5 quốc gia phát triển hàng đầu ở Châu Phi năm 2022

 
Sự kiện này là "một khởi đầu tốt" sau khi thế giới gần đây đã có cách nhìn nhận mới về lục địa này. Châu Phi đang có những đổi thay đáng ghi nhận  và thế giới hiện nay quan tâm nhiều đến châu Phi.

Tiềm năng to lớn

Châu Phi có diện tích lớn thứ ba thế giới, sau châu Á và châu Mỹ. Số dân hiện nay là 820 triệu người. Nhiều quốc gia châu Phi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, trữ lượng dồi dào. Đứng đầu trong số đó là CH Nam Phi. Nam Phi đứng hàng đầu thế giới về trữ lượng vàng và khai thác vàng, đồng thời còn nhiều kim loại quý hiếm khác. Angola và CHDC Congo nổi tiếng về kim cương, nhôm, chì, thiếc, đồng,  cà-phê và chế biến gỗ. Ma-rốc, Xa-ra-uy có trữ lượng phốt-phát khổng lồ. Cốt Đi-voa là nước sản xuất ca cao lớn nhất thế giới. Châu Phi có nhiều nước có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn: Algeria, Libya, Chad, Sudan, Angola, Nigieria, CHDC Congo...

Trong bối cảnh giá dầu tăng cao và tình hình mất ổn định ở Trung Đông, nguồn dầu mỏ của châu Phi ngày càng có sức hấp dẫn lớn các nước công nghiệp phát triển, nhất là Mỹ, nước tiêu dùng dầu mỏ nhiều nhất thế giới. Chỉ riêng nguồn dầu mỏ của Vịnh Ghi-nê, Chad hay Sudan đã có thể cho phép Mỹ giảm đáng kể sự lo ngại phụ thuộc vào Trung Đông. Hiện nay, dầu thô nhập từ châu Phi chiếm 15% tổng số dầu nhập khẩu vào Mỹ. Con số này sẽ lên đến 25% trong vòng mười năm tới. Chính dầu mỏ là một trong những nguyên nhân lớn quyết định việc Mỹ và một số nước khác thực hiện chính sách tăng cường quan hệ với châu Phi. Tại châu Phi, bên cạnh sự khắc nghiệt của thiên nhiên và sự nghèo nàn của một số quốc gia, vẫn có những nước có khí hậu ôn hòa, giàu tiềm năng phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, đánh bắt cá như  Algeria, Ai Cập, Ma-rốc, Tunisia , Mali, Senegal , CH Nam Phi. Nhiều nước ở khu vực Bắc Phi, Tây Phi hoặc ở miền nam châu Phi có đủ sản vật phong phú, phong cảnh tươi đẹp, có những điểm du lịch nổi tiếng, trong đó có thể kể đến Ai Cập, Algeria, Tunisia , Ma-rốc, Tanzania, Namibia, Nam Phi, v.v. Trong các cộng đồng dân cư ở châu Phi, lớp người trẻ dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao, là nguồn cung cấp nhân lực dồi dào cho các thị trường lao động ở châu lục cũng như tại nhiều nước trong Liên hiệp châu Ấu (EU).

Từ nhiều năm nay, châu Phi được các cường quốc  trên thế giới rất chú ý về vị trí địa - chính trị. Tại châu Phi, Mỹ và Pháp đã lập những căn cứ quân sự lớn kiểm soát nhiều tuyến đường huyết mạch trên Biển Đỏ và Đại Tây Dương. Nhiều năm nay, các đơn vị quân đội Mỹ đóng ở Kenya , Eritrea, Ethiopia thường xuyên tuần tiễu ở Ần Độ Dương và kiểm soát con đường qua Biển Đỏ, tới kênh Suez đi sang Trung Đông. Sau sự kiện ngày 11-9-2001 ở Mỹ, do nhu cầu bảo đảm an ninh cho mình, Washington  hết sức quan tâm tới châu Phi, nơi được cho là có căn cứ của mạng lưới khủng bố. Tháng 5-2005, Washington  lập đề án "Sáng kiến chống khủng bố xuyên Sahara ". Theo đề án này, Mỹ chi 100 triệu USD mỗi năm nhằm ngăn chặn khủng bố và kiểm soát an ninh vùng phía nam sa mạc Sahara , trong đó chú trọng khu vực phía bắc Nigeria . Đã có chín nước châu Phi  tham gia đề án này. Ngoài ra, Washington  rất lo ngại tình trạng nội chiến ở Sudan . Nếu hòa bình không được thiết lập ở miền nam Sudan , thì các mỏ dầu tập trung nhiều ở vùng này không thể hoạt động và không có lợi cho Mỹ. Không những có vị trí an ninh chiến lược, châu Phi giờ đây còn là một thị trường lớn, gồm hơn 50 quốc gia đang phát triển, phần lớn trong số đó đang bước vào nền kinh tế thị trường năng động. Vì thế nên không phải chỉ có Mỹ, các nước EU, mà còn nhiều nước Mỹ la-tinh và châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Ần Độ, Malaysia, Singapore,. v.v. đều rất chú ý đến thị trường châu Phi. Các nước này coi châu Phi cũng như châu Á, là những "thị trường của tương lai". Bra-xin, Nhật Bản, Trung Quốc, Ần Độ, Malaysia, Singapore... thời gian qua đều tăng viện trợ  và đẩy mạnh các mối quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại với các nước châu Phi. Tại lục địa này  đang diễn ra một cuộc chạy đua lớn tranh giành ảnh hưởng chính trị - kinh tế  giữa Mỹ và Pháp và với các nước khác.

Chàng khổng lồ thức tỉnh

Có tiềm năng dồi dào, vậy vì sao đến nay châu Phi vẫn là lục địa nghèo nhất thế giới? Làm gì để châu Phi thoát ra khỏi những căn bệnh lâu năm  là khủng hoảng, dịch bệnh, xung đột và nội chiến?

Trước hết, châu Phi vốn là thuộc địa do nhiều nước thực dân, đế quốc trước kia chiếm giữ. Các quốc gia tại đây đã từng bị chia cắt để trị, bị xâu xé, bị vơ vét và bần cùng hóa đến tận xương tủy. Vì vậy đến nay, tình trạng lạc hậu, kinh tế chậm phát triển, mất cân đối còn nặng nề, nông nghiệp thô sơ, hạ tầng cơ sở thiếu, nền giáo dục, y tế kém. Phần lớn các nước giành độc lập chưa lâu, chỉ từ năm 1960 trở lại đây. Có nước như Zimbabwe  mới giành được độc lập năm 1980. Nam Phi mới thoát khỏi chế độ Apacthai được 11 năm nay để đi vào con đường phát triển đất nước. Châu Phi cần có khoảng thời gian nhiều thập kỷ để thay đổi. Sau hàng trăm năm làm thuộc địa, cho nên hàng chục nước châu Phi luôn ở trong tình trạng nghèo khổ và lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội. Tình trạng đó dẫn đến những cuộc khủng hoảng toàn diện sâu sắc. Các mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn sắc tộc, xung đột - nội chiến và dịch bệnh  là những căn bệnh kinh niên ở châu Phi. Đối với nhiều nước chưa phát triển như ở châu Phi, đây là một cái vòng luẩn quẩn khó gỡ.

Châu Phi hiện nay nhiều khó khăn, chỉ chiếm 1% GDP  và 2% kim ngạch thương mại thế giới. Thế giới có 48 nước nghèo nhất thì 35 quốc gia nằm ở châu Phi. 40% số dân các nước phía nam sa mạc

Sahara , gồm hơn 30 nước chỉ có mức thu nhập dưới 1 USD/người/ngày. Khoảng 200 triệu dân châu Phi thường xuyên thiếu ăn. Hơn 50 triệu trẻ em đang độ tuổi đi học không được đến trường. Số dân khu vực phía nam sa mạc Sahara  chỉ chiếm 10% dân số thế giới, nhưng chiếm tới 70% số người có HIV (hơn 25 triệu người). Châu Phi cũng là nơi có tỷ lệ thất nghiệp vào loại cao so với các châu lục khác.

Bước sang những năm  đầu  của thế kỷ 21, sau mấy chục năm dài bất ổn, làn sóng khủng hoảng ở châu Phi đã có phần lắng dịu. Nguyên nhân chủ yếu là do xu hướng liên kết, hòa bình đối thoại ngày càng tăng trên thế giới, các cuộc cạnh tranh kinh tế diễn ra gay gắt và xu hướng toàn cầu hóa lan rộng đòi hỏi mỗi quốc gia phải ổn định, hòa bình, phát triển để tồn tại. Trong khi đó tại châu Phi, nước Nam Phi mới - nền kinh tế mạnh nhất trên lục địa, đã phát triển được một số năm và bắt đầu phát huy tác dụng đầu tàu kinh tế. Những  điểm sáng khác về phát triển kinh tế như Tunisia , Algeria, Li-bi, Mali, Namibia... được duy trì. Một loạt các cuộc khủng hoảng như ở Angola , Rwanda  được tìm cách tháo gỡ. Liên tiếp từ đầu năm 2005 đến nay, các cuộc khủng hoảng tại Sudan, Cote d' Ivore, Burundi... lần lượt được giải quyết và khai thông bế tắc. Nhiều nước châu Phi nhận thấy phải cải tổ và đẩy mạnh  cải cách. Do vậy nên  tại châu Phi đã xuất hiện những tín hiệu đáng mừng về tăng trưởng kinh tế.

Theo báo cáo mới đây của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và Ngân hàng phát triển châu Phi (BAD), năm 2004, nền kinh tế của châu Phi đạt tốc độ tăng trưởng 5,1% và là mức cao nhất trong vòng tám năm nay. Cũng trong năm 2004, lạm phát của châu Phi giảm xuống còn 7,5% và là mức thấp nhất từ trước đến nay. Đây là lần đầu trong hơn 20 năm qua kinh tế châu Phi đạt mức phát triển hơn 4%/năm  trong hai năm liên tiếp. Dự báo, năm 2005, tăng trưởng kinh tế của châu lục này có thể đạt 4,7% và năm 2006 có thể đạt tới  5,2%.

Theo ADB, những nguyên nhân giúp kinh tế châu Phi đạt mức tăng trưởng kỷ lục này là nhờ sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, giá hàng hóa hợp lý và nguyên nhân quan trọng là có nhiều tiến bộ trong phương thức quản lý kinh tế vĩ  mô ở các nước châu Phi trong năm qua.

Bên cạnh tiến bộ về kinh tế, mấy năm qua, tại châu Phi cũng đã diễn ra nhiều thay đổi về chính trị. Tháng 7-2002, Tổ chức Thống nhất châu Phi (OAU) với cơ chế cũ đã giải tán, thay vào đó là việc thành lập Liên minh châu Phi (AU) với sự liên kết mạnh mẽ hơn, bộ máy lãnh đạo có hiệu quả hơn. AU đã vạch ra một kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế mới, năng động cho châu Phi, đó là "Chương trình đối tác mới vì sự phát triển châu Phi" (NEPAD). HNCC AU họp tại thành phố Xi-tê (Li-bi) đầu tháng 7-2005 đã xem xét những tiến bộ đạt được, rút ra những kinh nghiệm bước đầu sau ba năm thực hiện NEPAD. Hội nghị một lần nữa xác định NEPAD là giải pháp cho sự phát triển chung của châu Phi và là nền tảng để các nước thành viên vươn lên, nỗ lực đoàn kết tối đa nhằm góp phần đưa châu Phi  dần dần thoát khỏi tình trạng đói nghèo và chậm phát triển. Vững tin vào tiềm năng của mình, từng bước khắc phục các cuộc khủng hoảng, kinh tế tăng trưởng, lại được sự giúp đỡ của G-8 và cộng đồng quốc tế, các nước châu Phi đang có nhiều nỗ lực phát triển kinh tế, nâng cao vai trò của châu Phi trên trường quốc tế.

Quốc gia nào là quốc gia phát triển nhất ở Châu Phi?

Đảo Đảo Mauritius là quốc gia phát triển nhất của Châu Phi với HDI. 804, chỉ xóa ngưỡng "phát triển con người rất cao". Mauritius tự hào có tuổi thọ 75 năm và tỷ lệ biết chữ là 91,3%, và được biết đến với nền kinh tế tiên tiến và chăm sóc và đi học tự do.Mauritius is Africa's most developed country with an HDI of . 804, which just clears the "very high human development" threshold. Mauritius boasts a life expectancy of 75 years and a literacy rate of 91.3%, and is known for its advanced economy and free heath care and schooling.

3 quốc gia phát triển nhất ở Châu Phi là gì?

Chẳng hạn, Mauritius, quốc gia phát triển nhất châu Phi, được xếp hạng 66 trong số 189 quốc gia ...
Mauritius: Đảo Đảo này có thứ hạng HDI là 0,804...
Seychelles: Đây là một quốc gia châu Phi khác với thứ hạng HDI cao là 0 .. ....
Algeria: Quốc gia Bắc Phi này có HDI là 0,748 ..

Quốc gia đang phát triển nhanh nhất ở Châu Phi là gì?

Tốc độ tăng trưởng GDP thực sự ở Châu Phi.

Quốc gia tốt nhất ở Châu Phi 2022 là gì?

Mauritius đứng đầu ở châu Phi trong Chỉ số đổi mới toàn cầu 2022. Theo báo cáo, Mauritius nổi lên quốc gia châu Phi sáng tạo nhất và leo lên bảy vị trí lên thứ 45 về Chỉ số đổi mới toàn cầu (GII).Không giống như hầu hết các nước châu Phi, báo cáo cho biết Mauritius có điểm phát triển con người cao. ranks first in Africa in Global Innovation Index 2022. According to the report, Mauritius emerged the most innovative African country, and climbing seven places to 45th on the Global Innovation Index (GII). Unlike most African countries, the report said Mauritius has a high human development score.