An toàn sinh học trong trại chăn nuôi là gì năm 2024

Ngành chăn nuôi heo đang phải đối mặt với những thách thức mới mỗi ngày khi an toàn sinh học ngày càng trở nên quan trọng hơn để bảo vệ trang trại chống lại mầm bệnh từ bên ngoài. Chúng ta có thể định nghĩa an toàn sinh học là một tập hợp các biện pháp và quy trình làm việc để hành động trong các tình huống khác nhau phù hợp với nhu cầu và tình hình của từng trang trại, mặc dù thật không may, trong một số trường hợp, nó được rút gọn thành danh sách những việc cần làm.

Một trong những lựa chọn tốt nhất để biết mức độ an toàn sinh học là tiến hành một cuộc kiểm tra, trong đó bác sĩ thú y chuyên ngành đánh giá tình hình hiện tại và có thể đề xuất các biện pháp bổ sung. Đánh giá an toàn sinh học bao gồm kiểm tra và đánh giá một cách khách quan trong một quy trình phức tạp và liên ngành, xác minh các biện pháp hiện tại và chỉ ra những điểm yếu của hệ thống, có thể là một trang trại đơn lẻ hoặc một công ty tích hợp các giai đoạn khác nhau của quy trình chăn nuôi.

An toàn sinh học trong trại chăn nuôi là gì năm 2024

Quy trình đánh giá bao gồm bốn giai đoạn chính:

  1. Thu thập thông tin sơ bộ
  2. Khảo sát an toàn sinh học
  3. Tham quan trang trại/công ty
  4. Báo cáo chẩn đoán cuối cùng

Trước khi tiến hành bất kỳ cuộc đánh giá nào, phải thu thập tất cả các thông tin có thể để hiểu đầy đủ về trang trại cần được kiểm tra, để đánh giá các rủi ro "sơ bộ" và lập ra bản đồ các điểm quan trọng chính yếu. Nhiệm vụ này trở thành điểm khởi đầu chính và để làm được điều này, điều cần thiết là phải có ít nhất:

  • Sơ đồ chi tiết của trang trại để xác định lối vào của từng khu chuồng
  • Tình hình sức khỏe đàn hiện tại để có thể kiểm soát sự lây lan dịch bệnh trong trang trại
  • Các quy trình an sinh học bên trong và bên ngoài hiện tại
  • Các quy trình thích nghi và tiêm phòng cho heo nái hậu bị, nếu có thể, thì lập kế hoạch nhập đàn, lịch tiêm phòng, thời gian thích nghi, lấy mẫu và các quy trình khác như "điều gì có thể xảy ra nếu". ![Hình 1. Các khía cạnh quan trọng liên kết với nhau cần được hiểu trước chuyến thăm.  ](https://www.3tres3.com/3tres3_common/art/vn/407/key-interconnected-aspects-that-should-be-understood-prior-to-the-visit_267214.png?w=820&q=1&ts=1686633705) Hình 1. Các khía cạnh quan trọng liên kết với nhau cần được hiểu trước chuyến thăm.

Giai đoạn thứ hai có lẽ được biết đến nhiều nhất hiện nay, vì trong vài năm nay, các công ty thường thực hiện các cuộc khảo sát về an toàn sinh học. Thông thường, việc tiến hành cuộc khảo sát này nên được diễn ra trong quá trình thăm trang trại với người quản lý hoặc trong một cuộc họp trước, vì điều này giúp bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về một số câu hỏi và phát hiện các lỗi có thể bị bỏ sót nếu chúng không được tiến hành trực tiếp. Công cụ này cung cấp một bảng đánh giá bằng điểm số trong các danh mục khác nhau để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp khả thi trong báo cáo cuối cùng.

Giai đoạn thứ ba bao gồm việc phải đánh giá hiểu biết cá nhân về hệ thống, mà không có bất kỳ trung gian nào. Đầu tiên, cần lưu ý rằng luôn có rủi ro liên quan đến vị trí của chính trang trại, cũng như rủi ro liên quan đến việc tiếp đón khách tham quan, có thể được đánh giá "tại chỗ". Ngoài ra, đối với rủi ro từ bên ngoài, chúng ta phải xác định rủi ro nào liên quan đến động vật (nhập động vật thay đàn hoặc động vật khác, sản phẩm động vật và heo được vận chuyển đến cơ sở giết mổ, v.v.) và rủi ro nào không liên quan đến động vật (luồng nhân sự bên ngoài, nguồn cung ứng và các hoạt động khác).

![Hình 2. Sơ đồ phân tích các yếu tố rủi ro chính từ bên ngoài trong chuyến thăm trang trại.  ](https://www.3tres3.com/3tres3_common/art/vn/407/figure%C2%A02-diagram-to-analyze-the-main-external-risk-factors-during-the-farm-visit_267215.png?w=820&q=1&ts=1685502214) Hình 2. Sơ đồ phân tích các yếu tố rủi ro chính từ bên ngoài trong chuyến thăm trang trại.

Đối với rủi ro bên trong, cần phải biết về nhân sự làm việc tại đó, lối đi nội bộ của công nhân và động vật, chuồng trại và xem liệu có biện pháp để kiểm soát sự lây lan của các dịch bệnh hay không. Các quy trình vệ sinh và khử trùng chuồng trại cũng cần được xem xét, vì đó là trụ cột chính của an toàn sinh học. Ngoài quản lý và quy trình làm việc, điều vô cùng quan trọng là phải hiểu kế hoạch tiêm phòng cho động vật: độ tuổi tiêm phòng, trong nhóm nào và cách tiến hành.

![Hình 3. Sơ đồ phân tích các yếu tố rủi ro nội bộ chính trong chuyến thăm trang trại.  ](https://www.3tres3.com/3tres3_common/art/vn/407/diagram-to-analyze-the-main-internal-risk-factors-during-the-farm-visit_267216.png?w=820&q=1&ts=1685502464) Hình 3. Sơ đồ phân tích các yếu tố rủi ro nội bộ chính trong chuyến thăm trang trại.

Sau khi phân tích thông tin này, một bức tranh khách quan về trang trại sẽ được vẽ ra để phát hiện bất kỳ sự bất thường nào trong an toàn sinh học và xác định các điểm có rủi ro lớn nhất. Báo cáo cuối cùng tối thiểu phải bao gồm:

  • Kết quả khảo sát an toàn sinh học, nêu chi tiết điểm số trong từng danh mục, được hiểu là mức độ rủi ro.
  • Chẩn đoán an toàn sinh học sau khi đánh giá hệ thống.
  • Khuyến nghị ưu tiên trong thời gian ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Thế nào là an toàn sinh học trong chăn nuôi?

Theo Tổ chức Thú y thế giới (WOAH/OIE), an toàn sinh học trong chăn nuôi là sự kết hợp gồm nhiều biện pháp vật lý và quản lý đã được thiết lập trước đó nhằm giảm nguy cơ dịch bệnh động vật hoặc mầm bệnh xâm nhiễm, khu trú và lây lan từ một quần thể động vật này đến một quần thể động vật khác hoặc bên trong một quần thể ...

An toàn sinh học trong nông nghiệp là gì?

An toàn sinh học là một loạt các biện pháp hỗ trợ cho việc bảo vệ khu vực trồng trọt khỏi côn trùng gây hại, cỏ dại, và nhiều loại bệnh cây trồng. Tất cả được gọi chung là “sâu bệnh” – những thứ có ảnh hưởng xấu đến khả năng phát triển của cây trồng.

Biện pháp chăn nuôi cũng vào cũng ra là gì?

Thực hiện phương thức chăn nuôi” Cùng vào, cùng ra”, tức là không nuôi xen nhiều đối tượng vật nuôi khác lứa tuổi, và sau mỗi lứa xuất chồng phải để trống chuồng 2 – 3 tuần mới nuôi lứa khác sau khi đã xử lý chuồng đúng kỹ thuật.

Nguyên tắc cứng vào cũng ra là gì?

Cùng vào cùng ra là gì? Là tất cả các heo cùng lứa hoặc cùng nhóm phải được nuôi nhốt ở cùng khu vực với cùng khoảng thời gian. Cùng lứa là cùng lô phối, cùng lô đẻ, cùng lô cai.