Tam tòng tứ đức nghĩa là gì năm 2024

Tam tòng tứ đức nghĩa là gì năm 2024

Tam tòng, tứ đức là gì ? nó còn có giá trị hiện nay không ?

- Tam tòng có nguồn gốc từ Nghi lễ, Tang phục, Tử Hạ truyện có ghi: “Phụ nhân

hữu tam tòng chi nghĩa, vô chuyên dụng chi đạo, cố vị giá tòng phụ, ký giá tòng

phu, phu tử tòng tử (Nghĩa là : Người đàn bà có cái nghĩa phải theo ba điều, mà

không có cái lễ (đạo) làm theo ý mình, cho nên, khi chưa lấy chồng thì theo cha,

khi đã lấy chồng thì theo chồng, khi chồng chết thì theo con)”. Sau này, các nhà

Nho vận dụng thuyết tam tòng, tứ đức vào việc giáo hóa người phụ nữ. Vì vậy,

theo Nho giáo, phụ nữ có ba điều phải tuân theo, không có quyền tự định đoạt theo

ý mình:

1. Tại gia tòng phụ người con gái khi còn ở nhà phải nghe theo cha.

2. Xuất giá tòng phu: lúc lấy chồng phải nghe theo chồng.

3. Phu tử tòng tử: nếu chồng qua đời phải theo con trai.

Có nghĩa: người phụ nữ khi còn sống ở nhà từ bé đến lúc trưởng thành, khi chưa

lấy chồng thì theo cha. Người cha quyết định mọi việc của con gái, từ công việc,

cuộc sống cho đến hạnh phúc còn người mẹ chỉ giữ vai trò thứ yếu vì bản thân

cũng là người phụ nữ phụ thuộc vào người chồng. Người con gái không có quyền

quyết định hôn nhân, hạnh phúc của mình. Mạnh Tử đã cho rằng: “Nếu chẳng đợi

lệnh cha mẹ, chẳng chờ lời mai mối, mà lén dùi lỗ để nhìn nhau, vượt tường để

theo nhau, thì cha mẹ và người trong xứ đều khinh rẻ mình” (Bất đãi phụ mẫu chi

mệnh, mối trước chi ngôn, toàn huyệt khích tương khuy, du tường tương tùng, tắc

phụ mẫu, quốc dân giai tiện chí). Quy định tam tòng khiến người phụ nữ khi xuất

giá lấy chồng thì hoàn cảnh tốt hay xấu thế nào cũng đã trở thành người nhà chồng,

chứ không được nương nhờ ai. Khi lấy chồng thì phải theo chồng dù sướng hay

khổ vẫn phải chấp nhận, nếu chồng qua đời phải theo con trai không được đi bước

nữa phải ở vậy suốt đời “tòng” con, không được tái giá. Danh nho đời Tống Trình

Y Xuyên đã nói: “Nhược thú thất tiết giả dĩ phối thân, thị kỷ thất tiết dã” người đàn

ông đi cưới người thất tiết thì chính mình cũng là người thất tiết cho nên với người

phụ nữ goá bụa dù có khổ cực, nghèo đói, không có nơi nương tựa cũng không

được tái giá, chết đói là chuyện rất nhỏ thất tiết mới là chuyện lớn (Nhiên ngạc tử

sự cự tiểu, thất tiết sự cực đại).

- Tứ đức có nguồn gốc từ Chu lễ (sách ghi những quy định về lễ nghĩa thời nhà

Chu), thiên Quan trủng tể có ghi: Cửu tần chưởng phụ học chi pháp, dĩ cửu giáo

ngự: phụ đức, phụ ngôn, phụ dung, phụ công. (Nghĩa là: Cái phép học của người

vợ cả là lấy chín điều - tập trung trong bốn đức: công, dung, ngôn, hạnh). Sau này,

Tam tòng tứ đức là tiêu chuẩn đạo đức, ứng xử mà xã hội xưa đã đặt ra cho người phụ nữ

Tam tòng tứ đức nghĩa là gì năm 2024

Tìm hiểu về Tam tòng tứ đức 三从四德 sān cóng sì dé

Tam tòng tứ đức là tiêu chuẩn đạo đức, ứng xử mà xã hội xưa đã đặt ra cho người phụ nữ bên cạnh tam cương ngũ thường là tiêu chuẩn mà người đàn ông trong xã hội phong kiến phải thực hiện theo. Những người phụ nữ sống trong xã hội xưa, họ có thể không được đi học, không hiểu biết nhiều về các kiến thức xã hội, thậm chí họ còn không biết chữ nhưng họ lại hiểu rất rõ về “tam tòng tứ đức”. Vậy “tam tòng tứ đức” là gì? Trung tâm tiếng Trung Ánh Dương sẽ cùng bạn tìm hiểu nhé!

Tam tòng tứ đức 三从四德 sān cóng sì dé đã từng là khuôn phép được đặt ra, yêu cầu người phụ nữ phải thực hiện vì chỉ có làm theo tam tòng tứ đức người phụ nữ ấy mới được coi là một người phụ nữ có giáo dưỡng. Tam tòng tứ đức một thời trở thành nền tảng xã hội cũng như quy phạm đạo đức được dùng để đánh giá một người phụ nữ.

1. Tam tòng là gì?

Tam tòng trong tiếng Trung là 三从 sān cóng. Tam 三 sān là ba, chữ tòng 从 cóng trong 顺从 shùncóng thuận theo, tòng có nghĩa là nghe theo, thuận theo, vâng lời, làm theo. Tam tòng để chỉ ba điều mà người phụ nữ xưa bắt buộc phải nghe theo và làm theo. Đó là :

• 在家从父 zài jiā cóng fù tại gia tòng phụ: Có nghĩa là con gái khi còn ở nhà phải nghe theo cha mẹ. Trong xã hội xưa một người con gái ngoan ngoãn, được mọi người đánh giá là con nhà giáo dưỡng thì phải biết nghe lời bố mẹ, làm theo những lời bố mẹ mà chủ yếu là người cha đề ra. • 出嫁从夫 chū jià cóng fū xuất giá tòng phu: Có nghĩa là con gái khi đã được ngả đi rồi thì phải nhất nhất nghe theo chồng. Người phụ nữ phải có trách nhiệm vun vén, tạo dựng hạnh phúc gia đình, giúp chồng làm lên nghiệp lớn. • 夫死从子 fū sǐ cóng zǐ phu tử tòng tử: Có nghĩa là nếu chồng qua đời thì phải theo con. Tòng tử được hiểu là nếu người chồng mất đi thì người phụ nữ phải ở vậy nuôi con trưởng thành và các việc trọng đại thì đều do con trai quyết định.

Như vậy, tam tòng chính là tòng phụ 从父 cóng fù, tòng phu 从夫 cóng fū và tòng tử 从子 cóng zǐ. Tam tòng trong xã hội hiện đại ngày nay nên được hiểu một cách khái quát và rộng hơn. Là một người phụ nữ cũng là một người con thì việc nghe lời bố mẹ là điều đúng nhưng trong xã hội ngày nay thì việc nghe lời nên đi kèm với chính kiến cá nhân. Khi đã lấy chồng thì dù là xưa hay nay thì người vợ vẫn luôn nên tôn trọng, dung hòa và bảo vệ hạnh phúc gia đình. Nếu chồng qua đời thì người phụ nữ ngày nay dù có đi thêm bước nữa cũng nên là một điểm tựa vững chắc cho con.

2. Tứ đức là gì?

Tứ đức trong tiếng Trung là 四德 sì dé. Đối với một quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của nho giáo như Việt Nam thì có lẽ cụm từ tứ đức đã không còn quá xa lạ. Tứ 四 sì là bốn, đức 德 dé là đạo đức, tứ đức là bốn đạo đức mà người phụ nữ nên có. Đó là:

• 功 gōng công: Là công lao, sự nghiệp, việc lớn. Có nghĩa là người phụ nữ khéo léo trong việc làm, đảm đang, tháo vát. Sự nghiệp lớn của người phụ nữ đó là chăm sóc con cái, gìn giữ gia đình hòa thuận hạnh phúc. • 容 róng dung: Dung là dung mạo. Dung mạo ở đây không chỉ chỉ ngoại hình mà còn chỉ cách ăn mặc, trang điểm. Người phụ nữ có “dung” là một người phụ nữ biết cách ăn mặc trang nhã, phù hợp, đoan trang. • 言 yán ngôn: Ngôn là lời nói. Ngôn có mặt trong tứ đức là bởi xã hội xưa cho rằng người phụ nữ phải biết cách ăn nói sao cho nhẹ nhàng, khéo léo, không tho tục, hỗn hào. • 德 dé hạnh: Hạnh chính là đức hạnh, là đức quan trọng nhất của người phụ nữ. Một người phụ nữ đức hạnh sẽ biết cách giáo dục con cái, biết cách dung hòa mối quan hệ trong gia đình.

Xem thêm bài viết: Chữ Đức trong tiếng Trung

Như vậy chúng ta có thể thấy tam tòng tứ đức đối với người phụ nữ là rất cần thiết. dù rằng xã hội càng hiện đại tam tòng tứ đức cũng không khắt khe như trước nhưng nó sẽ luôn có giá trị nhất định trong việc hình thành nhân cách của người phụ nữ. Hi vọng bài viết này đã mang đến nhiều kiến thức bổ ích cho các bạn.

Theo quan điểm của nhọ gia Tam tòng là đức tính cần có của ai?

Vì trong xã hội hiện đại, nam nữ là bình đẳng. Còn trong “Tam tòng tứ đức” , “Công, dung, ngôn, hạnh” vẫn là những đức tính cần có của người phụ nữ hiện đại. Song chuẩn mực này không còn khắt khe và mang tính áp đặt như thời xưa nữa. Nếu ứng dụng những chuẩn mực này một cách phù hợp, xã hội sẽ ngày càng văn minh.

Tam Tông gồm những gì?

Tam tòng chỉ mối quan hệ giữa phụ nữ với nam giới trong gia đình và ngoài xã hội, đó là: cha, chồng, con trai - đề cao sự phục tùng một chiều, sự thuỷ chung tuyệt đối của phụ nữ đối với nam giới.

Từ Đức có nghĩa là gì?

Danh từ Bốn đức của con người theo đạo đức phong kiến là hiếu, đễ, trung, tín đối với người đàn ông hoặc công, dung, ngôn, hạnh đối với người đàn bà.

Tam cương ngũ thường trong Nho giáo là gì?

Ngũ thường là năm điều phải hằng có trong khi ở đời, gồm: Nhân (仁), Lễ (禮), Nghĩa (義), Trí (智), Tín (信) xuất phát từ Nho giáo của Trung Quốc. Thuật ngữ tam cương thường được nhắc liền mạch với ngũ thường thành cụm tam cương-ngũ thường.