100 tr mua duoc bao nhiêu co phần sacombank năm 2024

TTO - Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vừa có nghị quyết thống nhất chủ trương bán toàn bộ 81.562.287 cổ phiếu quỹ đang nắm giữ, tương đương 4,33% vốn điều lệ.

100 tr mua duoc bao nhiêu co phần sacombank năm 2024

Sacombank muốn bán hơn 81,5 triệu cổ phiếu quỹ - Ảnh: T.L.

Ngân hàng Sacombank cho biết quyết định này dựa theo Đề án tái cơ cấu Sacombank sau khi sáp nhập đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Nghị quyết cũng giao Hội đồng quản trị chỉ đạo ban điều hành xây dựng hồ sơ và triển khai thực hiện việc bán toàn bộ số cổ phiếu quỹ nêu trên.

Tuy nhiên, Sacombank chưa cung cấp thông tin chi tiết về đợt bán cổ phiếu quỹ cũng như thời gian, phương thức thực hiện, giá bán.

Chốt phiên giao dịch hôm nay, 15-1, giá cổ phiếu STB ở mức 15.350 đồng/cổ phiếu. Như vậy nếu căn cứ vào mức giá chốt phiên hôm nay, Sacombank sẽ thu 1.251 tỉ đồng từ việc bán hơn 81,5 triệu cổ phiếu quỹ.

Thông tin gần nhất về việc mua cổ phiếu quỹ của Sacombank là vào năm 2011, khi ngân hàng này thông báo về kế hoạch mua lại 100 triệu cổ phiếu STB để làm cổ phiếu quỹ nhằm bình ổn thị trường chứng khoán và bảo vệ lợi ích cổ đông. Thời điểm đó giá cổ phiếu STB xoay quanh ngưỡng 13.600 đồng/cổ phiếu. Như vậy với mức giá hiện nay khi bán ra Sacombank sẽ thu lời khoảng 1.750 đồng/cổ phiếu.

Những ngày gần đây cổ phiếu STB khớp lệnh với khối lượng rất "khủng". Chẳng hạn ngày hôm nay, 15-1, khối lượng khớp lệnh của STB dẫn đầu thị trường với hơn 37,45 triệu đơn vị. Trước đó vào ngày 12-1, khối lượng giao dịch cũng đạt 34,2 triệu đơn vị. Đỉnh cao là ngày 10-1, khối lượng giao dịch của Sacombank lên đến 49,55 triệu cổ phiếu. Nếu tính tổng cộng trong 6 phiên giao dịch gần đây đã có hơn 215 triệu cổ phiếu STB được trao tay.

Trong khi trước đó vào cuối tháng 12-2017, khối lượng giao dịch STB mỗi phiên chỉ dao động từ 2 đến 4 triệu đơn vị.

Ngoài việc Sacombank công bố bán cổ phiếu quỹ, gần đây Eximbank cũng đẩy mạnh bán ra số cổ phiếu mà ngân hàng này đang nắm giữ tại Sacombank. Đó cũng là nguyên nhân khiến khối lượng giao dịch cổ phiếu STB tăng đột biến.

Ông Lê Văn Quyết - thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), vào cuối tuần trước tiết lộ ngân hàng này đã tranh thủ diễn biến thị trường chứng khoán thuận lợi và giá cổ phiếu ngân hàng liên tục tăng trong thời gian qua để đẩy nhanh việc thoái vốn khỏi Sacombank.

Đến thời điểm này, Eximbank chỉ còn giữ khoảng 50 triệu cổ phiếu STB và vẫn đang bán ra mỗi ngày. Dự kiến đến trong tháng 1 này, Eximbank sẽ thoái hết vốn khỏi Sacombank.

Như vậy so với lần công bố gần nhất vào đúng một tháng trước, chỉ trong vòng 1 tháng Eximbank đã bán ra đến 110 triệu cổ phiếu STB. Trước đó, Eximbank đã đề ra kế hoạch thoái vốn từ đại hội cổ đông tổ chức vào tháng 4-2017.

Tuy nhiên khi đó diễn biến thị trường chứng khoán không khả quan khi giá cổ phiếu STB xoay quanh mức 11.000 đồng/cổ phiếu trong suốt một thời gian dài nên đến gần đây Eximbank mới thực hiện được kế hoạch thoái vốn.

Cổ phiếu STB của Sacombank đã có những biến động bất thường trong phiên giao dịch ngày 30/3, tăng kịch trần với khối lượng khớp lệnh bùng nổ gần 100 triệu cổ phiếu.

Đầu phiên giao dịch chiều 30/3, cổ phiếu STB bất ngờ tăng trần với khối lượng giao dịch cao đột biến. Đến 16h chiều nay, thị giá của STB dừng ở mức 20.500 đồng/cổ phiếu, tăng gần gấp đôi so với đầu năm nay, dư mua trần hơn 6 triệu cổ phiếu.

Khối lượng giao dịch đã thực hiện trong phiên đạt 99,9 triệu cổ phiếu, tương ứng với giá trị giao dịch lên hơn 2.000 tỷ đồng. Trong đó nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện mua vào hơn 3,6 triệu cổ phiếu.

100 tr mua duoc bao nhiêu co phần sacombank năm 2024

Trước đó, gần 45,2 triệu cổ phiếu STB cũng được giao dịch thỏa thuận ở mức giá 20.000 đồng/cổ phiếu, tương đương giá trị gần 901,5 tỷ đồng trong phiên ngày 24/3.

Tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu STB trong phiên ngày 24/3 ở mức 68,1 triệu cổ phiếu, với tổng giá trị hơn 1.329 tỷ đồng.

Từ đầu tháng 3 đến nay, cổ phiếu STB ghi nhận nhiều lệnh thỏa thuận số lượng lớn. Cụ thể, ngày 22/3, hơn 11,6 triệu cổ phiếu được trao tay với giá trị gần 232 tỷ đồng.

Hay trong các phiên ngày 10/3 và 17/3, hơn 30,5 triệu cổ phiếu STB cũng được thỏa thuận với tổng giá trị hơn 608,5 tỷ đồng. Tổng khối lượng thỏa thuận từ đầu tháng 3 đến nay là gần 96,8 triệu cổ phiếu, với giá trị hơn 1.937 tỷ đồng.

Trước hiện tượng khối lượng giao dịch bất thường của cổ phiếu STB khiến nhiều nhà đầu tư liên tưởng tới Kienlongbank, tổ chức từng rao bán 176 triệu cổ phiếu STB nhằm xử lý tài sản bảo đảm cho khoản vay tại Kienlongbank trước đó.

Bởi trước đó không lâu vào cuối năm 2020, KienLongBank đã tăng tốc bán ra cổ phiếu STB với những phiên có lượng khớp lên tới gần 60 triệu đơn vị khi thị giá cổ phiếu STB vọt lên vùng 21.000 đồng/cổ phiếu.

Kienlongbank đã 2 lần chào bán hơn 176 triệu cổ phiếu STB để thu hồi nợ với giá khởi điểm lần 1 là 24.000 đồng/cổ phiếu, sau đó lần 2 hạ xuống là 21.600 đồng/cổ phiếu vào đầu năm 2020, nhưng đều bất thành. Vì giá thời điểm đó của cổ phiếu STB dưới 12.000 đồng/cổ phiếu.

Đầu năm 2021, Kienlongbank có kế hoạch bán toàn bộ cổ phần STB, là tài sản đảm bảo cho khoản vay của một nhóm cổ đông, để tất toán nợ có liên quan chậm nhất là ngày 31/3/2021.

Bà Trần Tuấn Anh, Tổng giám đốc Kienlongbank cho biết, mục tiêu trọng tâm mà Kienlongbank đặt ra trong năm 2020 là giải quyết các khoản vay có tài sản bảo đảm là cổ phiếu STB theo Đề án cơ cấu lại và xử lý nợ xấu của Kienlongbank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Tuy nhiên, năm 2020 phát sinh dịch bệnh Covid-19 ngoài mong muốn, đã làm ảnh hưởng đến kế hoạch xử lý cổ phiếu STB.

Tính đến ngày 31/12/2020, Kienlongbank đã bán được một phần cổ phiếu STB, giảm được 369 tỷ đồng nợ xấu. Vì lý do trên dẫn đến kết quả kinh doanh của Kienlongbank chưa đạt theo kế hoạch đã đề ra.

Theo báo cáo cập nhật tình hình xử lý cổ phiếu STB của Tổng giám đốc Kienlongbank, từ ngày 1/1/2021 đến ngày 29/1/2021, ngân hàng này đã bán được thêm cổ phiếu STB.

Đến cuối tháng 1/2021, tỷ lệ nợ xấu của Kienlongbank đã giảm về mức dưới 3%, đã thoái 100% lãi phải thu có liên quan, trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định.

Về cơ bản, Kienlongbank đã thực hiện hoàn tất gần hết các nội dung theo đúng Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt.

Kienlongbank cũng đặt mục tiêu hoàn thành việc bán toàn bộ cổ phiếu STB nói trên và tất toán nợ vay có liên quan chậm nhất là ngày 31/3/2021. Tức chỉ còn ngày hôm nay và ngày mai Kienlongbank sẽ hoàn thành việc bán 176 triệu cổ phiếu STB để thu hồi nợ xấu.

Ngoài Kienlongbank, Eximbank cũng lên kế hoạch bán tài sản đảm bảo là cổ phiếu STB để thu hồi nợ xấu. Theo đó, gần 5% cổ phần STB là tài sản đảm bảo cho một số khoản vay tại Eximbank cũng được không ít nhóm nhà đầu tư dạm hỏi mua.

Trong một báo cáo của Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đưa ra khuyến nghị, mua STB dựa trên cơ sở kỳ vọng Sacombank có thể xử lý được 16.100 tỷ đồng tài sản tồn đọng trong năm 2021 nhờ thu hồi một phần đáng kể nợ xấu được đảm bảo bằng khu công nghiệp Phong Phú.