1 luồng stm1 bao gồm bao nhiêu luồng e1 năm 2024

1 luồng stm1 bao gồm bao nhiêu luồng e1 năm 2024
1 luồng stm1 bao gồm bao nhiêu luồng e1 năm 2024
1 luồng stm1 bao gồm bao nhiêu luồng e1 năm 2024
1 luồng stm1 bao gồm bao nhiêu luồng e1 năm 2024
1 luồng stm1 bao gồm bao nhiêu luồng e1 năm 2024

  1. > 1.TRUYỀN DẪN PDH(PLESIOCHRONOUSDIGITAL HIERARCHY)
    Sử dụng công nghệ ghép kênhsố PDH . Chuẩn ChâuÂu: E1 2M, E2 8M(4E1), E3 34M(4E2), E4 140M(4E3), E5 565M(4E4) . Chuẩn BắcMỹ: T1 1.5M, T2 6M(T2=4T1), T3 45M(7T2), T4 274M(6T3), T5 560M(2T4) . Chuẩn Nhật Bản: M1 1.5M, M2 6M, M3 32M, M4 98M, M5 400M -Đặc điểm: . Cấu trúc đơn giản, có thể dùng cáp đồng (xoắn đôi hay đồng trục), giá rẻ . Có nhiều chuẩn, gây khó khăn cho các nhà khai thác khi chọn lựa thiết bị và khả năng đấu nối chúng với nhau . Rất phức tạp khi muốn add/drop một luồng tốc độ thấp vào/ra một luồng có tốc độ cao hơn. . Để khắc phục các nhược điểm nêu trên, sử dụng công nghệ SDH (Synchronous Digital Hierarchy). 2.TRUYỀN DẪN SDH(SYNCHRONOUS DIGITAL HIERARCHY) -Khả năng ghép các luồng PDH của nhiều chuẩn khác nhau vào một luồng STM (synchronous Transport Module) -Thông tin phải được truyền dẫn trên nền quang để đảm bảo tốc độ cao và xác suất lỗi là thấp nhất -SDH cho ta khả năng đồng bộ về tốc độ truyền, dung lượng kênh giữa các hệ thống chuẩn khác nhau -Hổ trợ các giao tiếp chuẩn hóa cho phép ghép và tách các luồng PDH khác nhau vào/ra luồng STM một cách dễ dàng. Sơ đồ hình thành STM-1 Cấu trúc STM-1 -Một AUG có 2358 bytes, bao gồm 2349 bytes dữ liệu (payload) và 9 bytes con trỏ (Pointer) -Bổ sung thêm 72 bytes mào đầu SOH (Section Overhead) thành một khung STM-1 có 2430 bytes -Vai trò của con trỏ Pointer: . Chỉ ra vị trí của các luồng En và Tn được ghép vào một khung STM-1 . Dễ dàng cho chúng ta khi add/drop một luồng PDH bất kỳ vào/ra từ một luồng SDH -Vai trò của mào đầu SOH: . Đồng bộ giữa các khung SDH . Chứa các thông tin để giám sát, vận hành, bảo dưỡng hệ thống truyền dẫn SDH

Cấu trúc khung STM-N -Ghép xen từng byte 4 luồng STM-1 thành luồng STM-4 (622.08 Mbps) -Ghép xen từng byte 4 luồng STM-4 thành luồng STM-16 (2.488 Gbps) -Ghép xen từng byte 16 luồng STM-1 thành luồng STM-16

Cấu hình thiết bị ghép kênh SDH

Cấu hình thiết bị add/drop SDH Cấu hình đấu nối SDH

Phân biệt giữa luồng E1 và luồng T1 đang là câu hỏi mà nhiều người quan tâm hiện nay. Luồng E1 và T1 là các đinh dạng truyền dữ liệu kỹ thuật số tương đương với mạng tín hiệu DS1. Các dòng tín hiệu E1 và T1 có thể được kết nối với nhau để sử dụng quốc tế.

<<>> Máy đo luồng E1 / FE

1 luồng stm1 bao gồm bao nhiêu luồng e1 năm 2024
Phân biệt giữa luồng E1 và luồng T1 ( Máy đo luồng E1 Deviser TC 601 )

Luồng T1 là gì:

Luồng T1 là luồng truyền dữ liệu có khả năng kết nối đồng thời 24 kết nối đồng thời chạy với tốc độ truyền 1,544 Mbps. Luồng T1 kết nối 24 kênh này về một điểm liên kết duy nhất. Luồng T1 được chia thành các khung với tốc độ 8000 lần/ s, và mỗi khung có tổng cộng 193 bit từ 24 kênh. Tổng dung lượng truyền dữ liệu của T1 bằng 8.000 x 193 = 1.544 Mbps.

Luồng E1 là gì:

E1 là định dạng truyền dữ liệu chuẩn châu âu, sử dụng tại hầu hết các nước trên thế giới ngoại trừ Mỹ và Nhật Bản. E1 cũng có đặc điểm như T1 nhưng có tốc độ đường truyền 2.048 Mbps. Luồng E1 có 32 kênh và mỗi kênh có tốc độ 64kb/ s. Luồng E1 có tốc độ băng thông nhanh hơn so với luồng T1 nhờ không sử dụng bit đầu cho phí tổn điều khiển. Trông khi đó T1 sử dụng trong mỗi kênh 1 bit.

Sự khác nhau giữa truyền tín hiệu giữa luồng E1 và T1

Giao thức truyền dữ liệu E1 và T1 gồm 2 đường dữ liệu, 1 đường dữ liệu truyền và 1 đường dữ liệu nhận. Tín hiệu đồng hồ xác định khi các dữ liệu được truyền trong T1 và E1.

Các tín hiệu kỹ thuật số điển hình hoạt động bằng cách gửi các tín hiệu định dạng số 0 hoặc 1 , thường được biểu thị bằng sự vắng mặt hoặc hiện diện của điện áp trên đường dây. Thiết bị nhận chỉ cần phát hiện sự hiện diện của điện áp trên đường dây và kiểm tra cụ thể để xác định xem tín hiệu là 0 hay 1. Luồng T1 và E1 sử dụng các xung điện lưỡng cực. Tín hiệu được biểu thị không có điện áp (0), điện áp dương và âm là 1. Tín hiệu lưỡng cực cho phép các máy thu T1 và E1 phát hiện các điều kiện lỗi trong đường truyền, tùy thuộc vào loại mã hóa đang được sử dụng.

Mã Hoá T1 và E1:

Các mã hoá phổ biến đang được sử dụng hiện nay:

  • Alternate mark inversion (AMI) có trên T1 và E1
  • Bipolar with 8-zero substitution (B8ZS) chỉ có trên T1
  • High-density bipolar 3 code (HDB3)— chỉ có trên E1

Khung dữ liệu và tín hiệu Loopback luồng E1 và T1

Khung dữ liệu:

  • Luồng T1 sử dụng khung mở rộng ESF cho phép mở rộng D4 từ 12 lên 24 khung
  • Luồng E1 sử dụng khung dữ liệu chuẩn E704 hoặc G704 không có khung CRC4 hoặc để ở chế độ không có khung dữ liệu

Tín hiệu Loopback luồng E1 và T1:

Tín hiệu điều khiển trên các định dang kỹ thuật số T1 và E1 là tín hiệu Loopback. Khi sử dụng tín hiệu Loopback các nhà cung cấp dịch mạng có thể buộc các thiết bị từ xa của một liên kết để truyền lại tín hiệu nhận được của nó trở lại đường truyền, Sau đó, thiết bị truyền có thể xác minh rằng các tín hiệu nhận được khớp với các tín hiệu được truyền không, để thực hiện kiểm tra đầu cuối trên liên kết.