Thai nhi 8 tuần tuổi phát triển như thế nào năm 2024

Mang thai 8 tuần đồng nghĩa với việc bạn đã bước sang tháng thứ 2 của thai kỳ và là giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất. Lúc này, con yêu đã có kích thước bằng một quả việt quất, nhịp tim đã rõ ràng.

Nếu mẹ bầu đang băn khoăn tự hỏi liệu thai 8 tuần phát triển như thế nào và các thay đổi bên trong cơ thể bạn diễn ra như thế nào thì hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Thai nhi tuần 8 phát triển như thế nào?

1. Thai 8 tuần kích thước bao nhiêu?

Thai nhi 8 tuần tuổi phát triển như thế nào hay thai 8 tuần kích thước bao nhiêu? Câu trả lời là bé con 8 tuần tuổi của mẹ lúc này có kích thước tương đương cỡ một quả việt quất. Chiều dài đầu mông của thai nhi trung bình đạt từ 1,3 – 1,6cm.

Có thể bạn quan tâm

Khi thai nhi nằm trong bụng mẹ, tay chân của em bé hơi co vào thân mình, lưng có thể cong hoặc thẳng, đầu khi cúi khi ngửa. Do đó, việc hình dung thai nhi 8 tuần như một quả việt quất là đang hình dung em bé theo một khối co lại và ngắn lại.

2. Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 8

Có không ít mẹ bầu lần đầu mang thai thắc mắc thai nhi 8 tuần tuổi đã phát triển như thế nào hay thai 8 tuần trông như thế nào? Theo các chuyên gia sản khoa, thai 8 tuần sẽ có các đặc điểm sau:

  • Vẻ ngoài của thai nhi giống nòng nọc đang mờ dần (bao gồm cả đuôi phôi thai) khi cơ thể bắt đầu thẳng ra. Bạn có thể quan sát hình ảnh thai nhi 8 tuần tuổi qua hình ảnh siêu âm thai.
  • Chồi cánh tay và chân dài ra trong khi ngón tay và ngón chân hình thành bên trong bàn tay và bàn chân.
  • Hệ tiêu hóa của bé đang phát triển, bao gồm cả ruột. Tuy nhiên, bộ phận này sẽ nhô ra ngoài dây rốn cho đến tận tuần thai 12.

3. Đặc điểm khuôn mặt

  • Mũi và môi trên của em bé trở nên rõ ràng hơn
  • Các nếp gấp nhỏ của mí mắt đang phát triển.
  • Hình dạng tai đang bắt đầu hình thành ở bên ngoài đầu.

4. Cơ quan sinh sản của thai nhi tuần thứ 8

Mẹ bầu mang thai 8 tuần biết trai hay gái chưa? Giai đoạn thai nhi 8 tuần tuổi, cơ quan sinh dục của bé đang bắt đầu hình thành nhưng vẫn chưa đủ phát triển để bác sĩ siêu âm có thể quan sát và xác định được giới tính của thai nhi.

5. Nhịp tim thai 8 tuần tuổi

Nhiều chị em mới lần đầu mang thai thường hay thắc mắc với nhau rằng thai 8 tuần mẹ có cảm nhận được tim thai không? Câu trả lời là lúc này thai nhi còn rất nhỏ nên mẹ không thể cảm nhận được tim thai của bé yêu. Tuy nhiên, nếu siêu âm hay dùng dụng cụ đo tim thai bạn sẽ nghe được tiếng đập từ trái tim nhỏ bé của bé cưng. Bởi nhịp tim của thai nhi 8 tuần tuổi là khoảng 100-160 nhịp/phút, nhanh gấp đôi so với người trưởng thành. Đây cũng là biểu hiện thai 8 tuần khỏe mạnh.

Tất cả sự phát triển này đều là điều thú vị và mặc dù bạn chưa thể cảm nhận được, nhưng giờ đây bé yêu đang thực hiện các cử động tự phát khi co giật thân và các chồi chân tay nhỏ bé của mình.

Bạn có thể xem thêm:

Những thay đổi của cơ thể mẹ bầu thai 8 tuần

Thai nhi 8 tuần tuổi phát triển như thế nào năm 2024

Một số đặc điểm khi mang thai 8 tuần mà bạn có thể chú ý là:

1. Mang thai 8 tuần, mẹ bầu có thể bị co thắt và đau nhẹ vùng bụng

Mặc dù bạn không thể thấy nhiều sự khác biệt, nhưng khi mang thai 8 tuần, tử cung đã bắt đầu phát triển và mở rộng hơn so với các tuần trước đó. Sự giãn nở bình thường và tự nhiên của tử cung có thể dẫn đến một số cơn đau co thắt và căng nhẹ ở vùng bụng.

2. Ngực căng đầy

Ở giai đoạn này, dù mới bước vào giai đoạn đầu của thai kỳ nhưng bạn có thể cảm thấy áo ngực trở nên chật chội hơn. Nguyên nhân là bởi sự tăng nồng độ hormone làm ngực phát triển và thay đổi cấu trúc mô vú để chuẩn bị cho việc sản xuất sữa.

Ngực có thể tiếp tục phát triển trong suốt thai kỳ, vậy nên đừng ngạc nhiên nếu bộ phận này bỗng dưng có tăng kích thước, thậm chí gần gấp đôi so với bình thường. Hãy an tâm rằng đây là một dấu hiệu hết sức bình thường khi mang thai 8 tuần. Tất cả những gì mẹ bầu 8 tuần cần làm là sắm cho mình những chiếc áo ngực mới với chất liệu và kích thước phù hợp hơn.

Bạn có thể xem thêm:

3. Vấn đề tiêu hóa

Tình trạng táo bón, đầy hơi và tiêu chảy khi mới mang thai cũng có thể gây ra một chút khó chịu cho mẹ bầu trong thời kỳ đầu mang thai.

4. Mệt mỏi, uể oải khi mang thai 8 tuần

Thai nhi 8 tuần tuổi phát triển như thế nào năm 2024

Sự gia tăng đáng kể của progesterone sẽ làm nhiều mẹ bầu cảm thấy uể oải do chứng ốm nghén làm phiền. Ngoài ra, việc đi tiểu nhiều khi mới mang thai có thể khiến mẹ bầu phải thức dậy nhiều lần trong đêm, không thể ngủ tròn giấc. Việc này có thể khiến mẹ bầu mệt mỏi, uể oải, tinh thần không thoải mái.

5. Nhạy cảm với mùi hương

Khi mang thai, khứu giác của mẹ bầu có thể trở nên thay đổi khác biệt so với trước đó hoặc thậm chí nhạy cảm hơn, góp phần khiến mẹ bầu 8 tuần cảm thấy nhạy cảm với một số mùi. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ giảm bớt trong tam cá nguyệt thứ hai.

Siêu âm thai 8 tuần: Mẹ bầu cần lưu ý gì?

Thai nhi 8 tuần tuổi phát triển như thế nào năm 2024

Nếu đi khám thai ở tuần thai này, mẹ bầu có thể được chỉ định siêu âm thai. Việc siêu âm thai là an toàn, giúp các bác sĩ quan sát được sự phát triển của bé yêu, nhịp đập của tim thai. Thông qua các chỉ số siêu âm, các bác sĩ có thể đánh giá được tổng quan sức khỏe của bé và đưa ra lời khuyên chăm sóc thai kỳ phù hợp cho mẹ.

Khi tiến hành siêu âm thai, mẹ bầu có thể được chỉ định siêu âm qua thành bụng hoặc siêu âm đầu dò ngả âm đạo.

  • Siêu âm qua thành bụng: Để thực hiện phương pháp siêu âm này, mẹ phải nhịn tiểu trong khoảng thời gian nhất định để bàng quang căng đầy giúp đẩy tử cung lên cao. Điều này giúp bác sĩ siêu âm dễ dàng quan sát thai nhi.
  • Siêu âm đầu dò: Phương pháp này đem lại kết quả chính xác hơn và thường được thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ thai trong khoảng tuần thứ 6 – 8 không có tim thai hoặc có những bất thường khác.

Có thể bạn quan tâm

Những lưu ý trong việc chăm sóc mẹ bầu mang thai 8 tuần

Thai nhi 8 tuần tuổi phát triển như thế nào năm 2024

Một số mẹo nhỏ dành cho các mẹ bầu mang thai 8 tuần để chăm sóc bản thân và em bé tốt nhất là:

1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Hãy lựa chọn các loại thực phẩm có nhiều tinh bột, chất xơ và dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm quá cay nóng, nhiều dầu mỡ để hạn chế cảm giác khó tiêu, buồn nôn do chứng ốm nghén. Cuối cùng, bà bầu thai 8 tuần không nên ăn cá chứa nhiều thủy ngân (cá ngừ, cá mập, cá thu, cá chỉ vàng, cá bơn) hoặc các sản phẩm có chứa thành phần cam thảo để tránh nguy cơ sảy thai.

2. Uống đủ nước

Thói quen uống đủ nước sẽ giúp bạn cải thiện khả năng tiêu hóa cũng như làm dịu cảm giác buồn nôn. Nếu không thích vị của nước lọc, bạn có thể bỏ thêm một vài lát cam hoặc chanh để tạo hương vị hấp dẫn.

3. Vận động thể chất

Bạn có thể thử tập yoga cho bà bầu, bơi lội hoặc đi bộ khi bước vào giai đoạn mang thai 8 tuần, thói quen vận động đều đặn sẽ giúp cải thiện sức khỏe, đẩy lùi cảm giác ốm nghén cũng như tăng sự dẻo dai giúp quá trình chuyển dạ diễn ra thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn, hãy hạn chế một số hình thức vận động sau:

  • Chạy bộ
  • Quần vợt, cầu lông
  • Đi xe đạp nhanh
  • Các bài tập thể dục cường độ cao…

4. Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Việc xuất hiện các đốm máu trên quần lót hoặc giấy vệ sinh sau khi đi tiểu, hay chảy máu là tương đối phổ biến trong thời kỳ đầu mang thai. Hiện tượng này có thể xảy ra trong một thai kỳ bình thường, nhưng đôi khi nó có thể là dấu hiệu của sẩy thai hoặc thai ngoài tử cung. Nếu mẹ có bất kỳ đốm hoặc chảy máu, hãy đi khám để được tư vấn và đánh giá tình trạng thai kỳ kỹ càng hơn.

Bạn có thể xem thêm:

Mang thai 3 tháng đầu: Mọi điều về chăm sóc sức khỏe mẹ cần biết!

Hello Bacsi hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về sự phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi và những dấu hiệu thai 8 tuần phát triển tốt.