Bác hồ mất ở đâu

  • Đang truy cập36
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm28
  • Hôm nay10,543
  • Tháng hiện tại102,434
  • Tổng lượt truy cập4,157,425

Nhà bia tưởng niệm bà Hoàng Thị Loantại núi Bân,
phường An Tây, thành phố Huế

Cuối năm 1900, trong lúc ông Nguyễn Sinh Sắc được cử đi làm Đề lại trường thi Hương ở Thanh Hóa, bà Loan sinh người con thứ 4 đặt tên là Nguyễn Sinh Xin. Do cuộc sống vất vả, nên sau khi sinh, bà lâm bệnh nặng, lại không có người chăm sóc, bà đã qua đời ở tuổi 33 vào ngày 10/2/1901 [tức 22 tháng Chạp năm Canh Tý].

Theo luật triều đình lúc bấy giờ, vào những ngày giáp tết, đám tang của dân thường trong Thành Nội không được đưa qua các cổng thành, và đặc biệt không được khóc than. Thi hài bà Loan được bà con lối phố lặng lẽ đưa xuống thuyền qua cống Thanh Long, theo sông Đông Ba, ra sông Hương, rồi ngược dòng Hương về sông An Cựu, đến gần ngã ba Giàng Xay, thi hài bà được gánh bộ theo đường Ngự Bình và đưa lên mai táng ở triền núi Bân [Tam Tầng] từ năm 1901 đến 1922. Mộ bà Loan gối đầu lên đỉnh núi Bân, hướng mộ nhìn về phía Tây.

Năm 1922, cô Nguyễn Thị Thanh [chị gái của Chủ tịch Hồ Chí Minh] trong thời gian bị quản thúc tại Huế đã dời hài cốt của mẹ về an táng ở quê nhà Nghệ An. Tuy hài cốt đã cải táng, nhưng mộ phần của bà suốt 20 năm nằm trên đất Huế, linh hồn và máu thịt của bà đã hoà quyện, thấm sâu vào mảnh đất này.

Để tưởng nhớ công lao của người mẹ đã có công sinh thành, nuôi dưỡng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thể hiện nét đẹp văn hóa “uống nước nhớ nguồn” là đạo lý muôn đời, là bản chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, năm 1990, kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thừa Thiên Huế đã tiến hành xây dựng Nhà bia tưởng niệm bà Hoàng Thị Loan tại vị trí an táng bà trước đây.

Địa điểmDi tích Mai táng bà Hoàng Thị Loan nằm giữa rừng thông quanh năm rì rào gió thổi đã trở thành nơi tưởng niệm, tham quan, thăm viếng của mọi người dân và khách tham quan khi đến Huế

Địa điểmDi tích mai táng bà Hoàng Thị Loan được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận là Di tích Lịch sử cấp Tỉnh vào ngày 28/10/2008.

Bác Hồ mất ngày tháng năm nào? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng META.vn đi tìm hiểu xem Bác Hồ mất vào ngày nào và tham khảo những hình ảnh xúc động ngày Bác mất các bạn nhé!

  • Bác Hồ mất ngày tháng năm nào?
  • Những hình ảnh xúc động ngày Bác mất

Bác Hồ mất ngày tháng năm nào?

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890, tên khai sinh của Người là Nguyễn Sinh Cung. Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng và chính khách của Việt Nam. Bác là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, từng là Thủ tướng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong những năm 1945 - 1955 và từng là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1951 đến khi Người qua đời.

Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời vào hồi 9 giờ 47 phút sáng ngày 2 tháng 9 năm 1969, tức ngày 21 tháng 7 Âm lịch tại Thủ đô Hà Nội, Người hưởng thọ 79 tuổi. Do hoàn cảnh thời chiến, để tránh trùng với Ngày Quốc khánh của nước ta, ngày mất của Bác được Ban Lãnh đạo Đảng công bố là ngày 3 tháng 9, tuy nhiên, đến năm 1989, Đảng mới công bố lại là ngày 2 tháng 9.

>>> Xem thêm:

Những hình ảnh xúc động ngày Bác mất

Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi ở tuổi 79 đã để lại niềm tiếc thương vô hạn trong đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế trên thế giới. Ngay chiều ngày 3/9/1969, Bộ Chính trị đã quyết định triệu tập Hội nghị bất thường Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp để bàn và quyết định việc tổ chức Lễ Quốc tang với nghi thức trọng thể nhất, đồng thời quyết định công bố Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 9/9/1969, Lễ Quốc tang Chủ tịch Hồ Chí Minh được cử hành trọng thể tại Quảng trường Ba Đình lịch sử. Hơn 15 vạn người lúc đó đã thay mặt cho nhân dân cả nước gồm lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ và đại biểu Thủ đô Hà Nội tham gia lễ truy điệu vĩnh biệt Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tại Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 9/9/1969, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng ngài Lê Duẩn đã đọc Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Điếu văn có đoạn: "Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người Anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta". Đồng thời, đồng chí Lê Duẩn cũng đã đọc 5 lời thề vĩnh biệt Người.

Sau đây là những hình ảnh xúc động ngày Bác mất mà META đã sưu tầm và tổng hợp lại được. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!

>>> Xem thêm:

Trên đây là những thông tin về ngày Bác Hồ mất và những hình ảnh xúc động ngày Bác mất mà META muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Đừng quên thường xuyên ghé META.vn để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

>>> Xem thêm:

Nếu bạn có nhu cầu mua các sản phẩm đồ gia dụng, điện máy - điện lạnh, thiết bị văn phòng, y tế & sức khỏe, thiết bị số - phụ kiện… thì bạn hãy truy cập website META.vn để đặt hàng online, hoặc bạn có thể liên hệ đặt mua trực tiếp các sản phẩm này tại:

Tại Hà Nội:

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

Tại TP. HCM:

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

Xem thêm 2 bình luận

Xem thêm: Bác Hồ, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quốc khánh

 - Ngày 29/8/1969, Bác nói với Thủ tướng Phạm Văn Đồng và mọi người xung quanh: Ngày lễ Quốc khánh Bác sẽ ra dự mươi, mười lăm phút. 

>> Người lập bàn thờ Bác trong Khu Di tích Phủ Chủ tịch

LTS: TS Trần Viết Hoàn là một trong số những cảnh vệ trẻ của Bác Hồ lúc đương thời. Là người gắn bó lâu năm nhất với Bác, ông tự nhận có "diễm phúc" khi được ở bên Người trong 3 năm cuối ở nhà sàn và 16 năm trên cương vị Giám đốc Khu di tích Phủ Chủ tịch. Ông kể lại những giây phút cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước khi "đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa". 

Những ngày tháng 5/1967, khi Bác sang Trung Quốc để chữa bệnh, Bộ Chính trị đã quyết định làm cho Bác ngôi nhà nhỏ [nhà 67] phía sau nhà sàn, với mục đích để đảm bảo an toàn cho Bác trong những năm máy bay giặc Mỹ bắn phá Hà Nội.


Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đến thăm những ngày Bác ốm năm 1969. Ảnh tư liệu do ông Trần Viết Hoàn cung cấp

Nhà làm xong, Bác không nhận sử dụng riêng cho mình. Người nói: Khi nào có nhiều đồng chí phụ trách đến làm việc với Bác thì họp ở nhà ấy cho chắc chắn. Còn lúc ở một mình, Bác cứ ở nhà sàn gỗ này thôi. Các chú lo cho Bác, cũng phải lo cho dân ấy. Dân chịu được thế nào, Bác chịu được như vậy.

Kể từ ngày 20/7/1967 [ngày Bác đi Trung Quốc về], tuần một lần Bộ Chính trị đến họp ở đây để quyết định những quyết sách lớn của Đảng, Nhà nước.

Trong dịp kỷ niệm Đảng 39 tuổi [3/2/1969], tại ngôi nhà này, Bác Hồ đã viết bài “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, biểu dương tinh thần hy sinh gương mẫu, đạo đức trong sáng của cán bộ đảng viên, đồng thời kịch liệt lên án những hành vi, tư tưởng cá nhân hẹp hòi. Người chỉ ra rằng chủ nghĩa cá nhân là nguyên nhân, là bạn đồng hành của căn bệnh tham ô, hủ hoá, lãng phí, xa hoa, tham danh, trục lợi… làm hại đến quyền lợi của cách mạng, của nhân dân, làm giảm thanh danh, uy tín của Đảng cầm quyền. 

Vào thời gian sau ngày 12/8/1969, Bộ Chính trị tổ chức họp bàn về việc chuẩn bị tổ chức 4 ngày lễ lớn trong năm 1970. Cuộc họp vắng Bác, vì lúc đó Bác đang mệt nặng. Một hôm có một uỷ viên Bộ Chính trị vào thăm và báo cáo lại với Bác quyết định của Bộ Chính trị vừa rồi.

Nằm trên giường bệnh, nghe nói về những kỷ niệm sắp tới Bác rất vui. Nhưng khi nghe nói tới việc tổ chức kỷ niệm 80 năm ngày sinh của Người, Bác liền bảo: Các chú nên bàn cho kỹ. Còn ý kiến của Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bác không đồng ý đưa ngày 19/5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm 1970. Còn nghị quyết kỷ niệm 40 năm thành lập Đảng, 100 năm ngày sinh Lênin, 25 năm ngày thành lập nước thì các chú nên có sớm để tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Hiện nay các cháu học sinh đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí…

16h ngày 12/8/1969, Bác gặp ông Lê Đức Thọ tại nhà nghỉ Hồ Tây nghe báo cáo tình hình hội nghị Paris. Đêm hôm đó, Bác lên cơn sốt và ho, rồi những ngày sau đó Bác ho nhiều hơn, sốt nặng hơn. Nhưng Bác vẫn lên, xuống nhà sàn làm việc.

Theo đề nghị của bác sĩ, ngày 18/8/1969, Bác không làm việc ở nhà sàn gỗ nữa. Người xuống ở và làm việc tại ngôi nhà 67 này. Và thế là bắt đầu những ngày quy luật của cuộc đời đến với Bác ở nơi đây.

Trong những ngày ấy tôi đã được chứng kiến giờ phút Bác ốm, lúc cấp cứu cho Bác. Tỉnh lại sau những lúc cấp cứu, Bác luôn hỏi han mọi việc.

Những ngày Bác yếu, tuy giữ bí mật rất cao về sức khoẻ của Bác, nhưng xe cộ hàng ngày ra vào nhiều, đưa các đồng chí TƯ vào thăm Bác, đưa bác sĩ vào chữa bệnh cho Bác, đưa các phương tiện vào để chữa bệnh cho Bác…, nên dân dự đoán rằng có thể Bác ốm, vì thế, có nhiều người đến cổng đỏ [cổng ra vào Phủ Chủ tịch, hàng ngày Bác vẫn thường đi lại cổng này], nêu tâm nguyện: nếu đúng Bác ốm, chúng tôi xin hiến trái tim của mình để thay tim cho Bác.

Ngày 29/8/1969, Bác nói với Thủ tướng Phạm Văn Đồng và mọi người xung quanh: Ngày lễ Quốc khánh Bác sẽ ra dự mươi mười lăm phút.

Ngẫm lại thì thấy thật kỳ lạ: 9h ngày 2/9/1969, Bác bị một cơn đau tim nặng, các giáo sư, bác sĩ phải thực hiện công việc cấp cứu cho Bác. Theo dõi trên máy điện tim thì đến 9h15 tim Bác ngừng đập hẳn. 

Các bác sĩ và các anh em chúng tôi thay nhau dùng sức ấn lên ngực Bác, mong tim Bác đập trở lại. 

Đến 9h47, ông Phạm Văn Đồng trào nước mắt: Thôi các đồng chí ạ, Bác của chúng ta không qua khỏi nữa rồi.

Từ ngày 3 đến ngày 6/9/1969, dòng người không lúc nào vắng, buồn rầu đội mưa thầm lặng, trật tự đi đến lễ đài Ba Đình để viếng ảnh Bác.

Lập bàn thờ tưởng nhớ Bác

Sau ngày Bác mất, một số chiến sĩ công an, trong đó có tôi gác tay súng, chuyển sang tay chổi, tay bút chăm lo công việc bảo vệ di sản cho Bác, hàng ngày quét dọn lau chùi ngôi nhà 67 này như khi phục vụ Bác lúc sinh thời. 

Bác đi rồi, ngôi nhà trở nên lạnh lẽo, chúng tôi đã đặt một lư đồng nhỏ ở cửa sổ cạnh giường Bác nằm, hàng ngày đốt nén hương trầm để nhà thêm ấm cúng.

9h47 ngày 2/9/1989 [ngày Bộ Chính trị công bố lại ngày mất chính thức của Bác], tôi đã mời và đón Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và cố vấn Ban Chấp hành TƯ Đảng Phạm Văn Đồng vào thăm lại nơi Bác mất và thắp nén hương tưởng nhớ Bác. Hai ông đã cho ý kiến nên có một nơi trang trọng để thờ cúng Bác, vì hương hồn Bác vẫn mãi mãi ở lại nơi đây với chúng ta.




Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và cố vấn Ban Chấp hành TƯ Đảng Phạm Văn Đồng vào thăm lại nơi Bác mất và tưởng nhớ Bác ngày 2/9/1989. Ông Hoàn là người ngoài cùng bên trái [ảnh trên] và bên phải [ảnh dưới]

Tôi đã chỉnh trang để có được nơi thắp hương như hiện nay ở nơi Bác mất. Sau đó, dần dần để khách đến thăm nhà Bác được thắp nén hương nhớ Bác. Và bắt đầu từ ngày 2/9/1994 - năm 20 năm thực hiện Di chúc của Bác, chúng tôi mời các lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước tới thắp hương tưởng nhớ Bác Hồ tại nơi đây vào những dịp lễ hàng năm 19/5, 2/9 và ngày Tết âm lịch. 

Và theo phong tục cúng giỗ tổ tiên của Việt Nam, từ năm 1994, hàng năm cứ đến ngày 21/7 âm lịch [2/9/1969 nhằm 21/7 âm lịch], chúng tôi sắp mâm cơm giỗ Bác.


Lãnh đạo Ban Bảo vệ chính trị nội bộ trung ương thắp hương tại nhà thờ Bác Hồ. Ảnh tư liệu do ông Hoàn cung cấp

Năm 2002, với tấm lòng thành kính của đứa con trông nhà cho Bác, tôi xin Bác cho lập nơi thờ trang nghiêm, rộng rãi để cháu con hôm nay và mai sau về thắp hương tưởng nhớ Người ở nơi lúc sinh thời Bác vẫn thường tiếp cán bộ về báo cáo công việc và Bác vẫn thường ký các sắc lệnh.

Trên bàn thờ là bức tượng đồng Bác ngồi ghế, tay cầm kính đặt lên tờ báo để ở đùi. Mắt Bác nhìn thẳng như dừng đọc báo để chào đón mọi người vào thăm.

Kể từ ngày lập Bàn thờ Bác ở đây, nhiều lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước đã về thắp hương tưởng nhớ Bác, cầu nguyện Bác phù hộ cho quốc thái, dân an.

43 năm trôi qua nhưng "cô bé" học sinh khoa piano thuở nào vẫn nhớ như in buổi biểu diễn cho Bác Hồ tháng 5/1969, chỉ ít tháng trước khi Bác ra đi mãi mãi.

Người chủ trương phải hiểu được các nước lớn, dù là đồng minh hay đối thủ - Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh viết.

 Trong hai năm 1945 - 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có 8 thư và điện gửi Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman.

Đá chông K9 là khu di tích quốc gia đặc biệt bởi đã lưu giữ những kỷ niệm về Bác cả khi Người sống cũng như khi Bác mất.

Cách đây rất lâu, tôi từng nghe phong thanh về việc Bác Hồ có tặng một con voi cho Tierpark Berlin [Vườn thú].

Ông đã có nhiều chuyến bay chuyên chở Bác Hồ, lãnh đạo Đảng và Chính phủ Lào, tham gia chuyên chở thương binh về hậu phương, tải vũ khí, lương thực tiếp viện cho chiến trường. Ông là phi công, đại tá Trần Ngọc Bích, quê Hà Tĩnh.

Hiền Anh [Ghi theo lời kể của TS Trần Viết Hoàn]

Video liên quan

Chủ Đề