Từ là gì tu tieng viet co nhung loai nao năm 2024

Một trong những hiện tượng ngữ pháp phức tạp của Tiếng Việt là hiện tượng chuyển loại từ. Chuyển loại từ là hiện tượng một từ vốn hoạt động với chức năng của từ loại này lâm thời chuyển sang hoạt động bằng chức năng của một từ loại khác. Chuyển loại từ không chỉ diễn ra đối với thực từ mà còn đối với cả hư từ. Nhận biết tính chất từ loại của các thực từ chuyển loại đã khó, nhận biết các hư từ chuyển loại càng khó hơn. Trong số các hư từ, trợ từ là từ loại ít có sự cố định về "quân số". Rất nhiều trợ từ có tính chất lâm thời và là do các từ loại khác chuyển loại sang. Theo (Phạm Hùng Việt, 2003, tr. 100), trong Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 1994), "có đến 66 trường hợp được ghi nhận là có sự chuyển loại giữa những từ thuộc các từ loại khác với trợ từ". Cũng vì thế mà việc xác định số lượng chính xác trợ từ của tiếng Việt là một công việc rất khó.

Trong thực tế, sự chuyển loại giữa trợ từ với phó từ là rất khó phát hiện. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung miêu tả sự khác biệt về đặc trưng ngữ pháp giữa hai từ loại này và nêu một số trường hợp cụ thể nhằm đưa ra khả năng phân biệt tính chất từ loại trong những trường hợp ấy.

1. Chính vì trợ từ rất gần với phó từ, hay nói khác đi là phó từ luôn tiềm tàng một khả năng biểu đạt ý nghĩa tình thái cao, cho nên một số nhà nghiên cứu gọi trợ từ bằng những tên gọi có liên quan đến phó từ như: phụ từ (Hồ Lê, 1992); phụ từ tận cùng (Lẽ Văn Lý, 1972). Ngoài ra, trợ từ còn được gọi bằng nhiều cách khác: tiểu từ (Thompson, 1965; Hoàng Tuệ, 1962;), ngữ khí từ (Bùi Đức Tịnh, 1952), từ đệm (Hữu Quỳnh, 1980; Đái Xuân Ninh, 1978), hư từ giao tiếp (Panfilov, 1993). Dùng chính xác tên gọi trợ từ có các tác giả: Nguyễn Tài cẩn (1975), Ủy ban khoa học xã hội (1983), Đinh Văn Đức, 1986; Nguyễn Anh Quế, 1988, Hoàng Phê (1994), Phạm Hùng Việt (2003), v.v...

2. Trợ từ được chia thành hai loại sau:

(1) Những từ "thường đứng ở cuối phát ngôn và thôm vào cho nội đung chính của phát ngôn một hoặc một số ý nghĩa tình thái nhất định" [11, tr. 11]. Chẳng hạn, à, ư, hả trong câu nghi vấn; đi, thôi, mà trong câu mệnh lệnh; mà đấy trong câu trần thuật.

(2) Những từ "chuyện được dùng để nhấn mạnh vào ý nghĩa của một bộ phận nào đó trong phát ngôn (bộ phận này có thể là một từ hay một cụm từ)". Ví dụ: Chính tôi cũng không biết việc này. Bài toán đó đến học sinh giỏi nhất lớp cũng chịu. Chị ta may những ba chiếc áo một lúc. v.v... (Phạm Hùng Việt, 2003, tr. 11).

Loại trự từ thứ hai "chuyên dược dùng để nhấn mạnh" sự kiện, "biểu đạt những mối quan hệ có tính chất bộ phận giữa người nói với nội dung phát ngôn được xác lập với từng bộ phận của phát ngôn" (Đinh Văn Đức, 1986, tr. 190). Trợ từ cho biết thái dộ chủ quan của người nói dối với sự tình. Các trợ từ điển hình như: chính, đích, cả, những, ngay, quả nhiên, tất nhiên, đương nhiên, bất dắc dĩ, kì thực, hẳn là, chắc là, có lẽ, v.v... Loại trợ từ này được không ít tác giả coi là phó từ. Nguyễn Kim Thản gọi đây là "phó từ phụ cho cả câu" [8, tr. 350]. Diệp Quang Ban gọi đây là "phó từ tình thái" và đối lập với phó từ thông thường ("phó từ phi tình thái") (Diệp Quang Ban, 2004, tr. 540-546). Một số tác giả khác cũng nhận xét về đặc trưng tình thái của phó từ. Trong Từ diển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, 2003), những trợ từ này cũng được chú thích từ loại là "p." (phụ từ). Ví dụ:

- Việc ấy quyết nhiên không thành (Viện Ngôn ngữ học, 2003, tr. 816)

- Anh ấy dễ thường chưa biết (Viộn Ngôn ngữ học, 2003, tr. 253)

3. Như trên đã trình bày, hiện nay trong giới Việt ngữ học, khuynh hướng quan niệm phó từ là những từ phụ cho vị từ được khá đông các nhà nghiên cứu hưởng ứng (Nguyễn Kim Thản, 1963; Ủy ban Khoa học xã hội, 1983; Diệp Quang Ban, 2004; Đào Thanh Lan, 2010; Nguyễn Hồng Cổn, 2003). Theo quan điểm này, phó từ không thể kết hợp dược với danh từ, đại từ mà chỉ có thể kết hợp với động từ, tính từ. Bên cạnh đó cũng có quan điểm cho rằng, phó từ có thể kết hợp với các đơn vị khác như chủ từ (danh từ, đại từ); kết hợp trực tiếp với đơn vị ở bậc mệnh đề, câu. Nguyễn Tài Cẩn đã nêu một số ví dụ về khả năng dùng ở trước danh từ của phó từ đã, cũng, đều:

(Ngày mai) đã chủ nhật rói; (Anh ta) cũng tổ trưởng như tôi; (Hai cụ) đều 69 tuổi cả. (Nguyễn Tài Cẩn, 1975, tr. 260)

Ông cho rằng, các phó từ trên "có thể đi kèm với bất kì từ loại nào (danh từ, danh ngữ cũng như động từ, động ngữ, tính từ, tính ngữ) để dạng thức hóa từ loại đó, giúp từ loại đó có khả năng giữ một chức vụ cú pháp nào đấy (Nguyễn Tài Cẩn, 1975, tr. 263) nhưng rất khó mà gọi tên cái chức vụ cú pháp mà đã, cũng, đều đảm nhiệm là gì, chủ tố, vị tố, bổ tố, trạng tố hay định tố? (Diệp Quang Ban (2008) gọi thành phần này là biệt ngữ, về thực chất cũng chính là trợ từ: bộ phận từ ngữ đặc biệt chêm xen vào câu nói).

Theo chúng tôi, trong các phát ngôn mà Nguyễn Tài Cẩn dẫn, các từ đã, cũng, đều không còn hoạt động với tư cách là phó từ mà đã chuyển loại thành trợ từ. Đây là hiện tượng một số phó từ chuyên dụng (đã, cũng, đều, chỉ, vẫn, v.v.) lâm thời đảm nhiệm vai trò tình thái của trợ từ. Chúng như một thành phần biệt lập gán thêm vào, chêm xen vào phát ngôn. Việc loại bỏ các trợ từ này không làm ảnh hưởng đến nội dung thông báo của câu mà chỉ ảnh hưởng đến ý nghĩa tình thái của phát ngôn. Ý nghĩa của chúng là ý nghĩa tình thái: nhấn mạnh sự nhận định và thái độ của người nói.

Trong tất cả các phát ngôn trên, vị từ "là" đều đã bị tỉnh lược. Sở dĩ vị từ có thể tỉnh lược mà người nghe không cảm thấy thiếu chính bởi sự có mặt của các trợ từ có ý nghĩa tình thái này.

4. Một số phó từ hạn định về số lượng, đã hàm chứa sẵn sác thái đánh giá nhận định trong nội hàm ý nghĩa của từ nên trong quá trình sử dụng đã chuyển loại thành các trợ từ. Tuy nhiên, do từ không thay đổi về hình thái nên tính chất từ loại của từ ở đa số các trường hợp là khó xác định. Hư từ mỗi là một ví dụ điển hình. Mỗi vốn là phó từ "chỉ một phần tử bất kì của một tập hợp những cái cùng loại được xét riêng lẻ, nhưng nhằm để qua đó nói chung cho mọi phần tử của tập hợp" (Viện Ngôn ngữ học, 2003, tr. 640). Ví dụ:

- Làng nào cũng có nhiều cánh (danh từ tập hợp), mỗi cánh (danh từ phần tử) kết bè kết đảng chung quanh một nguời... (Nam Cao)

Nhưng khi biểu thị ý nghĩa đánh giá ít về số lượng, ý nghĩa duy nhất, không còn gì khác, mỗi lại đóng vai trò của trợ từ. Ở trong những trường hợp này, mỗi thường kết hợp với số từ một đi kèm (mỗi một.. ) Ví dụ:

- Bà có mỗi một mống con thôi. Ai chả tưởng: quí hơn vàng. (Nam Cao)

Trong trường hợp này, mỗi không thể hiện ý nghĩa phần tử rút ra từ bộ phận (như "mỗi người trong chúng ta"), mà diễn đạt ý nghĩa hạn định về mặt số lượng, trong đó luôn bao hàm sắc thái biểu cảm. Mỗi có thể kết hợp với các số từ, hoặc các từ chỉ đơn vị, như: mỗi chiếc..., mỗi con..., mỗi cái..., v.v...

- ... tôi thấy anh chui vào, một lát sau chui ra, thấy người khác hắn, trên người buộc đầy cành lá, mình mặc mỗi chiếc quần đùi. (Nguyễn Huy Thiệp)

Thậm chí, mỗi có thể đứng trước các số từ hoăc danh từ số nhiều. Lúc này, mỗi biểu thị sự đánh giá chủ quan của người nói về số lượng được đề cập đến là ít, là chỉ có vậy không hơn nữa, không còn gì khác nữa. Ví dụ:

- Hay các bác về nhà chúng tôi? Nhà chỉ có mỗi hai vợ chồng son, cũng rộng rãi. (Nguyễn Huy Thiệp)

- Ông Vỹ đông con, nhà nghèo, về mang theo mỗi chục quả tai chua với chai rượu trắng làm quà. (Nguyễn Huy Thiệp)

- ... trong khu trại tăng gia của huyện đội 67 đã nhiều năm bị bỏ quên trên bờ thác nước ấy chỉ có mỗi ba cô gái... (Bảo Ninh)

Trong các ví dụ vừa dẫn, mỗi đóng vai trò là trợ từ, làm gia tăng săc thái biểu cảm, ý nghĩa đánh giá cho nội dung thông báo của câu. Ở đây, mỗi hoàn toàn có thể lược bỏ mà không ảnh hưởng đến cấu trúc ngữ pháp của câu.

5. Hiện tượng nhầm lẫn giữa trợ từ và phó từ cũng khá phổ biến trong các công trình nghiên cứu về ngữ pháp.

Có trường hợp trợ từ được coi là phó từ. Chẳng hạn, theo đánh giá của (Đào Thanh Lan, 2010, tr. 49), phó từ còn có thể phụ cho một ngữ đoạn bất kì (ngữ vị từ, ngữ danh từ, giới ngữ) thậm chí phụ cho một cú (ở đây tương đương với mệnh đề). Cách nhìn này tương tự với ngữ pháp châu Âu, phó từ (adverbs) có thể kết hợp và bổ sung ý nghĩa cho một phó từ khác hoặc bổ sung ý nghĩa cho toàn bộ câu. Để chứng minh, tác giả nêu một số trường hợp các phó từ quả nhiên, đương nhiên, cơ hồ có thể kết hợp với một cú (cụm chủ - vị), như:

(a) Nhậm được thư ấy liền nói: quả nhiên Duệ (CN)//làm phản rồi (VN). (b) Ngươi (VN)/ oán hận ta, đương nhiên(VN). (c) Quân bên tả của Chúa (CN)/không chống nói cơ hồ muốn vỡ(VN).

Chúng tôi cho rằng, trong các câu trên (a), (b), (c), quả nhiên, đương nhiên, cơ hồ hoàn toàn biệt lập với các sự tình được đề cập đến. Các yếu tố này góp phần thể hiện mục đích phát ngôn chứ không phải thể hiện nội dung phát ngôn. Chúng bao hàm những nhận định, đánh giá mang tính chủ quan của chủ thể phát ngôn và chúng không nằm trong cấu trúc của ngữ vị từ. Chúng đều là trợ từ chứ không phải phó từ. Bởi vì chúng mang lại những ý nghĩa tình thái và những tiền giả định như sau:

(a) Duệ làm phản (như dự đoán của ta) (b) Ngươi oán hận ta (điều đó ta đã biết) (c) Quân bên tả của Chúa không chống nổi, muốn vỡ (đoán định)

Ngược lại, có những phó từ đích thực lại được coi là trợ từ. Theo Diệp Quang Ban thì từ chỉ trong các câu dưới đây đều là trợ từ "nhấn mạnh sự hạn chế về số lượng vật, việc và đứng trước từ, tổ hợp từ cần nhấn mạnh" (Diệp Quang Ban, tr. 555).

(d) - Nó chỉ biết chừng ấy thôi; (c) - Nó chỉ lấy hai quyển sách; (f) - Nó chỉ thích chơi bóng đá.

Điều này hoàn toàn không phải khó hiểu vì có một số nhà nghiên cứu đã phát biểu về tính tình thái của phó từ. Đinh Văn Đức cho rằng: "các từ phụ của động từ và tính từ trong tiếng Việt đều đồng thời tham gia diễn đạt tính tình thái" (Đinh Văn Đức, 1986, tr. 189). Chính Diệp Quang Ban trong khi phân loại phó từ cũng đã chia thành hai loại: phó từ tình thái và phó từ phi tình thái (tr. 540). Vậy thì tại sao từ "chỉ" trong các ví dụ trên không phải phó từ tình thái mà lại gọi nó là trợ từ? Đối với câu (d), (e) thì ý nghĩa hạn định về số lượng được làm rõ bởi: "chừng ấy", "hai". Nhưng đối với câu (f) mà phân tích rằng chỉ là trợ từ "nhấn mạnh sự hạn chế về số lượng" của hành động "thích chơi bóng đá" thì không có cơ sở. Thật ra, trong cả 3 câu trên, chỉ có từ "thôi" ở cuối câu (d) là trợ từ mà thôi.

Trong tiếng Việt còn có một số từ kiêm phó từ - trợ từ. Phải căn cứ vào ngữ cảnh mới xác định được tính chất từ loại của chúng. Chẳng hạn như các từ: chỉ, đã, v.v... trong các ví dụ sau đây:

Phó từ Trợ từ Nó chỉ biết chừng ấy thôi (ý nghĩa hạn định) Chỉ nó mới làm như thế (ý nghĩa nhận định) Tôi đã xa nhà (ý nghĩa thời gian) Ngày mai, tôi đã xa nhà rồi (ý nghĩa tình thái)

6. Để phân biệt hai kiểu từ loại này, chúng tôi xác định những điểm khác biệt cơ bản giữa phó từ và trợ từ như sau:

Về mặt ngữ pháp:

- Phó từ luôn đi kèm với từ trung tâm, đứng trước hoặc sau liền kề với từ trung tâm; phó từ kết hợp trực tiếp với từ trung tâm.

- Vị trí của trợ từ khá tự do: đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu. Ví dụ: Tất nhiên, tôi biết việc đó; Tôi tất nhiên biết việc đó; Tôi biết việc đó tất nhiên. Trợ từ không quan hệ trực tiếp với bất kì thành phần nào của câu, là thành phần có thể lược bỏ mà không ảnh hưởng tới kết cấu ngữ pháp của câu.

Về mặt ngữ nghĩa:

- Trợ từ mang lại sắc thái ý nghĩa cho toàn bộ câu. Trợ từ giúp biểu lộ thái độ, sự đánh giá, cảm xúc của người nói trước thực tại được phản ánh.

- Phó từ bổ sung các ý nghĩa về thời gian, mức độ, phạm vi, phủ định, v.v. cho từ trung tâm (đoản ngữ hay mệnh đề).

Giải quyết rạch ròi vấn đề chuyển loại giữa các hư từ sẽ giúp ích cho việc phân tích ngữ pháp vốn đã rất phức tạp của tiếng Việt. Trong những bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu sự chuyển loại của phó từ thành liên từ cặp đôi trong các câu ghép có kết từ. Đây cũng là một vấn đề hết sức lí thú khi nghiên cứu về hư từ tiếng Việt.