Bài hát nắm tay thân thiết của tác giả nào năm 2024

- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả; hiểu nội dung và hát thuộc bài hát. Trẻ thực hiện được các động tác vận động theo sự hướng dẫn của cô. Biết trả lời câu hỏi và chơi trò chơi cùng các bạn.

- Rèn cho trẻ kỹ năng chú ý quan sát, lắng nghe và vận động; kỹ năng trả lời câu hỏi và sự nhanh nhẹn hoạt bát trong hoạt động. Phát triển tai nghe âm nhạc, vận động và ngôn ngữ cho trẻ.

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho cơ thể; hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn.

II. CHUẨN BỊ

- Nhạc không lời và có lời các bài hát: Nắm tay thân thiết, Anh Tý sún; nhạc trò chơi

- Xắc xô,

- Cô giáo đóng vai anh Tý sún

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

1. Mở đầu hoạt động

- Cô và trẻ chơi trò chơi “Dấu tay”

- Mỗi người có mấy bàn tay? Tay chúng ta dùng để làm gì?

- Làm thế nào để giữ cho đôi tay luôn sạch sẽ?

- Con biết bài hát nào nói về đôi bàn tay của chúng ta?

- Bài hát Nắm tay thân thiết của tác giả nào? Con có thuộc bài hát đó không?- Bài hát Nắm tay thân thiết của tác giả Hà Trang là một bài hát vui nhộn mà cô cũng rất yêu thích. Bây giờ cô và các con sẽ cùng hát lại bài hát này nhé.

- Cô cùng trẻ hát lại bài hát.

2. Hoạt động trọng tâm

  1. Dạy vận động: Nắm tay thân thiết

- Vừa rồi cô thấy bạn nào cũng đã hát thuộc và hát rất hay bài hát rồi. Bài hát sẽ hay hơn khi kết hợp với các động tác minh họa đấy. Các con cùng chú ý xem cô làm mẫu nhé.

- Cô vận động mẫu 2 lần: Lần 1: Vận động với nhạc, không giải thích động tác.

- Hỏi trẻ: Cô vừa thực hiện vận động bài hát gì? Tác giả nào?

- Lần 2: Vận động và giải thích từng động tác cho trẻ làm theo.

Phần nhạc dạo cô đu đưa nhẹ nhàng nắm tay bạn bên cạnh

+ Động tác 1:Cùng nhau nắm tay,.... ta hãy quay Cô làm động tác đưa từng tay chéo sang hai bên, sau đó đưa hai tay lên cao và xoay một vòng.

+ Động tác 2: Cùng nhau nắm tay.... mình hãy quay cô lặp lại như động tác 1.

+ Động tác 3:Ta vỗ hai chân,...chúng ta đưa tay Cô cúi người vỗ hai tay xuống đầu gối, đứng thẳng người vỗ lên hai vai, vỗ hai tay sau đó đưa hai tay sang hai bên.

+ Động tác 4: Ta vỗ hai chân,...chúng ta đưa tay Cô tiếp tục lặp lại động tác 3.

+ Động tác 5:Cùng nhau nắm tay,.... ta hãy quay Cô làm động tác đưa từng tay chéo sang hai bên, sau đó đưa hai tay lên cao và xoay một vòng.

+ Động tác 6: Cùng nhau nắm tay.... mình hãy quay cô lặp lại như động tác 5.

Phần nhạc dạo cô đưa tay ra nắm tay bạn bên cạnh và đu đưa theo nhạc

- Cô thực hiện vận động với nhạc lần 3.

- Cho trẻ thực hiện vận động cùng cô theo các hình thức: cả lớp 1-2 lần, các tổ và nhóm vận động. Cô chú ý sửa sai cho trẻ, giúp đỡ các cháu còn chậm.

- Mời cá nhân trẻ thực hiện vận động.

- Mời trẻ có động tác vận động khác với cô lên thực hiện.Động viên, khuyến khích trẻ kịp thời.

  1. Nghe hát: Anh Tý sún

- Các con nghe xem có tiếng của gì vậy?

Anh Tý sún cất tiếng hát là lá la vào lớp và chào các bạn nhỏ: Anh Tý chào các bạn nhỏ, anh đang dạo chơi ở ngoài kia nhưng nghe thấy các bạn hát hay quá nên anh muốn ghé thăm và có một món quà để tặng các bạn này.

- Anh Tý ơi sao răng của anh lại sún hết thế kia?

- Anh Tý khóc và nói: Hu hu nhắc đến hàm răng của anh Tý mà buồn lắm ạ. Anh Tý đố các bạn nhỏ biết vì sao răng của anh lại sún hết như thế này?

- Vì anh hay ăn bánh kẹo mà lại lười đánh răng nên răng của anh mới sún hết như thế này đấy các em ạ. Huhu. Giờ răng của anh đang đau nhức quá anh phải đi gặp bác sỹ ngay đây.

- Các con ơi, cũng giống như anh Tý này, tác giả Hùng Lân đã sáng tác ra bài hát Anh Tý sún rất là hay. Các con hãy cùng lắng nghe xem có giống với anh tý của chúng ta không nhé.

- Lần 1: Cô hát không nhạc, thể hiện tình cảm qua nét mặt, cử chỉ điệu bộ.

- Nhắc lại tên bài hát, tên tác giả.

- Nội dung bài hát nói về bạn nhỏ có tên là Tý sún đã lười đánh răng lại hay ăn kẹo suốt ngày nên hàm răng bị sún nham nhở nên đã được các bạn của mình dạy cho cách chải răng đấy các con ạ. Các con có chăm chỉ đánh răng hàng ngày không? Chúng mình đánh răng những lúc nào?

- Giáo dục trẻ thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ để có hàm răng đẹp và không bị sâu răng.

- Lần 2: Cô mở nhạc và mời trẻ cùng vận động minh họa theo bài hát.

- Các con cùng khoe hàm răng trắng xinh của mình nào.

  1. Trò chơi: Nhảy theo điệu nhạc

- Vừa rồi cô thấy bạn nào cũng rất hào hứng với các bài hát rồi, không biết có ai sẵn sàng chơi trò chơi cùng với cô không nào? Trò chơi của cô được mang tên Nhảy theo điệu nhạc.

- Cách chơi: Cô đã chuẩn bị rất nhiều đoạn nhạc với những giai điệu nhanh chậm khác nhau. Nhiệm vụ của các con là chú ý lắng nghe và nhảy theo giai điệu của đoạn nhạc đó.

- Lần 2: Phân tích động tác: “ Cùng nhau…thân thiết” thì 2 bạn sẽ nắm tay nhau, “Hãy quay…ta hãy quay” hai bạn quay 1 vòng, “Ta vỗ hai chân” hai tay vỗ vào 2 chân, “Ta vỗ vai nhau” hai bạn vỗ vào vai nhau, “Ta vỗ hai tay” chúng ta vỗ 2 tay vào nhau, “Chúng ta đưa tay” chúng ta đưa tay ra và lại tiếp tục nắm lấy tay nhau. Và tiếp tục theo lời bài hát cho đến hết bài hát.