Danh mục hàng hóa cần kiểm tra chất lượng năm 2024

Thông tư nêu rõ, đối tượng kiểm tra là sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tại điểm p khoản 2 Điều 32 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Nội dung kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất

Theo Thông tư quy định, một trong những nội dung kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất là kiểm tra việc áp dụng yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng liên quan đến điều kiện của quá trình sản xuất và các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng trong sản xuất, bao gồm:

Kiểm tra hồ sơ chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy (đối với các sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận và công bố hợp quy); hồ sơ công bố hợp chuẩn (đối với các sản phẩm, hàng hóa công bố hợp chuẩn); hồ sơ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn (đối với sản phẩm, hàng hóa áp dụng hệ thống quản lý chất lượng).

Trường hợp trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có quy định liên quan đến điều kiện của quá trình sản xuất thì kiểm tra việc thực hiện các quy định này trong 4 quá trình sản xuất.

Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp khác của quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất do cơ quan có thẩm quyền quy định.

Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa cần kiểm tra, bao gồm:

Kiểm tra việc thực hiện và kết quả đánh giá sự phù hợp của quá trình sản xuất.

Kiểm tra nhãn hàng hóa, thông tin sản phẩm, hàng hóa:

Kiểm tra các nội dung thể hiện trên nhãn sản phẩm, hàng hóa; các nội dung thể hiện mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc theo quy định của pháp luật và đối chiếu với tài liệu kèm theo.

Kiểm tra việc thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng, việc thể hiện dấu hợp quy (đối với sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận và công bố hợp quy), dấu hợp chuẩn (đối với sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn).

Kiểm tra tính chính xác của việc thể hiện nội dung, thông tin quảng cáo trên nhãn (nếu có) của sản phẩm, hàng hóa.

Kiểm tra hoạt động kiểm soát quá trình sản xuất của cơ sở được kiểm tra liên quan đến việc tạo thành sản phẩm, hàng hóa và duy trì sự đảm bảo chất lượng bao gồm:

Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật của sản phẩm, hàng hóa (tài liệu thiết kế; tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng của sản phẩm, hàng hóa).

Kiểm tra toàn bộ quá trình sản xuất (từ đầu vào, qua các giai đoạn trung gian cho đến khi hình thành sản phẩm, hàng hóa bao gồm cả quá trình bao gói, xếp dỡ, lưu kho và vận chuyển sản phẩm).

Kiểm tra việc sử dụng các phương tiện đo liên quan đến quá trình sản xuất theo quy định của pháp luật về đo lường.

Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu (theo tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, việc sử dụng nguyên liệu bị cấm, nguyên vật liệu quá hạn sử dụng).

Trong trường hợp cần thiết, cơ quan kiểm tra có thể sử dụng chuyên gia thực hiện việc đánh giá theo các yêu cầu của tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chuyên gia đánh giá phải độc lập, khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá của mình.

Thử nghiệm mẫu để kiểm tra sự phù hợp của chất lượng sản phẩm, hàng hóa với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Quy định mới về kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, doanh nghiệp cần chú ý những gì?

Đối với Thông tư 17, doanh nghiệp cần lưu ý nhiều quy định mới. Cụ thể, về hồ sơ yêu cầu phân tích để phân loại, theo quy định tại điểm 1, điểm 4 khoản 2 Điều 1 của Thông tư thì mỗi mặt hàng phải lập 1 phiếu yêu cầu phân tích hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kiêm biên bản lấy mẫu hàng hóa. Đối với tài liệu kỹ thuật, trường hợp không có tài liệu kỹ thuật thì cơ quan hải quan phải nêu rõ lý do.

Đối với mẫu hàng hóa gửi phân tích để phân loại, theo quy định tại mục b, mục c điểm 1 khoản 3 Điều 1 thì, số lượng mẫu gửi phân tích để phân loại phải đủ hai mẫu và không thực hiện lấy mẫu đối với trường hợp người khai hải quan chỉ nhập khẩu một mẫu. Cơ quan hải quan nơi yêu cầu phân tích là đơn vị gửi mẫu trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, đặc biệt là không giao cho người khai hải quan chuyển mẫu.

Về thẩm quyền ban hành thông báo kết quả, theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 1 của thông tư, Cục trưởng Cục Kiểm định hải quan được phép ban hành Thông báo kết quả phân loại và Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm. Trong khi đó, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm định hải quan ban hành thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa, thông báo kết quả phân tích kèm mã số đề xuất.

Về thời hạn ban hành các thông báo, theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của thông tư, thời hạn ban hành thông báo kết quả phân loại không quá 5 ngày làm việc, trường hợp thời gian phân tích phụ thuộc thời gian do yêu cầu quy trình kỹ thuật phân tích hoặc mẫu hàng hóa phức tạp thì không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ và mẫu phân tích.

Thời hạn ban hành thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa theo Thông tư 17 quy định không quá 5 ngày làm việc, trường hợp thời gian phân tích phụ thuộc thời gian do yêu cầu quy trình kỹ thuật phân tích hoặc mẫu hàng hóa phức tạp thì không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ và mẫu phân tích.

.jpg)

Ảnh minh họa

Về biểu mẫu, theo quy định tại khoản 7 Điều 1, có 4 mẫu liên quan gồm: Phiếu yêu cầu phân tích hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kiêm Biên bản lấy mẫu hàng hóa (mẫu số 05/PYCPT/2021); Thông báo kết quả phân loại đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (mẫu số 08/TBKQPL/2021); Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (mẫu số 09/TBKQKT-CL-ATTP/2021) và thông báo kết quả phân tích kèm mã số đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (mẫu số 10/TBKQPTPL/2021).

Thông tư 17/2021/TT-BTC cũng sửa đổi, bổ sung về phân loại, áp dụng mức thuế đối với một số trường hợp đặc biệt như sau: "Trường hợp có sự khác biệt về mô tả hàng hóa tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mô tả hàng hóa theo Danh mục HS (Danh mục hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan thế giới), Danh mục AHTN (Danh mục thuế quan hài hòa ASEAN) thì áp dụng trực tiếp mô tả hàng hóa theo Danh mục HS, Danh mục AHTN để phân loại và hướng dẫn phân loại theo nguyên tắc áp dụng quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”.

Thông tư quy định, hàng hóa xuất nhập khẩu phải lấy mẫu để phân tích theo quy định tại Khoản 14 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP. Việc lấy mẫu thực hiện theo Phiếu yêu cầu phân tích hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kiêm Biên bản lấy mẫu hàng hóa.

Mẫu được lấy từ chính lô hàng cần phân tích và mang tính đại diện; phải đủ về số lượng, khối lượng để phục vụ cho việc trưng cầu giám định hoặc giải quyết khiếu nại. Khi lấy mẫu phải có đại diện của người khai hải quan. Mẫu phải được các bên ký xác nhận và niêm phong riêng biệt từng mẫu. Khi bàn giao mẫu phải có biên bản bàn giao và ký xác nhận của các bên.

Trường hợp lấy mẫu nhưng vắng mặt người khai hải quan, cơ quan hải quan lấy mẫu với sự chứng kiến của cơ quan nhà nước tại khu vực cửa khẩu, đại diện doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho bãi và phải có ký xác nhận của các bên chứng kiến.

Trước đó, tại Quyết định số 169/QĐ- BTC ngày 18/2/2021, Bộ Tài chính đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 38/QĐ-TTg ngày 12/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu giai đoạn 2021-2023.

Bộ Tài chính đề ra mục tiêu phấn đấu từ năm 2022, triển khai hiệu quả mô hình mới về kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu tại Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu; Chuẩn bị các giải pháp, hoạt động triển khai cho giai đoạn 2024-2026 để thống nhất đầu mối kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu là cơ quan hải quan.

Theo đó, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, đơn vị và tổ chức liên quan xây dựng dự thảo Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu để thực hiện các nội dung cải cách của Đề án.

Danh mục sản phẩm hàng hóa nhóm 2 là gì?

Sản phẩm hàng hóa nhóm 2 là những sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mấy an toàn cụ thể khi ở trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.

Tại sao phải kiểm định hàng hóa trong quá trình xuất nhập khẩu?

Kiểm tra hàng nhập khẩu mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp? Giúp tổ chức, doanh nghiệp phòng tránh được các nguy cơ tranh chấp pháp lý, các thủ tục bảo hiểm cùng các chi phí liên quan khác.

Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu là gì?

Kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa nhập khẩu là quá trình xem xét, đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hóa bởi các cơ quan chức năng theo các quy chuẩn kỹ thuật chất lượng tương ứng mà Nhà nước đã quy định trước khi lưu thông trên thị trường.

Việt Nam cấm nhập khẩu gì?

Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam cho dân buôn.

Vũ khí, đạn dược, vật liệu cháy nổ.

Các loại pháo..

Hóa chất..

Hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng..

Sản phẩm văn hóa thuộc hàng cấm phổ biến..

Sản phẩm công nghệ đã qua sử dụng..

Sản phẩm xuất bản lưu hành phổ biến tại Việt Nam..