi suất, là nguồn tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)

Các loại tài sản có của ngân hàng

Dự trữ (Reserves)

Dự trữ bao gồm các khoản tiền gửi tại Ngân hàng trung ương (NHTW) và tiền mặt tại quĩ của ngân hàng. Tất cả các ngân hàng đều duy trì một tỉ lệ nhất định vốn huy động trên tài khoản tiền gửi tại NHTW.

Mặc dù tiền dự trữ không mang lại lãi suất, nhưng ngân hàng vẫn phải duy trì nó bởi hai lí do: Tiền dự trữ bắt buộc theo qui chế của NHTW (required reserves), thông thường là 10% tiền gửi không kì hạn; dự trữ bổ sung (excess reserves), bởi vì nó thuộc loại tài sản thanh khoản nhất mà ngân hàng có thể sử dụng để thực hiện nghĩa vụ chi trả của mình tại bất cứ lúc nào, đó có thể là người gửi tiền rút trực tiếp, hoặc thanh toán các tờ séc xuất trình, hoặc các khoản tiền gửi kì hạn đến hạn...

Tiền trong quá trình thu (Cash Iterms in Process of Collection)

Séc được dùng để thanh toán tiền lẫn cho nhau giữa các doanh nghiệp. Nếu cả hai doanh nghiệp đều mở tài khoản thanh toán tại cùng một ngân hàng, thì quá trình thanh toán séc thật đơn giản. Ngân hàng chỉ việc ghi nợ tài khoản người kí phát séc và ghi có vào tài khoản người hưởng thụ séc, không phát sinh một đồng nào trong quá trình thanh toán séc.

Tuy nhiên, vấn đề trở nên phức tạp hơn, nếu hai doanh nghiệp không có tài khoản thanh toán ở cùng tại một ngân hàng. Sau khi nhận được tờ séc, ngân hàng ghi có ngay cho người thụ hưởng, và chuyển tờ séc đến ngân hàng trả tiền để nhờ thu.

Kể từ khi chuyển tờ séc đi nhờ thu cho đến khi nhận được tiền thì phải mất vài ngày. Trong thời gian chờ đợi, số tiền phải thu được gọi là "tiền trong quá trình thu".

Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác

Các ngân hàng thường mở tài khoản tiền gửi lẫn cho nhau để thực hiện các dịch vụ tiện ích, như thu hộ séc, mua bán ngoại tệ, mua bán chứng khoán,... Những hoạt động như vậy diễn ra giữa các ngân hàng được gọi là "hoạt động ngân hàng đại lí" (Correspondent Banking).

Chứng khoán

Chứng khoán là một trong những hạng mục thuộc tài sản có sinh lời quan trọng của ngân hàng. Chứng khoán ở đây chỉ bao gồm chứng khoán nợ mà không bao gồm chứng khoán vốn, bởi vì ngân hàng không được phép kinh doanh chứng khoán vốn.

Hạng mục chứng khoán thường chiếm tỉ trọng từ 15% đến 25% tổng tài sản và tạo ra thu nhập khoảng từ 10% đến 12%. Các chứng khoán ngân hàng nắm giữ chủ yếu gồm: Trái phiếu chính phủ, tín phiếu NHNN và các chứng khoán khác.

Tín dụng

Lợi nhuận ngân hàng phát sinh chủ yếu từ hoạt động tín dụng. Thông thường, các ngân hàng sử dụng vốn để huy động để cho vay là chủ yếu. Trong điều kiện bình thường dư nợ tín dụng chiếm tỉ lệ bình quân khoảng 70% tổng tài sản có, và tạo ra khoảng 50% đến 60% thu nhập cho ngân hàng.

Tín dụng là khoản nợ phải trả đối với người vay, nhưng lại là tài sản có của ngân hàng, tức ngân hàng được quyền hoàn trả và được quyền thu lãi trên khoản tín dụng. Thông thường, tín dụng thuộc tài sản ít thanh khoản hơn so với các loại tài sản khác, bởi vì nó không thể chuyển hóa thành tiền cho đến khi đáo hạn.

Tài sản có khác

Chủ yếu là tài sản cố định, như trụ sở làm việc, máy tính, và các trang thiết bị khác. (Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê)

Tài sản có sinh lời của ngân hàng là gì?

Tài sản có sinh lời là những tài sản đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng đồng thời cũng là những tài sản chứa đựng nhiều rủi ro. Những tài sản này bao gồm các khoản cho vay, cho thuê tài chính, các khoản đầu tư vào chứng khoán, góp vốn liên doanh, liên kết...

Tài sản sinh lãi là gì?

Tài sản có sinh lãi là trung bình của tất cả tài sản có của Ngân hàng tạo ra thu nhập lãi trong một khoản thời gian nhất định, cụ thể: cho vay khách hàng (tín dụng), chứng khoán đầu tư, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi tại các TCTD, cho vay các TCTD khác.

Tổng tài sản của ngân hàng là gì?

Tổng tài sản bao gồm tất cả các khoản tiền mặt, tài sản cố định như đất đai, nhà cửa, thiết bị, cũng như các khoản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu và các khoản nợ khác.

Earning assets là gì?

Earning: Là lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Đây là khoản lợi nhuận ròng được sử dụng chủ yếu cho cổ phiếu thường. Assets: Là tổng tài sản bình quân của doanh nghiệp. Đây chính là toàn bộ tài sản mà doanh nghiệp có.