1 ngày phụ nữ đọc báo bao nhiêu lần năm 2024

Chỉ ít lâu sau Ngày Toàn quốc kháng chiến 19-12-1946, các cơ quan của Trung ương chuyển lên Chiến khu Việt Bắc. Nhiều lần Bác Hồ nhắc:

- Phụ nữ nên ra một tờ báo riêng.

Ý Bác rất hợp với nguyện vọng của cơ quan hội phụ nữ chúng tôi. Nhưng với hoàn cảnh lúc đó, việc ra được tờ báo rất khó thực hiện. Đầu tháng 10-1947, Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc. Cơ quan Phụ nữ phải di chuyển nhiều lần, lúc lên Võ Nhai, Đình Cả (Thái Nguyên) tránh Pháp nhảy dù, lúc lại về Bắc Giang. Chỗ ở chưa ổn định, gặp trận càn của Pháp, cơ quan lại chuyển lên Việt Bắc. Giữa năm 1948, chị Hoàng Ngân-Hội trưởng Hội Phụ nữ Liên khu 3 về thay chị Diệu Hồng lãnh đạo cơ quan phụ nữ. Lúc này mới bàn chuyện ra tạp chí.

1 ngày phụ nữ đọc báo bao nhiêu lần năm 2024
Bà Lê Thị Xuyến (bên trái), Chủ nhiệm tờ báo Phụ nữ Việt Nam đầu tiên, chụp ảnh cùng tác giả, năm 1962, tại Hà Nội. Ảnh tư liệu.

Ngày 19-8-1948, tờ báo Phụ nữ Việt Nam đầu tiên ra đời. Bà Lê Thị Xuyến làm Chủ nhiệm, bà Tâm Kính là Tổng biên tập. Tờ báo khổ nhỏ chỉ lớn hơn quyển vở học sinh một chút. Trang đầu đăng bức thư tay của Bác Hồ, dưới có chữ ký của Bác. Trang sau in bài xã luận của chị Hoàng Ngân, Bí thư Ban Phụ vận Bắc Bộ. Theo góp ý của Bác Hồ, chúng tôi đặt một “tin sản xuất” bên cạnh “tin công tác Hội”. Phần văn nghệ có thơ, ca dao, truyện rất ngắn. Các chị Vân Đài và Anh Thơ phụ trách. Tôi và chị Tâm Trung phụ trách mục phóng sự Trên những nẻo đường kháng chiến. Hai số báo đầu tiên do tôi và chị Tâm Trung đưa bản thảo đến nhà in. Chị Tâm Kính bảo tôi:

- Các em về ấp Đồi Cháy ở Nhã Nam mời anh Mai Văn Hiến minh họa cho báo.

Tôi ôm một sấp bài đi bộ sáu mươi cây số từ Đại Từ qua con đường Quảng Nạp-Phù Minh đến tỉnh lỵ Thái Nguyên rồi đi dọc kênh thủy lợi đến Nhã Nam, đến ấp Đồi Cháy. Nhiều văn nghệ sĩ kháng chiến trong đó có gia đình nhà văn Nguyên Hồng đang ở đấy. Các anh rất ưu ái tờ Phụ nữ Việt Nam sắp ra đời. Tôi phấn khởi khoe bức thư tay của Bác Hồ gửi báo phụ nữ để in trang đầu. Họa sĩ Tạ Thúc Bình đang mải mê với những bức tranh lớn nhưng anh đã dành thời gian vẽ cho số báo đầu tiên của Hội Phụ nữ Việt Nam một phụ bản rất đẹp: Những cô gái Tày đang cấy lúa trên thửa ruộng bậc thang. Màu xanh lam của áo nổi bật trên màu xanh lá non của những khóm mạ. Anh Mai Văn Hiến nói:

-Tôi phải minh họa mục Trên những nẻo đường kháng chiến của các chị sao cho thật sinh động mới được.

Anh Nguyên Hồng góp lời:

- Tờ báo phụ nữ số 1 của các chị là niềm vui của mọi người. Ai cũng muốn tìm hiểu hậu phương của chúng ta.

Ban biên tập báo ở xa. Các chị giao cho tôi và Tâm Trung toàn quyền trao đổi ý kiến với các họa sĩ và ký bản “bông” cuối cùng cho báo. Sau khi tôi đưa tờ báo số 1 đi in thì các họa sĩ bắt đầu minh họa tờ báo số 2. Tôi còn nhớ tờ số 2 có một phụ bản màu vàng Mùa gặt do họa sĩ Trần Văn Cẩn vẽ.

Muốn đến được nhà in nằm sâu trong rừng ở Chiến khu 12 tôi phải đi bộ thêm gần bốn chục cây số nữa, đó là Nhà in Chiến Thắng ở Bắc Giang, Giám đốc nhà in là anh Tân Đức, sau này là Giám đốc Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Các bài vở tôi mang đến được in trên máy in MINERVE, loại máy nhỏ quay từng trang một rất chậm. Tất cả tài liệu của khu và Trung ương đều dồn về in ở đây nên chúng tôi phải chờ khá lâu. Mấy hôm in báo tôi ở luôn nhà in, ăn Tết 19-8 với anh em công nhân. Tôi cùng thức đêm chữa “mo-rát”, cùng đi công tác quần chúng với họ. Tôi được công nhân nhà in đãi một bữa cơm có món chồn hương bắt được trong rừng. Báo in xong được chuyển về Nhã Nam rồi đưa về Thái Nguyên. Không nói hết được những vui mừng của tòa soạn khi cầm trên tay tờ báo mới còn thơm mùi mực. Rừng núi âm u mất hết vẻ tĩnh mịch hằng ngày. Các chị reo lên xúm xít quanh tờ báo, bên bếp lửa nhà sàn sáng rực. Mọi người tranh nhau ai cũng muốn xem tờ báo trước.

Chị Lưu Thị Liên, giao liên của hội ngày ấy, nay đã hơn tám mươi tuổi và sống ở Hà Nội, là người đi phát hành tờ báo số 1 kể lại: “Tháng 8-1948, chị Thanh Thủy và chị Hải Viên ở cơ quan Phụ vận Bắc Bộ đóng ở gần đèo Khế, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên bảo tôi: “Em chuẩn bị gánh hai cái “dậu” Báo Phụ nữ Việt Nam số 1 đến trạm giao thông khu vực đầu tỉnh Bắc Giang để phát hành đi các khu hội”. Nghe nói gánh hai cái “dậu” báo tôi tưởng nhiều và nặng lắm, nhưng khi soạn, đếm vẻn vẹn gần 40 tờ, tờ nào cũng cuộn tròn, không thấy khu hội nào. Tôi băn khoăn không biết sẽ giao cho ai thì chị Thanh Thủy báo tôi cứ gánh đến trạm giao thông đưa cho đồng chí trưởng trạm, các anh sẽ biết cách phân phối.

Ngày Quốc tế Phụ nữ là một ngày toàn cầu tôn vinh những thành tựu xã hội, kinh tế, văn hóa và chính trị của phụ nữ. Ngày này cũng đánh dấu lời kêu gọi hành động để thúc đẩy bình đẳng giới.

Được tổ chức hằng năm vào ngày 8/3, Ngày Quốc tế phụ nữ là một trong những ngày quan trọng nhất trong năm để: tôn vinh những thành tựu của phụ nữ, giáo dục và nâng cao nhận thức về quyền bình đẳng của phụ nữ, kêu gọi thay đổi tích cực thúc đẩy tiến bộ phụ nữ, vận động để tăng cường bình đẳng giới, gây quỹ cho các tổ chức từ thiện tập trung vào phụ nữ,...

2. Ai là người đưa ra ý tưởng về Ngày Quốc tế phụ nữ?

Năm 1910, Đại hội quốc tế về lao động nữ lần thứ hai được tổ chức tại Copenhagen (Đan Mạch). Một phụ nữ tên là Clara Zetkin (Lãnh đạo “Văn phòng Phụ nữ” của Đảng Dân chủ Xã hội ở Đức) đã đưa ra ý tưởng về Ngày Quốc tế Phụ nữ. Bà đề xuất rằng hằng năm ở mọi quốc gia nên tổ chức một lễ kỷ niệm vào cùng một ngày - Ngày Phụ nữ - để thúc đẩy các yêu cầu của họ. Đại hội có sự tham gia của hơn 100 phụ nữ, đến từ 17 quốc gia, đại diện cho các đoàn thể, các đảng xã hội, câu lạc bộ lao động nữ - và bao gồm cả ba phụ nữ đầu tiên được bầu vào quốc hội Phần Lan - đã nhất trí tán thành đề xuất của bà Zetkin.

1 ngày phụ nữ đọc báo bao nhiêu lần năm 2024

Ảnh minh họa. (Nguồn: www.unwomen.org)

3. Ngày Quốc tế phụ nữ đầu tiên được tổ chức ở đâu?

Theo quyết định được thống nhất tại Copenhagen, Đan Mạch, vào năm 1911, Ngày Quốc tế phụ nữ được vinh danh lần đầu tiên tại Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ vào ngày 19/3. Hơn một triệu phụ nữ và nam giới đã tham dự các cuộc mít-tinh vận động cho quyền của phụ nữ được làm việc, bầu cử, được đào tạo, giữ chức vụ công và chấm dứt phân biệt đối xử.

4. Ngày Quốc tế phụ nữ được Liên hợp quốc chính thức công nhận khi nào?

Ngày Quốc tế phụ nữ được Liên hợp quốc tổ chức tôn vinh lần đầu tiên vào năm 1975. Sau đó, vào tháng 12/1977, Đại hội đồng đã thông qua một nghị quyết tuyên bố Ngày Liên hợp quốc vì Quyền của Phụ nữ và Hòa bình quốc tế sẽ được các quốc gia thành viên cử hành vào bất kỳ ngày nào trong năm phù hợp với truyền thống lịch sử và dân tộc.

5. Những màu sắc nào biểu trưng cho Ngày Quốc tế phụ nữ?

Tím, xanh lá cây và trắng là màu của Ngày Quốc tế phụ nữ. Màu tím biểu thị công lý và nhân phẩm và trung thành với chính nghĩa. Màu xanh tượng trưng cho hy vọng. Màu trắng đại diện cho sự tinh khiết, mặc dù đây còn là một khái niệm gây tranh cãi. Các màu sắc bắt nguồn từ Liên đoàn Chính trị và Xã hội của phụ nữ (WSPU) ở Anh vào năm 1908.

1 ngày phụ nữ đọc báo bao nhiêu lần năm 2024

Ảnh minh họa. (Nguồn: www.unwomen.org)

6. Ngày Quốc tế phụ nữ có phải là một ngày lễ không?

Ngày Quốc tế phụ nữ là một ngày lễ chính thức ở nhiều quốc gia bao gồm: Afghanistan, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Burkina Faso, Campuchia, Trung Quốc, Cuba, Georgia, Guinea-Bissau, Eritrea, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Lào, Madagascar, Moldova, Mông Cổ, Montenegro, Nepal, Nga, Tajikistan, Turkmenistan, Uganda, Ukraine, Uzbekistan, Việt Nam và Zambia,... Tại Đức, Quốc hội nước này đã thông qua dự luật vào năm 2019 để công nhận Ngày Quốc tế phụ nữ là một ngày nghỉ lễ.

Theo truyền thống, trong Ngày Quốc tế phụ nữ, đàn ông tôn vinh mẹ, vợ, bạn gái, đồng nghiệp,… của họ bằng hoa và những món quà nhỏ. Ở một số quốc gia, Ngày Quốc tế phụ nữ tương đương với Ngày của Mẹ, là dịp mà trẻ em tặng những món quà nhỏ cho mẹ và bà của mình.

7. Chủ đề năm đầu tiên được Liên hợp quốc công bố là gì? Khi nào?

Năm 1996, Liên hợp quốc đã công bố chủ đề hằng năm đầu tiên của Ngày Quốc tế phụ nữ là "Kỷ niệm quá khứ, Lập kế hoạch cho tương lai" ("Celebrating the past, Planning for the Future").

8. Chủ đề Ngày Quốc tế phụ nữ năm 2023 là gì?

Chủ đề của Ngày Quốc tế phụ nữ năm 2023 là "DigitALL: Đổi mới và công nghệ vì bình đẳng giới" ("DigitALL: Innovation and Technology for Gender Equality").

Ngày 8/3 năm nay, Liên hợp quốc kêu gọi các chính phủ, các nhà hoạt động và khu vực tư nhân cùng nỗ lực để làm cho thế giới kỹ thuật số an toàn hơn, toàn diện hơn và công bằng hơn. Đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng toàn cầu, chúng ta có cơ hội tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn - không chỉ cho phụ nữ và trẻ em gái, mà còn cho toàn nhân loại và mọi sự sống trên trái đất.