Atm online là ngân hàng gì

Mặc dù chưa có hành lang pháp lý rõ ràng nhưng mô hình cho vay của các công ty fintech (công nghệ trong tài chính) đang phát triển mạnh ở Việt Nam. Bên cạnh những công ty chưa định hình được chiến lược và kế hoạch kinh doanh mang tính bền vững, thì có một số ít công ty đã có những bước đi chắc chắn để cạnh tranh một cách khôn ngoan trong thị trường “ngách” đang được xem là miếng bánh hấp dẫn các nhà đầu tư trong thời gian gần đây.

Ông Đỗ Minh Hải - Giám đốc Công ty TNHH ATM Online Việt Nam.

Để có cái nhìn cận cảnh hơn về các công ty fintech đang cung cấp dịch vụ vay trực tuyến, Báo Lao Động đã phỏng vấn ông Đỗ Minh Hải - Giám đốc Công ty ATM Online Việt Nam về mô hình này.

* Xin ông cho biết mô hình cho vay này được công ty xây dựng từ khi nào?

Như chúng ta đã biết, khoản vay tại các ngân hàng thường là những khoản vay lớn, vay qua thẻ chỉ nhắm đến đối tượng khách hàng chọn lọc. Các công ty tài chính tập trung vào việc cung cấp các khoản vay từ 10 - 100 triệu đồng.

Ngay từ khi ra mắt thị trường vào 2017, ATM Online “chào sân” với khoản vay từ 3 – 10 triệu đồng. Với sản phẩm này, công ty vừa chú trọng đáp ứng được nhu cầu tài chính tức thời, vừa đáp ứng được khả năng trả nợ của khách hàng. Phân khúc khách hàng muốn vay trả góp từ 3 - 10 triệu rất lớn, nhưng không nhiều đơn vị đáp ứng. Một số công ty cho vay ở hạn mức này dưới hình thức siêu ngắn hạn, lãi suất rất cao được tính theo ngày. Điều này dẫn đến áp lực trả nợ của khách hàng là rất lớn.

* Khi đưa mô hình này vào Việt Nam, công ty gặp những khó khăn gì?

Hiện nay, với sự phát triển của internet và công nghệ số, khách hàng dễ dàng tiếp cận các dịch vụ tài chính trực tuyến. Trong đó rất nhiều app đang cho vay bất hợp pháp, không có giấy phép và không chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước.

Điều này dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị cho vay. Khá nhiều app cho vay không áp dụng công nghệ trong việc chọn lọc và thẩm định khách hàng. Họ bắt buộc khách hàng tải app và qua đó truy cập thông tin cá nhân của khách hàng. Các công ty này cho vay ồ ạt và tập trung thu hồi nợ đồng thời áp lãi suất, phí rất cao để bù đắp rủi ro.

Khi khách hàng mất khả năng thanh toán, họ đòi nợ quyết liệt như gọi điện cho tất cả danh bạ, đưa thông tin khách hàng lên mạng bêu xấu và tạo áp lực. Điều này hình thành một hình ảnh xấu về các công ty fintech và gây ảnh hưởng đến uy tín của ngành.

Hiện tại, nhà nước cũng chưa có hành lang pháp lý rõ ràng cho các công ty fintech nên chúng tôi cũng khó khăn trong việc truy cập dữ liệu khách hàng, kêu gọi đầu tư hay hợp tác với các doanh nghiệp lớn. Chúng tôi nỗ lực làm tốt nhất trong khi đợi hành lang pháp lý cho hoạt động của công ty fintech.

* Theo đề xuất của ông thì công ty fintech cần phải đáp ứng tiêu chí nào?

Chúng ta cần có cơ chế thử nghiệm có kiểm soát “sandbox” đối với lĩnh vực cho vay trực tuyến.

Các công ty fintech muốn tham gia thử nghiệm phải là pháp nhân và được kiểm toán bởi các đơn vị uy tín. Đồng thời, các công ty fintech phải có hệ thống CNTT được đầu tư và tự động hóa cao. Hệ thống này phải được báo cáo lên trung tâm thông tin tín dụng (CIC) để đánh giá hiệu quả cũng như hỗ trợ NHNN về việc xây dựng chính sách quản lý minh bạch, rõ ràng.

Ngoài ra, các công ty fintech cần phải có quy trình (thẩm định, giải ngân, thu hồi nợ, quản lý rủi ro) đạt chuẩn. Ở ATM Online, chúng tôi minh bạch mọi thứ với khách hàng. Khách hàng có quyền truy cập vào tài khoản của mình trên hệ thống để theo dõi thông tin khoản vay, số tiền trả hàng tháng, thời gian thanh toán… để quản lý tốt kế hoạc tài chính.

* Ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, công ty đã hỗ trợ khách hàng thế nào?

Thu nhập một số khách hàng của ATM Online bị ảnh hưởng khá nhiều trong đợt Covid này. Thậm chí nhiều khách hàng rơi vào hoàn cảnh thất nghiệp. Sau khi xem xét từng trường hợp cụ thể, chúng tôi giúp tái cấu trúc khoản vay và gia hạn thời gian trả nợ phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng. Trường hợp khách hàng quá khó khăn thì đối với 1 số khách hàng chứng minh được hoàn cảnh của mình, ATM Online linh động xử lý khoanh vùng nợ với những trường hợp quá hạn 30 ngày. Khách hàng sẽ chỉ đóng 1 số tiền nhất định và không tính lãi thêm.

Ông Vũ Khánh Long – GĐ Quản lý rủi ro ATM Online

ATM Online áp dụng công nghệ dữ liệu lớn để đánh giá, sàng lọc và chấm điểm khách hàng. Hệ thống của chúng tôi nhận diện hình ảnh khách hàng trong quá trình tư vấn. Chúng tôi giải ngân qua hình thức chuyển khoản. Khách hàng bắt buộc phải có tài khoản ngân hàng. Đây cũng là cách thông qua ngân hàng, xác minh danh tính của khách hàng.

Đặc biệt, ATM Online không sử dụng đăng ký qua app như nhiều đơn vị khác, mà khách hàng muốn vay phải đăng ký trên web. Hiện tại tỉ lệ duyệt hồ sơ vay của khách hàng chỉ ở mức 7%. Điều này, là kết quả của sự sàng lọc kỹ để chọn ra những khách hàng tin cậy, đủ khả năng hoàn trả khoản vay. Việc này đảm bảo rằng khách hàng không rơi vào tình trạng khó khăn do nợ nần, đồng thời đảm bảo tỉ lệ nợ xấu của công ty ở mức thấp nhất.