Tê tay là dấu hiệu bệnh gì năm 2024

Tê tay là triệu chứng phổ biến liên quan đến các bệnh về dây thần kinh. Tuy nhiên, tê tay trên hai tuần kèm các triệu chứng tê mặt, tê nửa người coi chừng nguy cơ người bệnh có thể bị đột quy.

Đã hơn 1 năm nay, bà Nguyễn Thị Lý (56 tuổi, ngụ tại tỉnh Đồng Nai) luôn có cảm giác tê tay sau đó lan xuống ngón tay. Khi nằm lâu hoặc để yên tay ở một vị trí trong thời gian dài sẽ có cảm giác râm ran như kiến bò.

“Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống của tôi rất nhiều. Tôi là người ưa thể dục thể thao nhưng tay tê suốt như thế này không biết phải làm sao, giờ ai giới thiệu làm gì tôi cũng uống thuốc và làm theo nhưng chưa hết”, bà Lý chia sẻ.

BS.CKII Phạm Thị Ngọc Quyên - Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh cho biết, tê tay là một triệu chứng thường gặp ở các phòng khám thần kinh, đây là biểu hiện của phần rối loạn nhạy cảm ở lòng bàn tay, kèm những cảm giác bất thường như châm chích, thậm chí là đau nhức mặc dù không có tác động nào từ bên ngoài ảnh hưởng tới phần tay bị tê.

Tê tay là dấu hiệu bệnh gì năm 2024
Tê tay triệu chứng cần chú ý để đi khám kịp thời. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới phần nhạy cảm lòng bàn tay hai bên. Nguyên nhân có thể tại chỗ những phần dây thần kinh chi phối lòng bàn tay, cổ tay… thường nhất là hội chứng ống cổ tay khi dây thần kinh bị ảnh hưởng. Cụ thể, dây thần kinh ở các vùng xương, cơ vùng tay… bị chèn ép khiến tay bị tê.

Tại phòng khám thần kinh của Bệnh viện Đại học y dược TP Hồ Chí Minh cũng ghi nhận nhiều người do hoạt động sai tư thế, mặc đồ quá bó, khoanh chân hoặc đứng quá lâu có thể dẫn đến tê ở tay khiến máu không lưu thông được bình thường, lúc này chỉ cần đổi tư thế hoặc nghỉ ngơi thì cảm giác này sẽ thuyên giảm.

Đối tượng có nguy cơ cao nhất là những người già, vì ở người lớn tuổi, xương khớp sẽ lão hóa theo thời gian, dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, do tính chất của công việc, những người làm nghề lái xe đường dài, làm việc văn phòng có tiếp xúc với máy tính trong nhiều giờ liên tục, hay những người thường xuyên phải lao động động chân tay nặng, người bị chấn thương trong lúc làm việc, luyện tập thể thao hay bị tai nạn giao thông… cũng là những đối tượng dễ bị tê tay hoặc chân.

“Không chỉ vậy, các bệnh rối loạn chuyển hóa như: đái tháo đường, mỡ máu cao cũng là những nguyên nhân thường gặp gây nên chứng tê bì chân tay. Nguyên nhân là do ở nhóm bệnh này có sự tổn thương vi mạch dẫn tới tình trạng thiếu hụt máu cung cấp nuôi dưỡng dây thần kinh. Biểu hiện lúc đầu có thể chỉ đơn giản là rối loạn co thắt mạch máu, khi co thắt dẫn tới thiếu máu gây tê tay chân. Khi bệnh nhân kéo dài tình trạng này trên 2 tuần kèm các triệu chứng như tê nửa người thì cần đi khám phòng trừ báo hiệu của một cơn đột quỵ”, bác sĩ Ngọc Quên cho biết.

Có nhiều nguyên nhân bệnh gây tê bì tay chân

Tê bì tay chân lúc khởi phát có cảm giác tê rần ở các đầu ngón tay, ngón chân, như bị châm chích. Những biểu hiện này có thể ngày càng nặng hơn, lan dần lên phía bàn tay, cổ tay, cẳng tay, cánh tay.

Tê bì tay chân ai cũng có thể gặp, nhưng thường hay gặp ở phụ nữ mang thai hoặc ở người già.

Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tê bì tay chân mà không liên quan đến bệnh lý, không cần phải đi khám. Cụ thể:

- Một số thói quen xấu hoặc tính chất công việc có thể dẫn đến tình trạng tê bì tay chân, trong đó thường thấy là tình trạng ngồi, đứng, duy trì một tư thế quá lâu, lao động nặng, ngồi máy tính liên tục, chạy xe nhiều giờ… dẫn đến mạch máu và thần kinh bị chèn ép, khiến máu khó lưu thông. Và một số phụ nữ sau sinh cũng có thể gặp tình trạng này.

- Do tư thế làm việc: Tê bì tay chân cũng có thể gặp ở trường hợp vác vật nặng, ngồi, đứng quá lâu ở một tư thế, lười vận động và thường xuyên ngồi dưới máy lạnh sẽ gây tổn thương dây thần kinh.

- Do ngủ nghiêng người, nằm gối quá cao, liên tục dùng giày cao gót… cũng sẽ khiến tay chân tê bì.

- Do ảnh hưởng thời tiết: Thời tiết cũng có thể ảnh hưởng đến một số người, nhất là khi trời lạnh, sẽ bị rối loạn cảm giác, tê bì.

- Do tình trạng căng thẳng, stress, mệt mỏi: Căng thẳng, mệt mỏi kích thích các tế bào thần kinh gần bề mặt da, gây tê ngứa và tê bì tay chân.

- Do thuốc: Nếu phải dùng một số thuốc điều trị bệnh mạn tính, thì tê bì chân tay có thể là kết quả của tác dụng phụ của thuốc.

Tê tay là dấu hiệu bệnh gì năm 2024

Tê bì tay chân có thể gặp ở những trường hợp vác vật nặng, ngồi, đứng quá lâu ở một tư thế.

Khi nào tê bì tay chân là bệnh lý?

Thông thường tê bì tay chân có thể là do nguyên nhân bình thường, tuy nhiên nếu tê bì tay chân kèm theo đau nhức xương khớp xuất hiện, thì có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

- Do chấn thương: Nếu khi gặp tai nạn, va chạm, ngã... khiến dây thần kinh ngoại biên tổn thương cũng sẽ gây tê bì chân tay, hạn chế vận động.

- Do thoái hóa cột sống: Nếu xuất hiện tình trạng tê bì vùng cổ lan xuống tay hoặc đau từ thắt lưng xuống chân. Hiện tượng tê bì tay chân do thoái hóa thường xảy ra về đêm hoặc khi thay đổi thời tiết.

- Do thoát vị đĩa đệm: Tê bì tay chân có thể do nguyên nhân thoát vị đĩa đệm. Đây là bệnh lý thường gặp ở đĩa đệm cột sống cổ và thắt lưng.

- Do thoái hóa khớp: Khớp tay, khớp đầu gối hoặc khớp háng bị tổn thương do các yếu tố tiêu cực, sẽ gây hạn chế vận động và dẫn đến tê bì cánh tay, bàn chân.

- Do viêm đa khớp dạng thấp: Tình trạng khớp tay, khớp chân bị viêm nhiễm, tổn thương sẽ gây tê bì tay chân

- Do hẹp ống sống: Cột sống bị biến dạng, thu nhỏ lại khiến các rễ thần kinh chạy qua bị chèn ép và gây tê tay chân kéo dài. Bệnh để lâu sẽ gây tắc nghẽn lưu thông máu, vận động khó khăn.

- Do đa xơ cứng: Tình trạng này dẫn đến co thắt cơ bắp, mệt mỏi.

- Do viêm đa rễ thần kinh: Bệnh lý xảy ra khi hệ thần kinh ngoại biên tổn thương, gây rối loạn cảm giác và hạn chế vận động.

- Do xơ vữa động mạch: Xơ vữa động mạch gây hẹp lòng mạch, chèn ép dây thần kinh chạy qua và dẫn đến tê bì tay chân.

Tê tay là dấu hiệu bệnh gì năm 2024

Để phòng ngừa tê bì tay chân cần phải tránh làm việc quá sức với những công việc nặng nhọc, làm việc nhiều giờ trước máy vi tính hay ngồi xổm quá lâu, dẫn đến mạch máu khó lưu thông gây tê chân tay. Tránh ngồi nhiều, đứng lâu: Chú ý không khuân vác vật nặng hay ngồi xổm, đi dép chật, không để tay chân bị lạnh. Ngoài ra, cần tăng cường vận động, thường xuyên tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh. Có chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung các vitamin và chất khoáng. Hạn chế uống nhiều rượu bia, không hút thuốc lá, vào mùa đông có thể dùng túi chườm nóng ở tay chân để giảm đau nhức và tê bì.

Tê bàn tay là triệu chứng của bệnh gì?

Tê tay thường phát sinh do thiếu máu cung cấp cho một vùng hoặc tổn thương dây thần kinh hoặc dây thần kinh cung cấp cho bàn tay, chẳng hạn như do hội chứng ống cổ tay hoặc vấn đề về đĩa đệm cổ tay. Tê tay cũng có thể do nhiễm trùng, viêm, chấn thương và các quá trình bất thường khác.

Tê bì chân tay thiếu vitamin gì?

Thiếu vitamin E. Nếu bạn thắc mắc người hay bị tê chân tay là thiếu chất gì thì không thể không nhắc đến vitamin E. Vitamin E hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do. Cơ thể cũng cần vitamin E để tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp chống lại vi khuẩn và virus xâm nhập.

Bị tê tay nên uống thuốc gì?

Tê bì chân tay nên uống thuốc gì?.

Thuốc giảm đau Paracetamol. ... .

Thuốc chống viêm không Steroid (NSAID) ... .

Thuốc chống trầm cảm Milnacipran giúp giảm tê bì chân tay. ... .

Thuốc điều trị tê bì chân tay chứa thành phần Corticosteroid. ... .

Thuốc giảm đau thần kinh Gabapentin..

Làm thế nào để hết tê bì chân tay?

Chườm nóng vùng tay chân bị tê bì.

Ngâm nước ấm pha với muối..

Dùng lá lốt để giảm tê bì chân tay..

Mẹo dùng nghệ để chữa tê bì tay chân..

Dùng ngải cứu..

Dùng bột quế.

Dùng cây trinh nữ.

Xoa bóp bấm huyệt..